Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Có bắt buộc điểm chỉ lăn tay trong công chứng hợp đồng, giấy tờ?

Chính sách - Hạ tầng

23/05/2019 09:54

Thực tế, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giấy tờ đều phải điểm chỉ (lăn tay) sau khi đã ký tên. Việc điểm chỉ trong công chứng có bắt buộc không?

Điểm chỉ trong văn bản công chứng

Điểm chỉ hay còn gọi là lăn tay được hiểu là việc lăn ngón tay dính mực vào văn bản, giấy tờ, trên đó sẽ có dấu vân tay của người điểm chỉ.

Việc điểm chỉ trong công chứng được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.

Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau:

- Công chứng di chúc;

- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;

- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

Căn cứ: khoản 2, khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014

Như vậy, điểm chỉ là không bắt buộc, được áp dụng trong các trường hợp nhất định đã nêu trên.

Tuy nhiên, đa phần các công chứng viên đều đề nghị người yêu cầu công chứng điểm chỉ đồng thời với ký vào văn bản công chứng, điều này nhằm đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp sau này.

  Điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ (Ảnh minh họa)   

Điểm chỉ trong công chứng hợp đồng, giấy tờ (Ảnh minh họa)  

Lưu ý khi điểm chỉ trong công chứng

Theo đó, khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái.

Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào của bàn tay nào.

Việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ thêm phần chắc chắn và cũng không quá phiền toái, mọi người nên thực hiện để giảm thiểu rủi ro pháp lý không đáng có.

(Nguồn: LuatVietNam)

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement