Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có cần phải áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm sử dụng đường, khi người Việt chưa béo phì?

Thị trường 24h

31/05/2018 10:50

Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm sử dụng đường hiện nay hoàn toàn chưa phù hợp.

Bộ Tài chính dường như vẫn muốn bảo lưu đề xuất đối với nước ngọt có đường áp dụng mức thuế thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và nâng thuế VAT thêm 2%, áp dụng từ năm 2019. Việc áp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt giúp giảm tỉ lệ béo phì hay tiểu đường…

Ông Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch VSSA cho hay, Hiệp hội đã có công văn gửi Bộ Công thương, Bộ Tài chính để bày tỏ quan điểm cần phải so sánh mức tiêu thụ đường bình quân theo đầu người mới nên áp loại thuế này.

Mỹ tiêu thụ đường bình quân theo đầu người một năm là 37kg, Thái Lan 43kg đường/người/năm, Indonesia 35 đường/người/năm, Việt Nam mới có 17kg đường/người/năm, những năm trước chỉ khoảng 13kg đường/người/năm…

Ông Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch VSSA cho rằng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm này không phù hợp.
Ông Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch VSSA cho rằng, áp thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm này không phù hợp.

Hiện tỷ lệ tiêu thụ đường tại Việt Nam vẫn còn rất thấp, xuất phát từ thực tế trước đây kinh tế khó khăn, thiếu thốn về lương thực nên những nhóm hàng như đường rất hạn chế. Nhưng hiện nay dân số tại Việt Nam là dân số trẻ, 50% là người dưới 40 tuổi. Tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn nên mức tiêu thụ đường bình quân theo đầu người rất thấp so với các nước. Nhu cầu này đang có xu hướng tăng do ẩm thực phương Tây và nhiều vùng khác nhau trên thế giới được du nhập vào.

Những loại thực phẩm sử dụng đường nhiều hơn như nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn nhanh… dùng đường nhiều hơn. Tuy nhiên so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, châu Âu và một số nước trong khu vực, tiêu thụ đường tại Việt Nam còn rất thấp. Ngưỡng bao nhiêu là vừa phải tính đến nhu cầu cơ thể. Đường cũng là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ăn vào đường và tinh bột.

Về mặt sinh năng lượng 1g đường sinh 4 calo, 1g tinh bột cũng sinh 4 calo, 1g protein cũng sinh 4 calo… như vậy về bản chất cung cấp năng lượng như nhau. Khi cơ thể cần đường tức cần cung cấp năng lượng. Tiêu thụ đường vừa đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể sẽ không có vấn đề gì, cũng không lo béo phì. Nhưng nếu lớn tuổi hơn, hay nhu cầu đường cho cơ thể của đại bộ phận người tiêu dùng cao hơn ngưỡng ở các nước đang phát triển lúc bấy giờ mới tính đến các biện pháp hạn chế.

“Chúng tôi khẳng định với mức tiêu thụ 17kg đường/người/năm ở Việt Nam hiện nay chưa cần phải giới hạn vì nó vẫn trong ngưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, thậm chí người Việt tại nhiều nơi còn đang thiếu đường phải lấy từ các nguồn thực phẩm khác vào bổ sung… điều này đã được các nhà khoa học chứng minh”, ông Dương khẳng định.

Hiệp hội mía đường cũng dựa trên cơ sở này để kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Tài chính không áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên các sản phẩm sử dụng đường.

Đại diện các ngành hàng thực phẩm, đồ uống đều cho rằng nếu việc áp thuế được thực hiện sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các doanh nghiệp và nông dân - những người cung cấp các nguyên liệu như mía, trái cây, rau quả, trà... 

Đại diện VSSA cho rằng, hiện rất nhiều nhà sản xuất nước ngọt, bánh kẹo sử dụng loại đường HFCS nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với thuế suất 0%. Loại đường này đã được chứng minh là có thể gây tình trạng mỡ trong gan, tăng nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, suy giảm trí nhớ...

Nên nếu việc áp thuế thuế để giúp giảm tỉ lệ béo phì hay tiểu đường thì nên tính đến áp thuế nhập khẩu với loại đường này đầu tiên. Hiện Thái Lan đang áp thuế nhập khẩu đường bắp 20%, Brazil thậm chí còn cấm luôn loại đường này. 

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement