Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có cần cúng ông Công ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp?

Sức khỏe

07/01/2020 23:40

23 tháng Chạp năm nay, ngày ông Công ông Táo chầu trời nhằm vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch.

Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục cúng Ông Công ông Táo

Theo tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là ngày ông Công ông Táo (còn gọi là Táo Quân) cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được.

Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo để cầu mong các vị thần này phù trợ, báo cáo tốt lên Ngọc Hoàng Thượng đế, kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước vào một năm mới bình an, thuận lợi. 

Đây cũng được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện trong khoảng thời gian tối ngày 22 tháng Chạp và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp. Bởi đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.

Theo lịch vạn niên, ngày 23 tháng Chạp ông Công ông Táo chầu trời năm nay vào Thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch.

Lễ cúng ông Công ông Táo được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm.
Lễ cúng ông Công ông Táo được coi là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm.

Nguồn gốc ông Công ông Táo được xem là xuất phát từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Có nhất thiết phải làm lễ cúng ông Công, ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp?

Đây là thắc mắc của nhiều gia đình hiện nay, trong điều kiện phải đi làm công sở cả ngày.

Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh – Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - cho rằng, hiện nay tùy vào điều kiện từng gia đình, mà có thể làm lễ tiến ông Công ông Táo vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, nếu cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp thì vẫn hay hơn.

Dù vậy, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

Lễ cúng ông công ông táo gồm những gì?

Để chuẩn bị cúng ông công ông Táo, bạn cần có cỗ mặn theo truyền thống và lễ vật cúng như sau:

Mâm cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất theo phong tục truyền thống ngày tết của người Việt thông thường bao gồm:

- 1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng.

- 1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm.

- 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng.

- 1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen.

- 3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau; lá trầu.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày đã giản tiện hơn, nó còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình để bày biện cho hợp lý.

Mâm cúng ông Công ông Táo theo phong tục truyền thống của người Việt.
Mâm cúng ông Công ông Táo theo phong tục truyền thống của người Việt.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo

Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.

Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa rồng”.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...

Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Cúng và phóng sinh cá chép

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Vì vậy để các Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trời.

Con cá chép này sẽ sau đó được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông). Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.

Ở miền Bắc Việt Nam, người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” đưa ông Táo về trời.
Ở miền Bắc Việt Nam, người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” đưa ông Táo về trời.

Văn khấn Ông Công Ông Táo

Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.

Những bài văn khấn phổ biến cúng ông Công ông Táo mà bạn đọc có thể tham khảo:

Bài 1: Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam ( NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.
Văn cúng khấn ông Công, ông Táo chính là một nghi thức không thể thiếu trong ngày con cháu làm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về chầu.

Bài 2: Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp theo Nguyễn Thị Nhi - (Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam)

Hôm nay là ngày... tháng... năm.

Tên tôi (hoặc con là)..., cùng toàn gia ở...

Kính lạy đức "Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho.

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cốc (vái 4 vái).

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement