Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cơ hội nào cho xe đạp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU?

Xe đạp Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan và Việt Nam tiếp tục chịu thuế 10%. Xe đạp Indonesia chịu thuế 10,5%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ và Luxembourg, Ủy ban châu Âu (EC) quyết định gia hạn thêm 5 năm cho sắc thuế chống bán phá giá 48,50% đối với xe đạp nhập khẩu từ Trung Quốc. Xe đạp Sri Lanka, Tunisia, Campuchia và Philippines được miễn thuế.

Các công ty thuộc sở hữu của Nhật Bản và Đài Loan hoạt động ngoài Trung Quốc như Oyama Bicycles và Ideal được miễn trừ. Các biện pháp trước đây đã được áp dụng từ năm 1993.

Như vậy là, Chính sách bảo hộ ngànhsản xuất xe đạp của EU này có thời gian tồn tại hơn ba thập kỷ. Đây có thể được coi là một "chính sách công nghiệp" nhằm mục đích duy trì một số việc làm và cơ sở sản xuất bao gồm cả các nhà sản xuất linh kiện xe đạp ở châu Âu.

Điều đáng ngạc nhiên là, năng suất trong ngành sản xuất xe đạp Châu Âu đã giảm xuống còn 483 xe đạp/1lao động trong năm 2017 từ mức 568 xe đạp/1 lao động của năm 2014. Giá bán xe đạp bình quân trong cùng các thời điểm đó cũng tăng từ 116 €/1 đơn vị sản phẩm lên mức 122 €.

Trong khi đó, xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc sang EU tăng từ mức 494 nghìn chiếc trong năm 2014 lên mức 695 nghìn chiếc trong năm 2017.

Chính sách thuế của EU đối với xe đạp nhập khẩu, cơ hội và thách thức nào cho xe đạp Việt Nam.
Chính sách thuế của EU đối với xe đạp nhập khẩu, cơ hội và thách thức nào cho xe đạp Việt Nam.

EC cho biết các nhà sản xuất linh kiện của Châu Âu đang đầu tư đáng kể vào nghiên cứu, phát triển và máy móc để gia tăng thị phần của mình trong giai đoạn xe đạp Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá.

Để bảo vệ cho quan điểm kéo dài thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Trung Quốc, phía EU sử dụng 3 lập luận sau:

Một là, EU cáo buộc Trung Quốc sử dụng một số biện pháp trợ cấp đối với một số công ty lớn để “bóp méo thị trường” thông qua hoạt động bán phá giá xe đạp ở Châu Âu.

Hai là, do Trung Quốc và Mỹ đang xảy ra chiến tranh thương mại, việc Mỹ áp dụng thuế suất nhập khẩu 10% đối với xe đạp Trung Quốc tại Mỹ bắt đầu từ ngày 1/1/2019 ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc.

Trong quý I năm 2019, xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm hơn 54% so với cùng kỳ năm 2018 (tương đương 1,4 triệu chiếc). Do đó, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu xe đạp sang thị trường EU, làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Châu Âu khó khăn hơn.

Ba là, EU đưa ra các điều khoản lao động mới trong luật bán phá giá. EU lập luận rằng giá xuất khẩu của một quốc gia không thuộc EU có thể bị bóp méo do tiêu chuẩn lao động thấp. EC cho rằng việc Trung Quốc chưa phê chuẩn các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế và chưa hoàn thiện hệ thống đăng ký hộ khẩu của họ nên việc cung cấp các quyền lợi về an sinh xã hội và các lợi ích khác của dân cư địa phương bị hạn chế. EC kết luận rằng chính điều này đã dẫn tới sự biến dạng của chi phí tiền lương tại Trung Quốc.

Có thể nói rằng rằng, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, việc EC tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xe đạp Trung Quốc và mở rộng phạm vi áp dụng đối với sản phẩm cùng loại của nhiều quốc gia có liên quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xe đạp Việt Nam (EC đang đánh thuế nhập khẩu 10%)  mở rộng thị phần và vượt ngưỡng kim ngạch xuất khẩu 20 triệu euro tại EU.

Với vị trí địa lý thuận lợi và còn được hưởng chính sách thuế ít nhiều ưu đãi, một số quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tự nhiên trở thành điểm đến tiềm năng đối với các nhà đầu tư sản xuất xe đạp.

Các dự án đầu tư sản xuất xe đạp mới sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động và đóng thuế cho Ngân sách nhà nước nếu sản phẩm đủ điều kiện Made in Vietnam.  

Tuy nhiên, việc EU tiếp tục áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với xe đạp có xuất xứ từ các nước khác nhau cũng kích thích doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm và mở rộng các cơ sở lắp ráp ở nước ngoài để lách thuế chống bán phá giá của EU vì mục đích lợi nhuận.

Nếu EU tìm được bằng chứng doanh nghiệp tại Việt Nam không sản xuất chỉ lắp ráp và vô tình hay hữu ý tiếp tay cho hoạt động trốn thuế của doanh nghiệp Trung Quốc, ngành xe đạp của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại của EU và có khả năng phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề trong khi “lá chắn” EVFTA vẫn chưa được kích hoạt.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement