Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyện lạ: Ngân hàng chê tiền

Ngân hàng

04/09/2019 08:07

Hàng loạt ngân hàng đang tung ra chiến lược miễn phí giao dịch cho khách hàng. Phải chăng các ngân hàng đang chê tiền?

Đua nhau lấy 0 đồng

Còn nhớ cách đây 2 năm, hàng loạtngân hàng đua nhau thu lệ phí các dịch vụ sử dụng. Anh Lâm Thành Trung ở quận 12, TP.HCM cho biết, đang sử dụng dịch vụ Vietcombank cho biết mỗi tháng chị phải trả ít gần 30.000 đồng cho các loại phí, bao gồm 11.000 đồng phí dịch vụ Internet Banking, 11.000 đồng phí dịch vụ SMS, phí quản lý tài khoản 2.200 đồng, phí quản lý thẻ MasterCard 5.000 đồng. 

Vietcombank là nhà băng đang thu phí nhiều nhất hệ thống.
Vietcombank là nhà băng đangthu phí nhiều nhất hệ thống.

Còn bây giờ, rất nhiều ngân hàng lại tung ra chiến lược miễn phí giao dịch cho khách hàng. Cụ thể, ngày càng có nhiều ngân hàng miễn phí giao dịch chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng điện tử.

Điển hình, Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa ra mắt dòng thẻ tín dụng VIB Zero Interest Rate, miễn lãi trọn đời cho mọi giao dịch chi tiêu thẻ. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, chính sách miễn lãi được áp dụng dài hạn suốt thời gian hiệu lực 5 năm của thẻ tín dụng, thay vì chỉ từ 45-60 ngày như các loại thẻ tín dụng khác, không tốn phí xử lý giao dịch trong 3 tháng đầu kể từ ngày kích hoạt thẻ.

Với chủ thẻ ATM, VIB cũng vừa triển khai chương trình miễn toàn bộ phí rút tiền ATM và phí chuyển tiền. Đối với khách hàng mới, VIB miễn phí vô điều kiện suốt 6 tháng đầu tiên đối với phí chuyển tiền online và phí rút tiền ATM trên 17.000 ATM toàn quốc cả nội và ngoại mạng. Các tài khoản thanh toán VIB hiện hữu có thời gian hoạt động chưa đủ 6 tháng cũng được miễn phí.

Điều kiện để được hưởng dịch vụ miễn phí rút tiền ATM, phí chuyển tiền và phí rút tiền tại quầy với khách hàng hiện hữu đã mở tài khoản trên 6 tháng là số dư tài khoản thanh toán bình quân trong 6 tháng gần nhất đạt từ 5 triệu đồng trở lên. Các giao dịch rút tiền và chuyển tiền được miễn phí là giao dịch nội địa, không bao gồm giao dịch quốc tế.

Một số ngân hàng thương mại cũng áp dụng chính sách miễn giảm các loại phí giao dịch cho khách hàng. Chẳng hạn, Techcombank với chương trình Zero Fee miễn phí các giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua F@st I- bank, và F@st mobile.

LienVietPostBank cùng Ví Việt miễn phí nạ, rút, chuyển tiền cùng hệ thống, miễn phí dịch vụ thanh toán hoá đơn điện nước, truyền hình, Internet, học phí...

ABBank miễn phí chuyển tiền cùng hệ thống qua online banking và mobile banking, bất kể giá trị giao dịch lớn hay nhỏ. Riêng khách hàng mở tài khoản cao cấp được miễn phí thêm chuyển tiền ngoài hệ thống. 

MSB có gói tài khoản M1, khách hàng sẽ được miễn các khoản phí như phí thường niên, phí phát hành thẻ tín dụng, phí rút tiền cùng thành phố, phí chuyển tiền nội bộ…

MSB đang miễn phí nhiều dịch vụ cho khách hàng.
MSB đang miễn phí nhiều dịch vụ cho khách hàng.

Từ cuối năm ngoái, Eximbank cũng áp dụng mức phí mới cho khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể, khách hàng được miễn phí hoàn toàn khi đăng ký gói truy vấn dịch vụ Internet Banking, sử dụng gói giao dịch trên Internet Banking và Mobile Banking sẽ được miễn phí tháng đầu tiên và sau đó phí 5.000 đồng/tháng giảm một nửa so với trước, miễn phí chuyển khoản ngân hàng điện tử cùng hệ thống…

Chê tiền hay câu cá lớn?

Trên thực tế, dù miễn phí dịch vụ nhưng ngân hàng lại được nhiều thứ khác. Đơn cử tại Techcombank, trong năm 2018, số dư tiền gửi không kỳ hạn được ngân hàng tập trung thúc đẩy thông qua việc triển khai các chương trình như “Zere Fee” cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, hoàn tiền 1% không giới hạn cho thẻ ghi nợ…

Nhờ đó, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động vốn của Techcombank đã tăng lên 28% trong năm ngoái, giúp ngân hàng có được nguồn vốn huy động với chi phí thấp. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Techcombank cũng tăng gấp đôi trong năm ngoái.

Ngân hàng đi đầu trong xu hướng miễn phí này có thể kể đến Techcombank. Miễn phí giúp số lượng khách hàng của ngân hàng này đã tăng 8 lần sau gần 3 năm và hút về lượng tiền gửi không kỳ hạn khổng lồ, tới 30.000 tỷ đồng. Đây là ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng cao nhất hệ thống, với 28,9%. Vietcombank xếp vị trí thứ hai với 27,4% và tiếp theo là MB, TPbank, ACB…

Trả lời câu hỏi, không thu phí dịch vụ, vậy ngân hàng được lợi gì, tiền đâu để bù đắp chi phí? Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết, ngân hàng lợi nhiều thứ. Một trong những lý do khiến nhiều ngân hàng chuyển hướng chạy đua theo chiến lược 0 đồng là để nhắm vào tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn với chi phí huy động giá rẻ cho các ngân hàng, khi lãi suất ngân hàng trả chỉ từ 0,1-0,5%/năm.

Miễn phí dịch vụ không phải do các ngân hàng chê tiền mà đang nhắm vào tiền gửi không kỳ hạn.
Miễn phí dịch vụ không phải do các ngân hàng chê tiền mà đang nhắm vào tiền gửi không kỳ hạn.

Không chỉ có nguồn chi phí vốn giá rẻ, chiến lược phí 0 đồng còn kích thích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn. Từ đó giúp ngân hàng xây dựng dữ liệu thông tin khách hàng quý giá. Việc miễn phí giao dịch không chỉ dừng lại ở khách hàng cá nhân, có ngân hàng còn miễn phí cho cả các doanh nghiệp.

Và đương nhiên khi đã hiểu nhu cầu khách hàng thì sẽ tăng khả năng tăng lợi nhuận nhờ việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm. Ngoài ra, khi khách hàng chi tiêu qua thẻ, các nhà băng sẽ hiểu khách hàng hơn nhờ phân tích các dữ liệu từ nhu cầu mua sắm, sở thích chi tiêu, khẩu vị rủi ro của khách hàng. Từ đó, các ngân hàng thiết kế được các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng. 

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đang siết chặt tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giảm từ 50% xuống 40% vào đầu năm nay, dự tính sẽ tiếp tục giảm còn 30% trong 2 năm tới.

Tiền gửi không kỳ hạn được tính vào vốn ngắn hạn của ngân hàng. Số tiền này ngân hàng thường chỉ trả lãi từ 0,1 - 0,5%/năm. Mức trần tối đa của Ngân hàng Nhà nước đề ra cũng chỉ là 1%/năm, thậm chí một số ngân hàng không trả lãi.

Trong khi đó, nếu huy động có kỳ hạn như 1 tháng, 3 tháng phải trả 4-5%/năm. Vốn rẻ hơn lại luôn có sẵn trong ngân hàng nên đây được coi là nguồn vốn đệm giúp tăng khả năng thanh khoản, đồng thời, giảm bớt giá vốn bình quân cho ngân hàng.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement