Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có nên đầu tư cổ phiếu 'nóng' theo phân tích kỹ thuật?

Chứng khoán

12/08/2021 15:55

Theo các chuyên gia phân tích của CTCK SSI, các ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ hoàn toàn có thể bị phá vỡ nếu yếu tố cơ bản thay đổi. Trong dài hạn, bản chất yếu tố cơ bản về kinh doanh sẽ định hình giá cổ phiếu.

Phân tích kỹ thuật sử dụng 2 dữ liệu đầu vào quan trọng là giá và khối lượng hình thành lên các chỉ báo kỹ thuật và mẫu hình, trong quá trình giao dịch cần lưu ý là chỉ báo kỹ thuật nào phù hợp với cổ phiếu nào. Lấy ví dụ, có cổ phiếu trong quá khứ, dòng tiền lớn chỉ giao dịch theo một chỉ báo nhất định, chẳng hạn đường trung bình động, theo MACD, hoặc theo Fibonance...

Khi dòng tiền lớn chuộng chỉ báo này mà nhà đầu tư chọn chỉ báo khác không phổ thông lắm thì nhiều khả năng sẽ đi lệch thị trường nói chung.

Không chỉ quan sát đồ thị giá mà phải phối hợp với khối lượng giao dịch. Khi thị trường tăng mà khối lượng giao dịch tiếp tục được cải thiện cho thấy quán tính tốt của lực cầu, còn bối cảnh thị trường giảm, khối lượng giao dịch tăng lên thì cho thấy bên cung đang chiếm ưu thế.

Trong khi đó, với phương pháp phân tích cơ bản, dữ liệu dùng để phân tích đến từ báo cáo tài chính, hoạt động của doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp - từ đó đưa ra quyết định đầu tư rẻ hay đắt. Thông thường, để xác định giá trị doanh nghiệp rẻ hay đắt, cần mô hình để ước tính kết quả kinh doanh, cân đối kế toán và dòng tiền vài năm tới làm cơ sở cho định giá.

Trong chương trình tư vấn đầu tư diễn ra trưa thứ 4 (11/8) do SSI tổ chức với chủ đề “Lựa chọn cổ phiếu tiềm năng cho danh mục”, ông Nguyễn Đức Minh - Giám đốc Đầu tư - Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cho biết, có nhiều phương pháp để định giá, nhưng nhìn chung, định giá doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng của doanh nghiệp trong vài năm tới, và tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Và yếu tố quan trọng nhất là ban lãnh đạo của doanh nghiệp đó có vì lợi ích chung của cổ đông, có khả năng thực hiện cam kết với cổ đông không…

Như vậy, "Khi phân tích, nhà đầu tư cần quan tâm là năng lực phẩm chất Ban Lãnh đạo, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai và lãi suất thị trường", ông Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức - Phát triển Khách hàng tổ chức - CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, lựa chọn phân tích kỹ thuật hay cơ bản, phụ thuộc xu hướng đầu tư của mỗi nhà đầu tư là ngắn hạn hay dài hạn.

Về phân tích cơ bản, cần nhìn toàn cảnh, dự phóng kết quả kinh doanh và định giá tương đối giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp - phù hợp với trường phái đầu tư trung và dài hạn. Còn phân tích kỹ thuật thì ngắn hạn hơn, có thể tìm ra xu hướng tăng giảm của cổ phiếu còn tiếp tục hay không, khi nào đảo chiều, lúc nào là kháng cự, hỗ trợ, điểm mua bán ...

Do đó, với nhà đầu tư tổ chức, họ thường nhìn 3 - 5 năm nên họ dựa vào phân tích cơ bản, còn nhà đầu tư cá nhân trong nước thiên về yếu tố phân tích kỹ thuật, họ bỏ qua hoặc xem nhẹ phân tích cơ bản.

Ông Đức cho rằng, tuy nhà đầu tư cá nhân sử dụng phân tích kỹ thuật là chủ yếu nhưng vẫn nên chú trọng phân tích cơ bản để nhìn xu hướng trung và dài hạn của doanh nghiệp, tránh được các rủi ro, vì các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hoàn toàn có thể bị phá vỡ nếu yếu tố cơ bản thay đổi.

Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư áp dụng phân tích kỹ thuật và tuân thủ kỷ luật có hiệu quả sinh lời rất tốt. Thậm chí, ở những cổ phiếu đã tăng mạnh, tăng nóng, các nhà đầu tư phân tích kỹ thuật vẫn hoàn toàn có thể tận dụng để sinh lời.

80 - 85% giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ các nhà đầu cá nhân và trong đó, số đông là các nhà đầu tư thiên về yếu tố phân tích kỹ thuật.

Có nên mua cổ phiếu tăng nóng dựa trên phân tích kỹ thuật - là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư đặt ra cho chuyên gia của SSI. Ông Nguyễn Trọng Đình Tâm - Chuyên gia Chiến lược Đầu tư của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư SSI cho rằng, để mua cổ phiếu dù nóng hay không nóng luôn bắt buộc đưa mình ở trạng thái chỉ mua khi phân tích kỹ thuật cho tín hiệu mua. Phân tích kỹ thuật cho rất nhiều tín hiệu mua dựa trên chỉ báo, như đường trung bình động cắt lên, hay cổ phiếu break khỏi vùng kháng cự cũng tạo ra điểm mua.

Mua cổ phiếu là một chuyện, còn việc bán cổ phiếu được các nhà đầu tư ví von là khó hơn, điều này dẫn đến tình trạng ôm cổ phiếu lỗ rất lâu, ngày càng lỗ mà không chịu cutloss, vừa hồi 3 - 5% thì bán ngay; hoặc tình huống đang lãi tốt không chốt lời, để giảm lãi, mất lãi, thậm chí âm vốn.

Để giải quyết tình trạng này, ông Tâm đưa ra lời khuyên, trước khi nhà đầu tư bán cổ phiếu thì cần xác định trước giá mục tiêu. Với nhà đầu tư mới sẽ hơi khó tự xác định thì có thể dựa trên báo cáo của công ty chứng khoán và dựa trên phương pháp cơ bản đó là phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để xác định giá mục tiêu. Khi xác định được rồi, nhà đầu tư cũng hình thành được luôn phương pháp đầu tiên trong việc bán cổ phiếu đó là, khi cổ phiếu chạm hoặc break vượt hẳn khỏi giá mục tiêu thì có quyền bán.

Theo ông Tâm, "thị trường thiên biến vạn hoá", nhà đầu tư có thể sẽ có nhiều cách chốt lời hoặc dừng lỗ, và có thể tham khảo cách bán theo thị trường. Chẳng hạn, quan sát VN-Index chuyển sang xu hướng giảm ngắn hạn, nhìn cổ phiếu trong danh mục đang có beta tương đương thị trường (tức độ biến động), hoặc beta cao hơn thị trường thì nhà đầu tư nên hạ tỷ trọng. Hoặc bán theo mức phần % dừng lỗ theo dạng từng % cố định so với giá mua, hoặc mức % dừng lỗ chạy theo biến động giá (dừng lỗ động).

Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, phong cách đầu tư rất quan trọng trong việc lựa chọn cổ phiếu. Đối với các quỹ đầu tư, các chiến lược đầu tư khác nhau thì danh mục đầu tư cũng sẽ khác nhau.

Chẳng hạn, quỹ mở thì thông thường có 2 phương pháp tiếp cận để lọc cổ phiếu. Cách thứ nhất là tiếp cận trên xuống, đánh giá kinh tế vĩ mô, xem xét điều kiện thị trường, doanh nghiệp nào hưởng lợi, chọn cổ phiếu đầu ngành.

Còn thứ hai là dùng bộ lọc các cổ phiếu niêm yết trên sàn theo tiêu chí lợi nhuận tốt, tỷ suất sinh lời tốt, tăng trưởng… để lọc ra 50 - 60 cổ phiếu tiềm năng, sau đó đánh giá, phân tích chi tiết các công ty này và cuối cùng đưa ra giá trị hợp lý của doanh nghiệp đó.

Chẳng hạn, giá mua hợp lý cổ phiếu của doanh nghiệp A là 12.000 đồng/CP, thì quỹ sẽ mua cổ phiếu này trên sàn khi giá về dưới mức 12.000 đồng/CP. Tương tự, nếu xác định mục tiêu giá bán là 20.000 đồng/CP, thì quỹ sẽ thực hiện ra bán ra khi giá cổ phiếu vượt trên vùng giá này.

Trong dài hạn, bản chất yếu tố cơ bản về kinh doanh sẽ định hình giá cổ phiếu, họ không xem biến động giá trong ngắn hạn là đáng lo ngại.

Trong khi đó, với các nhà đầu tư cá nhân, thường là ngắn hạn, ưa thích trading nhiều hơn, có thể là T , có thể là nắm giữ 1-3 tháng, thì rủi ro lớn nhất là biến động thị trường và giảm giá cổ phiếu. Với thời gian ngắn như vậy, thông tin cơ bản mà nhà đầu tư dài hạn quan tâm thường ít phản ánh hơn so với nhà đầu tư ngắn hạn.

Với phong cách giao dịch như vậy, ông Tâm cho rằng, nhà đầu tư cần chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra khi nắm giữ cổ phiếu đó, gồm giá mục tiêu - chẳng hạn dựa vào phân tích kỹ thuật để xác định giá mục tiêu, và khi giá vượt qua vùng đó thì có thể bán đi. Ngược lại, trong ngắn hạn thị trường có thể biến động lên xuống ảnh hưởng tới giá cổ phiếu nên nhà đầu tư cần chuẩn bị điểm dừng lỗ để thoát khỏi vị thế khi cổ phiếu biến động ngược chiều so với kỳ vọng.

PHAN HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement