Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có nên cho trẻ bú nếu mẹ trầm cảm sau sinh?

Sức khỏe

16/06/2017 07:00

Sau sinh, sản phụ bị giảm đột ngột nội tiết tố estrogen và progestrogen góp phần gây nên trầm cảm sau sinh.

Bác sĩ Trần Duy Tâm, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM khuyến cáo: Sản phụ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, buộc phải đến bệnh viện điều trị.Trong trường hợp buộc phải uống thuốc chống trầm cảm, sản phụ không được cho bé bú sữa mẹ vì thuốc qua đường sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.Do đó, trẻ chỉ bú sữa ngoài.

Nếu mẹ trầm cảm, bực tức mà vẫn cho bé bú thì sữa mẹ sẽ tiết ra những chất không có lợi cho sức đề kháng của trẻ.

Nếu người mẹ không đến bệnh viện, bệnh trở nặng, khiến bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực, có thể dẫn đến ý nghĩ sát hại cả mẹ lẫn con.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chứng trầm cảm. Nếu bệnh nhẹ, sản phụ chỉ điều trị từ 1-12 tuần. Trường hợp, nếu bệnh nặng phải kéo dài từ 6 – 12 tháng.Riêng sản phụ đã từng mắc trầm cảm trước sinh buộc điều trị lâu hơn.

Mặt khác, mẹ bị trầm cảm nên cơ thể suy nhược, tâm lý không ổn định để chăm sóc con; do đó người nhà phải có người chăm sóc bé, giúp sản phụ có thời gian thư giãn.

Đến khi điều trị ổn định, tâm lý người mẹ không còn suy nghĩ tiêu cực, lúc đó người phụ nuôi mới “chuyển giao” việc nuôi con cho sản phụ.

Tiến sĩ bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ phân tích: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trầm cảmsau sinh, trong đó có yếu tố thay đổi về nội tiết tố.

Vì sau sinh, cơ thể sản phụ bị giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây ra bệnh trầm cảm. Đồng thời, hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.

Sản phụ cũng bị thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc. Chưa kể, nếu sản phụ mắc các bệnh lý tâm lý tâm thần trước và trong thai kỳ kết hợp như: stress kéo dài, trầm cảm, lo âu, các rối loạn khí sắc, rối loạn tâm thần… càng khiến nguy cơ mắc trầm cảm tăng cao.

Theo bác sĩ Trần Duy Tâm,3-6% sản phụ bị trầm cảm. Nếu chứng trầm cảm thoáng qua, sản phụ chỉ có biểu hiện khóc lóc kéo dài 1 tuần. Còn trầm cảm thật sự thường xuất hiện từ 4 tuần sau sinh, nhất là vào tuần thứ 8-12 sau sinh.

Đặc biệt, người thân cũng có thể dự đoán trước nguy cơ sản phụ bị trầm cảm sau sinh. Bởi 30-50% thai phụ có biểu hiện trầm cảm trong thai kỳ.Trầm cảm sau sinh có hơn 50% hồi phục hoàn toàn sau vài tháng, một số kéo dài hơn 1 năm.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh như: mặt buồn, mất hứng thú, không ham con kéo dài hơn 2 tuần. Ngoài ra, sản phụ mệt mỏi, ngủ kém, rối loạn ăn uống, ý tưởng tiêu cực, căng thẳng, xuất hiện ý nghĩ tội lỗi, không xứng đáng làm mẹ, muốn tự sát.

LÊ NAM (Phụ nữ TP.HCM)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement