06/08/2020 18:37
Có nên cho phép người nước ngoài mua bán bất động sản nghỉ dưỡng?
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, nới lỏng thêm chính sách cho phép người nước ngoài mua bán và sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là việc nên làm.
Xuất khẩu bất động sản nghỉ dưỡng
Liên quan đến đề xuất của Bộ Xây dựng về việc tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam, theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam là việc nên làm.
Theo ông Khương, Luật kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được mở rộng, cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Với việc nới lỏng thêm chính sách cho phép những đối tượng này mua bán và sở hữu bất động sản là việc nên làm. Xét về mặt địa lý, Việt Nam có thế mạnh đường bờ biển dài 2500km. Dọc 63 tỉnh thành của nước ta có hơn một nửa trong đó gắn liền với biển, tiềm năng du lịch, cho thuê, nghỉ dưỡng rất lớn và cần được khai thác triệt để.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam. |
Việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ, việc người nước ngoài sở hữu căn hộ du lịch hay căn nhà tại Việt Nam thì tài sản vẫn nằm ở Việt Nam. Không những thế, việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam còn tăng thêm chi tiêu, dòng tiền ngoại hối đổ về các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, tài chính cũng tốt theo.
Xu thế về việc nhận nguồn đầu tư từ nước ngoài cho các sản phẩm du lịch cũng đã và đang được triển khai khá hiệu quả ở các nước lân cận trong khu vực như Thái Lan, Singapore...
Có ba điểm then chốt để đảm bảo việc hiện thực hóa chủ trương này của Nhà nước trong việc khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch.
Thứ nhất, đó là sự phát triển và đồng bộ của bản thân ngành du lịch tại Việt Nam, ngành du lịch cần phải phát triển và hết sức hấp dẫn để khi nhà đầu tư đang cân nhắc chi tiền cho một căn hộ hay villa thì sẽ thu lại được lợi nhuận trên nhiều năm vì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận.
Do đó ngành du lịch đóng vai trò rất quan trọng và chúng ta phải chứng tỏ được những lợi thế của Việt Nam một cách triệt để..
Vấn đề thứ hai là về giấy tờ thủ tục pháp lý, nhằm gỡ bỏ những rào cản, cho phép những dự án bất động sản du lich được thực thi, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, từ đó thu hút không chỉ bất động sản nhà ở mà còn là nguồn đầu tư nước ngoài vào các loại hình dịch vụ, kinh doanh, sản xuất...
Và vấn đề cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó chính là việc đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng, trong việc sắp xếp các dự án này ở những vị trí không gây tác động đến an ninh quốc phòng như gần các căn cứ quân sự, khu vực chính trị...
Bất động sản nghỉ dưỡng tụt dốc không phanh
Theo báo cáo thị trường mới nhất của Savills Việt Nam, thị trườngbất động sản nghỉ dưỡng 6 tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay do chính sách phong tỏa. Công suất phòng giảm 36%, giá phòng giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, xuống 74 USD/phòng/đêm. Phân khúc 5 sao chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do phụ thuộc chủ yếu vào khách quốc tế.
Sự bùng phát của dịchCOVID-19gây hưởng đến một số địa điểm du lịch ở Việt Nam, phân khúc khách nghỉ dưỡng vì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu đối với các du khách. Khi dịch bệnh xảy ra, du khách sẵn sàng hủy hoặc tạm hoãn các kế hoạch du lịch. Mọi người sẽ có xu hướng tránh các khu vực đông người như sân bay hay nhà hàng, quán bar cho đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.
Đánh giá tác động trước sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19, giới chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nguy cơ tuột dốc không phanh.
Còn theo thống kê của DKRA Việt Nam, thị trường căn hộ nghỉ dưỡng (condotel) đang hấp thụ thấp, lượng hàng tồn kho nhiều. Cả nước có khoảng 82.900 căn condotel, phần lớn nằm ở các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định, Khánh Hòa…
Trong quý II vừa qua, những khu vực thường dẫn đầu về lượng tiêu thụ như: Bình Thuận, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang trong tình hình bán hàng ở mức rất thấp, lần lượt là 30%, 17% và 4%, nhiều dự án hầu như không có giao dịch trong nửa đầu năm nay.
Bất động sản nghỉ dưỡng đang gặp khó. |
Còn tại khu vực Đà Nẵng có một dự án condotel mở bán, cung cấp ra thị trường 65 căn condotel. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 57% nguồn cung mới (khoảng 37 căn). Sức tiêu thụ chung toàn thị trường ở mức rất thấp. Sau sự cố vỡ cam kết lợi nhuận ở một số dự ánbất động sản nghỉ dưỡng và ảnh hưởng kép từ dịch COVID-19, thị trường gần như không có giao dịch.
Toàn thị trườngtrêntrong 7 tháng năm 2020 chỉ tiêu thụ được khoảng 233 căn condotel, đây là mức thấp nhất trong 5 năm qua. Ngoài ra, tình trạng phát triển các dự án condotel trong thời gian qua không thật sự đảm bảo tính minh bạch dẫn đến việc “cung vượt cầu” ở phân khúc này.
Tuy nhiên các chuyên gia của Savills Việt Nam vẫn có cái nhìn tích cực và tin tưởng vào tiềm năng phát triển của ngành bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam trong trung và dài hạn.
Tag:
# Bất động sản nghỉ dưỡng tồn kho bất động sản nghỉ dưỡng bất động sản nghỉ dưỡng đà nẵng bất động sản nghỉ dưỡng thừa nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng ngấm đòn COVID-19 xuất khẩu bất động sản nghỉ Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng nhà đầu nước ngoài cho phép người nước ngoài mua bất động sản nghỉ dưỡngChủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp