Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyên gia tâm lý bật mí bí quyết 5 chữ "N" để dạy con dành cho các bậc cha mẹ

Sức khỏe

03/06/2019 23:26

Làm thế nào để không hoang mang và gặp áp lực khi bị người khác đánh giá con chưa ngoan hay con gầy quá, con béo quá…

Đó là trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh, tại chương trình “Lớn lên cùng con” do VUS tổ chức.

Làm bà mẹ bình tâm

Nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu chia sẻ - việc nuôi con và bị ông bà, bố mẹ, chồng, xã hội đánh giá là một áp lực vô hình đối với người mẹ. Vì thế mỗi người mẹ phải có một cái tâm bình, tức là bình tâm trước những lời nói, lời chê bai rằng con bạn chưa ngoan, chưa tốt. Điều quan trọng nhất là bạn phải nhìn vào mắt con, và hiểu con muốn gì vì chính con mới là đối tác của bạn chứ không phải người ngoài.

Bạn phải dành rất nhiều thời gian để lắng nghe con. Điều đó không có nghĩa là tới bữa ăn, bạn hỏi con vài ba câu: Hôm nay ở trường thế nào? Con học có vui không? mà đó là hành động chơi cùng con, học cùng con, để lắng nghe những chia sẻ tâm sự của con, để hiểu con và chìa tay dẫn dắt khi con cần, để con đi đúng hướng, đúng đường theo khả năng và sở thích của con; chứ không phải là theo một tiêu chuẩn của gia đình hay xã hội đặt ra.

Vì vậy mỗi người mẹ phải thật sự rất bình tâm để không nuôi con trong hoang mang.

Nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu chia sẻ
Nhà văn, nhà báo Hồ Thị Hải Âu chia sẻ

PGS.TS Kinh tế Nguyễn Hoàng Ánh thì cho rằng: “Trong tất cả các nghề mà tôi đã làm qua, thì làm mẹ là nghề khó nhất, mệt nhất mà lại không có một lớp học nào dạy chúng ta”.

Bà Nguyễn Hoàng Ánh - PGS.TS Kinh tế, chia sẻ câu chuyện về nuôi dạy con của mình
Bà Nguyễn Hoàng Ánh - PGS.TS Kinh tế, chia sẻ câu chuyện về nuôi dạy con của mình

Bà chia sẻ từng gặp áp lực dư luận từ lúc lấy chồng và 4 năm mà vẫn chưa có con, lý do vì bà chưa sẵn sàng sinh con và làm mẹ vào khoảng thời gian ấy. Nhưng cả thế giới đã tấn công bà về vụ này, đưa ra rất nhiều giả thuyết, đồn đoán tại sao nhìn khỏe mạnh thế mà lại không có con.

“Nhưng đến lúc tôi có con, thì tất cả mọi người bu lại khuyên tôi cách dạy con như thế nào? Bố mẹ là nhà giáo nên đưa ra một hình mẫu nuôi dạy cháu. Mọi người trong cơ quan thì hướng dẫn tôi 1001 chuyện nuôi dạy con. Điều đó chưa kể mọi người xung quanh sẽ nhìn tôi xem một cô giáo dạy con như thế nào?

Chồng tôi thì quan tâm rằng lấy vợ giáo viên thì dạy con sẽ tốt hơn người bình thường hay không? Nhưng tôi hiểu rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, và con chúng ta không giống bất cứ ai trên thế giới này cả vì thế đừng đem so sánh hay áp dụng vào một hình mẫu nào để nuôi dạy con”, PGS.TS Hoàng Anh chia sẻ.

Xin lỗi con, bố sai rồi!

Anh Thư, ông bố của hai con cho biết: Tôi đã cảm thấy có lỗi với con trai của mình. Nhiều lúc bé quá nghịch, nói bé không nghe, toàn làm những điều phật ý ba mẹ, nhiều khi nóng giận quá tôi đã không kiểm soát được bản thân nên lớn tiếng và thậm chí là đánh bé để bé sợ và làm theo ý mình.

Nhưng sau khi bình tĩnh lại, tôi mới biết mình đã sai, vì người lớn có quá nhiều suy nghĩ quá phức tạp. Với áp lực của công việc, tôi đã vô tình trút giận lên con cái. Nhiều lúc tôi muốn nói với bé - Xin lỗi con bố sai rồi”.

Nhiều phụ huynh chia sẻ thật sự hoang mang trong cách nuôi dạy con.
Nhiều phụ huynh chia sẻ thật sự hoang mang trong cách nuôi dạy con.

Chị Hải Âu cho biết: "Tôi cũng có những lúc cáu giận và bực mình với con và đôi khi là có cả những hành động có lỗi với con. Nhưng khi tôi đã bình tĩnh lại, tôi sẽ nói chuyện với con. Tôi nói với con rằng tôi là một người mẹ hết sức bình thường như bao người mẹ khác.

Mẹ cũng có sự cáu giận, buồn vui. Những lúc bình thường mẹ rất xinh đẹp dễ thương và hiền hậu nhưng những lúc mẹ cáu giận mẹ cũng sẽ là một con cáo hung dữ vì thế mẹ cần sự bao dung và tha thứ của con”.

Chị Hải Âu chia sẻ thêm thường trước những tình huống con làm mình cáu giận, chị sẽ hỏi nguyên nhân tại sao con lại ứng xử như vậy? để biết được tâm tư và tình cảm của con mình. Nếu bạn dùng thái độ cáu giận lên con cái, thì nó cũng đáp trả lại bạn một sự tức giận như thế.

Theo quan điểm của PGS.TS Hoàng Ánh thì nếu con làm việc sai, bạn cần thể hiện cho con biết là mình đang giận vì bạn là con người chứ không phải là thánh thần. Nhưng bạn có thể chuyển hóa sự cáu giận đó bằng một buổi nói chuyện rất là tử tế với con, để con nhận biết những sai lầm của mình. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện “Bố xin lỗi vì cáu giận với con nhưng việc làm của con là không đúng…”

Điều quan trọng là bạn đừng mất bình tĩnh, mà phải kiểm soát việc mất bình tĩnh của mình như thế nào. Có một sự thật là bạn càng quan tâm với con cái thì tỉ lệ mất bĩnh tĩnh của bạn diễn ra càng nhiều. Đôi khi thờ ơ với con cái một chút, cho con khoảng không gian để tự lập trải nghiệm khám phá những điều mới mẻ sẽ tốt hơn là kiểm soát con trong vòng tay của bạn, ý muốn của bạn.

Đối với những đứa trẻ thì việc chúng phá phách cũng là cách chúng học hỏi. Vì thế bạn đừng làm con sợ hãi về sự mất bình tĩnh của mình.

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương bật mí 5 chữ
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương bật mí 5 chữ "N" giữ bình tĩnh trước con

Tiến sĩ Lê Nguyên Phương tác giả của cuốn sách “Dạy con trong hoang mang” bật mí có năm chữ "N" dành cho các bậc cha mẹ khi mất bình tĩnh: Khi chúng ta cảm thấy dấu hiệu mất bình tĩnh thì việc đầu tiên bạn phải làm là "Ngưng" lại tất cả các hành động, để lắng "Nghe" cơ thể, hơi thở của mình phản ứng như thế nào?

Sau đó bạn hãy "Nhìn" con để biết phản ứng và suy nghĩ của con, sau đó suy "Nghĩ" xem mình nên làm gì trong tình huống này, để không gây tổn thương cho cả hai và cuối cùng là "Nói". Nếu bạn làm ngược lại quy trình này, thì coi như hỏng. Bạn cứ để cảm xúc bị lấn át, xong rồi chửi bới, đánh đập con cái, gây ra đủ các loại tổn thương rồi mới bắt đầu nhận ra sai lầm và xin lỗi thì đã quá muộn.

Dạy con giống như uốn cây cảnh

Một phụ huynh trăn trở, làm thế nào để con cái có một nề nếp sinh hoạt, học hành, ăn ngủ đúng giờ?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ mỗi đứa trẻ sẽ có giờ giấc sinh học khác nhau. Bạn chỉ nên quản lý kết quả của con, còn quá trình con làm như thế nào để hoàn thành kết quả đó cứ cho trẻ tự lập quyết định. Bạn đừng bắt buộc con đúng 8 giờ phải ngồi vào bàn học. Con ngồi vào bàn học đúng giờ, nhưng không tập trung thì kết quả cũng chẳng khả quan.

Hành động bắt ép con ngồi vào bàn học, chạy đua theo điểm số, học để làm ông này bà nọ thì vô tình bạn sẽ khiến con mất đi đam mê học hành, tìm kiếm tri thức. Thay vào đó bạn nên khuyến khích con học những điều con thích, thì trẻ sẽ say mê nghiên cứu, tìm tòi cả ngày mà không cần bạn nhắc nhở.

Những chuyên gia trải lòng về kinh nghiệm và các nuôi dạy con
Những chuyên gia trải lòng về kinh nghiệm và các nuôi dạy con

“Việc dạy con giống như chơi cây cảnh vậy. Cho con tự do phát triển, nhưng không có nghĩa là bạn để con muốn mọc kiểu nào cũng được mà phải có sự uốn nắn, định hướng để con phát triển đúng hướng” PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho biết thêm.

Còn Tiến sĩ Nguyên Phương thì cho rằng, miễn con không vi phạm các quy tắc của gia đình và đạo đức cơ bản của xã hội thì hãy dạy con theo phương pháp giáo dục tự thân (tự lập) hay phương pháp cây gậy và củ cà rốt, tức là thưởng phạt nghiêm minh. Con làm được việc tốt thì khuyến khích khen thưởng, còn con sai thì phải chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Cùng với đó, những đức tính tốt của ba mẹ diễn ra một cách tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của trẻ. Con cái bạn sẽ nhìn vào cách bạn làm, cách bạn đối xử với mọi người xung quanh rồi từ đó học hỏi, hình thành cá tính riêng của mình.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement