Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cơ hội phát triển của các địa phương từ tuyến đường bộ ven biển

Tuyến đường ven biển đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng và 9km trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang được gấp rút triển khai và dự kiến thông xe toàn tuyến vào tháng 5/2023. Tuyến giao thông này sẽ kết nối Hải Phòng và các tỉnh duyên hải miền Bắc.

Hải Phòng tập trung hoàn thiện hạ tầng kết nối giao thông

Theo số liệu từ Cục Thống kê Hải Phòng, năm 2022, Hải Phòng đứng thứ 8 cả nước và đứng thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng về tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm trên điạ bàn thành phố (GRDP) tăng 12,32% so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế của Hải Phòng chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ hội phát triển của các địa phương từ tuyến đường bộ ven biển - Ảnh 1.

Thành phố được xác định là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước. Với mục tiêu "trở thành trung tâm liên kết vùng" của TP. Hải Phòng, những năm gần đây, Hải Phòng đã triển khai rất nhiều dự án, công trình trọng điểm để phát triển hạ tầng khu đô thị, giao thông.

Theo kế hoạch, tháng 5/2023, một trong các dự án giao thông trọng điểm là tuyến đường ven biển nối Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình sẽ thông xe toàn tuyến. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối giao thông liên vùng, trong đó tập trung kết nối các điểm nút kinh tế quan trọng, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.

Đường ven biển được xem là một trong những trục đường quan trọng nhất của quốc gia và là một trong các định hướng phát triển quan trọng của các tỉnh duyên hải miền Bắc về thương mại, du lịch, kinh tế biển. Điều này cũng đã được đề cập trong bản quy hoạch đường ven biển thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Tuyến đường bộ ven biển đoạn đi qua thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình có quy mô tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với chiều rộng 12m, hai làn xe cơ giới 7m.

Theo đó, sau khi tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình hoàn thành sẽ là cầu nối cho các tỉnh mà nó đi qua, đồng thời kết nối được giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ. Dự án này góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả việc sử dụng tài nguyên biển đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế các khu vực.

Cơ hội phát triển của các địa phương từ tuyến đường bộ ven biển - Ảnh 2.

Cùng với khu vực lõi, kinh tế các huyện của Hải Phòng cũng có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Bên cạnh các tuyến giao thông kết nối liên vùng, Hải Phòng cũng tranh thủ nắm bắt thời cơ, đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển hạ tầng kết nối. 

Một trong số những công trình giao thông trọng điểm của TP. Hải Phòng là dự án xây dựng tuyến đường nối từ cầu Lạng Am (xã Vĩnh Bảo) đến đường bộ ven biển nói trên đang được tập trung để đẩy nhanh tiến độ. 

Sau khi hoàn thiện, dự án không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng mà còn thúc đẩy du lịch với việc kết nối các điểm di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố Hải Phòng như đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền thờ cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đền Gắm, khu tưởng niệm Vương Triều Mặc…

Tháng 10/2022, HĐND thành phố Hải Phòng cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư tuyến đường nối giữa huyện Tiên Lãng và huyện Vĩnh Bảo với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2026.

Vĩnh Bảo trở thành trung tâm liên kết vùng với kỳ vọng đột phá kinh tế

Vĩnh Bảo là huyện có vị trí địa lý đặc biệt, tiếp giáp với hai tỉnh Thái Bình, Hải Dương; nằm trên các tuyến đường giao thông kết nối mật thiết trong và ngoài tỉnh, tạo thành một mắt xích quan trọng trong kết nối liên vùng của Hải Phòng.

Với định hướng rõ ràng từ địa phương và nền tảng từ hệ thống hạ tầng được quy hoạch đồng bộ, từ nay đến 2025, Vĩnh Bảo đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế để phát triển đồng bộ: khu công nghiệp – thương mại, dịch vụ - tái cơ cấu ngành nông nghiệp tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao…

Cơ hội phát triển của các địa phương từ tuyến đường bộ ven biển - Ảnh 3.

Hệ thống giao thông kết nối của Vĩnh Bảo được quy hoạch đồng bộ với các tuyến giao thông của thành phố và quốc gia.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo đã thu hút đầu tư phát triển sản xuất tại các khu, cụm, điểm công nghiệp như: cụm công nghiệp Giang Biên quy mô 50ha, Khu công nghiệp Giang Biên II quy mô 350 ha; Khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ Vinh Quang; Khu công nghiệp An Hòa quy mô 200 ha; cụm công nghiệp Dũng Tiến – Giang Biên quy mô 50 ha…

Tăng cường thu hút đầu tư 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau với diện tích khoảng 500-600 ha (tại 6 xã: Đồng Minh, Vinh Quang, Hưng Nhân, Thanh Lương, Trấn Dương, Vĩnh Tiến), 2 vùng sản xuất hoa cây cảnh ứng dụng công nghệ cao 120 ha (tại 3 xã: Hùng Tiến, Vĩnh Long và Hiệp Hòa)…

Có thể nhận thấy rõ sự thay đổi từng ngày bộ mặt kinh tế - xã hội của Vĩnh Bảo nhờ những quyết định, định hướng, chính sách rõ ràng từ chính quyền địa phương. Nhiều nhà đầu tư tin rằng những chính sách đúng đắn và phù hợp sẽ tạo thành cú hích giúp kinh tế Vĩnh Bảo phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement