Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cổ phiếu cần quan tâm 3/11: DHA, STB, SHS, ELC, VCB và HPG

Chứng khoán

02/11/2021 19:01

DHA, STB, SHS, ELC, VCB, HPG là những mã cổ phiếu cần quan tâm trong phiên giao dịch 3/11 do các công ty chứng khoán đưa ra.

Khuyến nghị DHA: Mua giá mục tiêu 68.200 đồng

Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): CTCP Hóa An (HOSE - Mã: DHA) công bố BCTC Quý 3/2021 với lợi nhuận đạt 17,1 tỷ đồng (-31% YoY) và doanh thu đạt 67,5 tỷ đồng (-36% YoY). Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận 56,6 tỷ đồng (-16% YoY) và doanh thu 234,1 tỷ đồng (-16% YoY).

Kết quả kinh doanh sụt giảm do việc giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và xây dựng. Bên cạnh đó, trong cùng kỳ năm trước, hoạt động đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh đã giúp doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khả quan.

KBSV kỳ vọng Chính phủ sẽ có các phương án đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công dịch nhằm kích thích kinh tế và các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng giúp tháo gỡ khó khăn trong việc đi lại, tiến độ triển khai các dự án tồn đọng được cải thiện. Theo đó, nhu cầu đá xây dựng gia tăng mạnh mẽ.

DHA sở hữu 3 mỏ đá có trữ lượng khai thác còn lại khoảng 21 triệu m3, gồm mỏ đá Núi Gió (Bình Phước), mỏ đá Tân Cang 3 (Đồng Nai) và Thạch Phú 2 (Đồng Nai) có vị trí thuận lợi tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần dự án sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc Bắc – Nam. Bên cạnh đó, các mỏ đá của DHA vẫn có dư địa tăng trữ lượng khai thác nếu được chấp thuận khai thác xuống sâu hơn.

Với tỷ lệ trả cổ tức cao trong quá khứ giao động từ 64,1%-79,7% trong giai đoạn 2016-2020 cùng nền tảng tài chính mạnh, không sử dựng nợ vay, nhu cầu đầu tư mới thấp, KBSV cho rằng DHA sẽ duy trì mức chi trả cổ tức tiền mặt cao trong thời gian tới.

Dự báo cổ tức tiền mặt trong giai đoạn 2021-2024 sẽ dao động trong khoảng 4.000-6.000 đồng/cp, tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 7%-10,6% so với thị giá.

Theo đó, KBSV khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 68.200 đồng/cp đối với Công ty Cổ phần Hóa An (DHA) với kỳ vọng hưởng lợi từ định hướng đẩy mạnh đầu tư công trong khi các mỏ đá của doanh nghiệp có vị trí thuận lợi và còn nhiều tiềm năng gia tăng trữ lượng khai thác cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.

Khuyến nghị STB: Mua vào

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC): Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) đã công bố LNST của CĐCT mẹ Q3/2021 đạt 640 tỷ đồng (-43% QoQ / -11% YoY), phần lớn là do thu nhập phí thấp hơn và khoản thu hồi nợ xấu (NPL) giảm. LNST của CĐCT mẹ trong 9T2021 đạt 2,6 nghìn tỷ đồng ( 38% YoY).

Dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng 4,8% YTD, đạt 356 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi giảm -2,1% YTD, còn 419 nghìn tỷ đồng tính đến cuối Q3/2021.

Thu nhập lãi ròng Q3/2021 là 3,3 nghìn tỷ đồng ( 5% QoQ/ 9% YoY). Thu nhập lãi ròng 9T2021 đạt 9,5 nghìn tỷ đồng ( 11% YoY).

Thu nhập phí ròng Q3/2021 là 590 tỷ đồng (-37% QoQ / -53% YoY), đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm. Thu nhập phí ròng trong 9T2021 đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (-11% YoY).

Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và giao dịch vàng Q3/2021 là 150 tỷ đồng (-11% QoQ / -6% YoY). Trong 9T2021, khoản lãi này đạt 525 tỷ đồng (-6%YoY).

Lãi từ hoạt động kinh doanh/đầu tư chứng khoán là 69 tỷ đồng trong Q3/2021 ( 300% QoQ / 1046% YoY). Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh trong 9T2021 đạt 120 tỷ đồng (so với mức lỗ 27 tỷ đồng cùng kỳ).

Chi phí hoạt động đạt 2,4 nghìn tỷ đồng trong Q3/2021( 4% QoQ/ -8% YoY). Chi phí hoạt động 9T2021 là 7,4 nghìn tỷ đồng ( 5% YoY). CIR là 57% trong 9T2021 (-1ppt YoY).

Dự phòng giảm -4% QoQ / -26% YoY, còn 950 tỷ đồng trong Q3/2021. Dự phòng 9T2021 đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (-15% YoY).

Thu nhập khác ròng (phần lớn là xử lý nợ xấu) đạt 39 tỷ đồng (-92% QoQ / -89% YoY), đây là một nguyên nhân khác khiến lợi nhuận Q3/2021 sụt giảm. Thu nhập ngoài lãi khác trong 9T2021 là 572 tỷ đồng ( 6% YoY).

Tỷ lệ NPL Q3/2021 đạt 1,56% ( 1bps QoQ/ -58bps YoY). Nợ xấu hơp nhất đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (-1% QoQ / -19% YoY). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 112% ( 9ppt QoQ / 38 ppt YoY).

Tiền gửi CASA là 93.000 tỷ đồng ( 8% QoQ / 29% YoY). Tỷ lệ CASA là 22,2% tính đến hểt Q3/2021 ( 2ppt QoQ / 5ppt YoY).

Chúng tôi vẫn lạc quan về câu chuyện phục hồi của STB. Tổng tỷ lệ NPL của ngân hàng (bao gồm trái phiếu VAMC, lãi dự thu, khoản phải thu và nợ xấu nhóm 3-5) giảm còn 11,0% tính đến cuối Q3/2021 (-30bps QoQ /-3,6 ppt YoY) so với mức cao nhất được ghi nhận hồi Q4/2017 là 27,2%. Tuy nhiên, tiến trình tái cơ cấu nợ rõ ràng đã bị trì hoãn do các đợt giãn cách xã hội trong Q3/2021.

Chú ý đến nợ nhóm 2, nợ nhóm này tăng 102% QoQ/ 103% YoY. Với giả định nếu toàn bộ khoản nợ trong nhóm này trở thành nợ xấu, tỷ lệ LLR có thể sẽ giảm chỉ còn 85%.

FSC vẫn duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu STB. STB đang giao dịch tương ứng với P/B 2021E đạt 1,5x, so với trung vị ngành là 1,9x, nhưng tài sản không sinh lời (NPA) vẫn cao hơn so với tổng vốn chủ sở hữu, và ROE năm 2021E của ngân hàng là 9%, vẫn thấp hơn nhiều so với trung vị ngành là 20%.

Khuyến nghị SHS: Tiếp tục mua và nắm giữ

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC): Mức Stock Rating của SHS (CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - HNX) ở mức 94 điểm cho nên FSC vẫn duy trì đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Đồ thị giá của SHS đóng cửa phiên 1.11 tăng 4,9% và vượt mức kháng cự ngắn hạn 38.90 với KLGD tăng đột biến so với mức KLGD trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy và nếu đồ thị giá duy trì đà tăng trong phiên kế tiếp thì xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể rõ ràng hơn và đồ thị giá có thể sẽ biến động mạnh hơn theo chiều hướng tích cực. Điểm tích cực là dòng tiền ngắn hạn đã có dấu hiệu bứt phá mạnh mẽ.

FSC đã khuyến nghị mua SHS vào ngày 12/10/2021 và đạt mức lợi nhuận tạm tính là 5,76% cho nên các NĐT ngắn hạn có thể tiếp tục MUA và NẮM GIỮ cổ phiếu này.

Khuyến nghị ELC: Mua với giá mục tiêu 33.100 đồng

Công ty Chứng khoán BIDV (BSC): Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELC – sàn HOSE), thị phần thứ 2 trong thị trường ngách Giao thông thông minh, kỳ vọng hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới Chính phủ tập trung đầu tư Giao thông thông minh cho hạ tầng đường bộ.

Bên cạnh đó, ELC đang triển khai xây dựng tổ hợp văn phòng tại khu đất 18 Nguyễn Chí Thanh.

Năm 2021, BSC kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ELC đạt 888 tỷ đồng (tăng 10,8% so với năm trước) và 48 tỷ đồng (tăng trưởng 53,9%). EPS 2021 đạt 881 đồng, P/E fw 2021 đạt 32,3.

Năm 2022, BSC kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ELC đạt 1.506 tỷ đồng (tăng 69,5% so với năm trước đó) và 78 tỷ đồng (tăng 62%). EPS 2022 đạt 1.427 đồng, P/E fw 2022 đạt 19.9.

BSC ước tính giá trị ròng của dự án tại 18 Nguyễn Chí Thanh là 260 tỷ đồng.

BSC duy trì khuyến nghị mua đối với mã ELC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 33.100 đồng/cổ phiếu (upside 16% so với giá ngày 1/11/2021) dựa trên hai phương pháp PE/FCFF và định giá bất động sản.

Khuyến nghị VCB: Tích cực

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB – sàn HOSE) là ngân hàng hàng đầu trong hệ thống với chất lượng tài sản vượt trội.

Trong ngắn hạn, dù đang gặp phải những khó khăn nhất định do tình hình dịch bệnh nhưng với chất lượng tài sản tốt, duy trì được tốc độ tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm (ngoại trừ 2020) cũng như liên tục duy trì hiệu quả hoạt động cao.

Chúng tôi đánh giá VCB nhiều khả năng sẽ tăng tốc tăng trưởng trong năm tới nhờ nền kinh tế phục hồi cũng như VCB đã trích lập dự phòng mạnh mẽ tạo ra bộ đệm lợi nhuận.

Vì vậy, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VCB với mức giá mục tiêu là 114.200 đồng/CP (tiềm năng tăng giá là 17,7% so với mức giá đóng cửa ngày 01/11/2021 là 97.000 đồng/CP).

Khuyến nghị HPG: Mua với giá mục tiêu 68.200 đồng

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Doanh thu và lợi nhuận quý III của Tập đoàn Hòa Phát đạt lần lượt là 38.900 tỷ đồng (tăng 90% so với cùng kỳ), và 10.350 tỷ đồng (tăng 174%).

Trong kỳ, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 958.000 tấn (giảm 1,5%) nhưng vẫn tích cực trong bối cảnh làn sóng dịch covid lần thứ 4 ảnh hưởng nặng nề tới tình trạng tiêu thụ trong nước. Sản lượng tiêu thụ thép cuộn cán nóng đạt 606.000 tấn (tăng trưởng 165%).

Trong tháng 9, sản lượng sản xuất thép thô tại Trung Quốc đạt 73,75 triệu tấn giảm 21% so với cùng kì và 11,4% so với tháng 8. Việc cắt giảm mạnh tay được diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc sẽ tổ chức Thế Vận hội mùa Đông năm 2022 vào đầu tháng 2 năm sau, và tình trạng thiếu điện trầm trọng khiến cho than cốc được dùng trong sản xuất thép nay được ưu tiên chuyển sang cho sản xuất điện.

Khi dư địa cho chính sách tiền tệ còn lại không nhiều thì chính sách tài khóa là công cụ vô cùng hiệu quả và thích hợp nhất trong bối cảnh hiện tại để kích thích nền kinh tế, cụ thể là việc giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, những tháng cuối năm cũng là mùa xây dựng dẫn đến nhu cầu thép tăng cao. Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục nhu cầu cũng như là nhà cung cấp nguyên vật liệu dành cho các dự án đầu tư công trọng điểm.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5, giá thép xây dựng giảm 6% và giữ ở mức 16.140 đồng/kg trong 3 tháng liên tiếp từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên, do biến động nguyên vật liệu đầu vào nhu cầu tăng cao do nới lỏng các biện pháp giãn cách, trong tháng 10, Hòa Phát đã có 3 đợt tăng giá bán đối với thép xây dựng.

Chúng tôi nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 lên 38.385 tỷ đồng (tăng 184% so với năm trước). Chúng tôi nâng mức giá mục tiêu lên 68.200 đồng/CP, upside 22.4 %.

Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Lưu ý!

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement