Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyên gia giao thông: 'Chỉ cần 9 - 10 tỷ USD là có đường sắt Bắc - Nam tốc độ 150km/h'

Quy hoạch

10/04/2021 09:01

Bộ Giao thông Vận tải đang có động thái muốn xây dựng đường sắt tốc độ cao 350 - 500km/h, trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tỏ ra thận trọng, cho rằng không khả thi và đề xuất nên đầu tư đường sắt tốc độ từ 150- 200km/h, phù hợp với điều kiện đất nước. TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông trao đổi về vấn đề này.

Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, thưa ông?

- Theo quan điểm của tôi, Việt Nam nên có hai tuyến đường sắt. Tuyến đường sắt thứ nhất là tuyến đang chạy. Tuyến này cho nâng cấp lên, dùng khổ gấp đôi, không dùng loại 1m như hiện nay nữa. Hiện nay, tốc độ đoàn tàu Bắc Nam khoảng 50 - 60km/h, sau nâng cấp sẽ lên vận tốc 120 - 150km/h. Việc nâng cấp này chỉ tốn từ 8 - 10 tỷ USD (khoảng 200.000 tỷ VNĐ), phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước nhưng lại tăng cường mạnh mẽ khả năng vận chuyển hành khách và hàng hóa. Cái này thế giới người ta đã làm nhiều. 

photo-cms-baophapluat-zadn-vn_giao_thong_xtaz(1).jpg
Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Xuân Thủy.

Công suất sau khi nâng cấp tuyến đường cũ hiện nay có cạnh tranh không, thưa ông?

- Rất cạnh tranh là đằng khác. Dù là nâng cấp nhưng khối lượng công việc là rất lớn, phải làm cật lực từ 5 - 8 năm mới xong. Nên làm theo hình thức cuốn chiếu, từng đoạn. Đoạn nào làm xong thì cho vào khai thác ngay. Để tiết kiệm, sau nâng cấp, nên dùng tàu chạy nguyên liệu diesel, không nên dùng công nghệ điện khí khóa, kinh phí rất đắt.

Tàu hiện nay có công suất 15 - 20 triệu hành khách/năm, khi nâng cấp xong, công suất đáp ứng được 200 - 300 triệu hành khách/năm, tức gấp hàng chục lần, chiếm khoảng 30% sản lượng hành khách cả nước. Hiện nay, sản lượng hành khách hằng năm từ 2,5 - 3 tỷ lượt, chủ yếu đi ô tô, máy bay. Sau khi nâng cấp, tuyến đường này sẽ đảm nhiệm được khoảng 1/4 sản lượng hành khách cả nước.

 Khi tàu đạt vận tốc 120 -150km/h thì sẽ hút hành khách, tiếp cận cạnh tranh với hàng không và hơn hẳn ô tô đường bộ. Ngoài ra, sau khi nâng cấp, tuyến này vừa chở được khách vừa chở hàng hóa; trong khi tàu cao tốc như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải chỉ chở khách.

Năng lực chở hàng hóa đường sắt hiện nay khoảng 15 triệu tấn/năm, trong khi năng lực của ô tô hiện nay khoảng hơn 200 triệu tấn/năm. Khi nâng cấp xong tuyến đường sắt, năng lực chở hàng đạt hơn 150 triệu tấn/năm. Khi đó, hàng hóa chở bằng ô tô Bắc Nam sẽ giảm bớt. Kinh nghiệm thế giới đã tổng kết, chạy tàu hỏa an toàn hơn gấp 7-8 lần so với chạy ô tô, kinh phí logistics cũng giảm hơn 3-4 lần. 

Vậy khi nào thì chúng ta nên xây tuyến mới, thưa ông?

- Đến khoảng năm 2035, song song với tuyến sắt Bắc - Nam đang sử dụng đã được nâng cấp, ta xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 250-500km/h. Lúc này mới thật sự “ăn chơi” và tuyến này chỉ chở hành khách, trực tiếp cạnh tranh khốc liệt với đường hàng không. Tuy nhiên, tuyến đường sắt tốc độ cao này cũng nên thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu cũng chỉ nên chạy vận tốc từ 200-250km/h; sau một thời gian dài khai thác mới nâng cấp lên vận tốc 350 km/h, thậm chí 400– 500km/h. Để đạt được vận tốc 500km/h thì công nghệ phức tạp lắm, hiện đại lắm. Nhật Bản đến năm 2023 dự kiến mới có thể có tuyến đường sắt chạy với tốc độ này. Do đó, hiện nay Việt Nam chưa thể mơ đến được.

Khi tuyến tốc độ cao này xong, Việt Nam sẽ có hai tuyến tàu Bắc - Nam chạy song song. Tuyến tàu nâng cấp sẽ dành chở hàng hóa và hành khách có thu nhập trung bình, còn tuyến tốc độ cao dành cho tầng lớp trung lưu. Việt Nam nên xây dựng đường sắt cao tốc theo lộ trình như vậy mới phù hợp với điều kiện kinh tế, vì nguồn lực nước ta còn yếu. Nhà nghèo mà mua ô tô sang sẽ làm cho nhà nghèo thêm.

Trân trọng cảm ơn ông!

MINH HỮU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement