Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang chuyển dịch sang Việt Nam, Ấn Độ hay Thổ Nhĩ Kỳ?

Quản trị

08/05/2021 14:11

Báo cáo mới của QIMA cho thấy, 43% doanh nghiệp cho rằng Việt Nam nằm trong số ba khu vực địa lý hàng đầu để tìm nguồn cung ứng của họ vào đầu năm 2021, tăng gấp đôi so với năm 2019.
news

COVID-19 bùng phát, một bài học kinh nghiệm chính rút ra từ đại dịch là cần phải có một chuỗi cung ứng đa dạng. Theo báo cáo quý I/2021 từ QIMA, nguồn cung ứng của Trung Quốc đang phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa trở đại mức trước đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, các khu vực được xem là nguồn cung ứng thay thế Trung Quốc như Việt Nam, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi nhận mức tăng trưởng bền vững.

Báo cáo này được cung cấp bởi dữ liệu nội bộ của QIMA và kết quả khảo sát của hơn 700 doanh nghiệp có chuỗi cung ứng quốc tế. Cụ thể, báo cáo xem xét những điểm nối bật của chuỗi cung ứng trong quý I/2021 và những xe hướng mới nổi có thể ảnh hưởng đến bối cảnh tìm nguồn cung ứng toàn cầu trong những tháng tới.

Việt Nam được ưa chuộng và chiếm ưu thế trong việc cạnh tranh các khu vực của Trung Quốc vào năm 2020 và 2021

Là lựa chọn đầu tiên đối với những công ty muốn đa dạng hóa rời khỏi Trung Quốc, Việt Nam đã chứng kiến sự phổ biến của các doanh nghiệp phương Tây trong vài năm qua. Xu hướng này vẫn còn cho đến nay vào năm 2021.

Dữ liệu cho thấy, nhu cầu thanh tra và kiểm toán ở Việt Nam tăng 16% so với cùng kỳ năm trước trong quý I/2021, thể hiện mức tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp.

vietnam3.jpg
Việt Nam nằm trong top3 nguồn cung ứng hàng đầu, được các doanh nghiệp lựa chọn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Ảnh: Florian Wehde

Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng này không chỉ là sự quay trở lại mức trước đại dịch, vì nhu cầu kiểm tra trong quý I/2021 trung bình đã tăng gấp đôi so với quý I/2019.

Sự gia tăng kiểm toán ở Việt Nam phù hợp với kết quả của cuộc khảo sát tìm nguồn cung ứng toàn cầu, trong đó 43% doanh nghiệp được hỏi có trụ sở tại Hoa Kỳ cho rằng, Việt Nam nằm trong top 3 khu vực địa lý mua hàng của họ vào đầu năm 2021 (gấp đôi so với tỷ lệ đã quan sát vào năm 2019).

Hơn nữa, nhu cầu tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam vẫn chưa được thỏa mãn và nhiều doanh nghiệp vẫn đang xem xét để xác định lại bối cảnh tìm nguồn cung ứng vào năm 2021. Khoảng 1/3 người mua trên toàn cầu và 38% người mua tại Hoa Kỳ nêu tên Việt Nam trong số các quốc gia mà họ dự định mua nhiều hơn vào năm 2021.

Điều này cho thấy, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực được hưởng lợi từ việc mở rộng quy mô kinh doanh. Dữ liệu về nhu cầu thanh tra và kiểm toán ở Đông Nam Á cho thấy, nhiều khu vực có mức tăng trưởng trên hai con số, được thúc đẩy bởi sự quan tâm trở lại từ các thương hiệu Mỹ và châu Âu.

Ấn Độ đang được nhiều doanh nghiệp để mắt đến để tìm nguồn cung ứng

Sau một năm bị vùi dập bởi các đợt đóng cửa liên quan đến đại dịch COVID-19 và số lượng đơn đặt hàng bị hủy ồ ạt do nhu cầu sụt giảm ở phương Tây, Ấn Độ đã trở lại vị trí hàng đầu như một điểm đến của chuỗi cung ứng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

covid-an-do5.jpg
Sự phục hồi của Ấn Độ đang phụ thuộc vào cách quốc gia này kiểm soát thành công đại dịch COVID-19.

Trong số những người trả lời khảo sát, 26% chọn Ấn Độ trong số 3 khu vực địa lý để tìm nguồn cung ứng hàng đầu của họ. Đáng chú ý, mặc dù theo truyền thống, Ấn Độ được mệnh danh là trung tâm dệt may, nhưng quốc gia này lại được đánh giá cao đối với các sản phẩm khuyến mại, giày dép, kính mắt, trang sức và phụ kiện (được hơn 1/3 số người được hỏi xếp hạng là lựa chọn tìm nguồn cung ứng hàng đầu trong các ngành này).

Dữ liệu QIMA nội bộ về nhu cầu kiểm toán và kiểm tra đã xác nhận rằng, ngày càng có nhiều sự quan tâm đối với nguồn cung ứng của Ấn Độ trong quý I/2021, khi nhu cầu kiểm tra và kiểm toán tăng vọt lên 72% YoY so với năm 2020 (tăng 94% so với quý I/2019). Tốc độ tăng trưởng này vượt xa tốc độ tăng trưởng quý I YoY của toàn bộ khu vực Nam Á. Khu vực này chỉ ghi nhận mức tăng 28% YoY trong quý I/2021.

Ngoài ra, mức tăng trưởng này còn do một lượng lớn người mua tại Hoa Kỳ thúc đẩy. Nhu cầu kiểm tra từ họ đang gia tăng trong sáu tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là sự phục hồi này dường như đang phụ thuộc vào cách Ấn Độ kiểm soát hiệu quả cuộc chiến chống COVID-19. Số ca bệnh tại nước này đã tăng đáng kể vào tháng 4, số người chết cũng ghi nhận kỷ lục.

Sự phục hồi của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ nhưng phải vật lộn để đạt đến mức trước đại dịch

Mặc dù Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong thời kỳ hậu đại dịch, nhưng xu hướng đa dạng hóa dài hạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang tiếp tục phá bỏ vị thế thống trị của Trung Quốc.

trung-quoc.jpg
Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau khi kiểm soát được COVID-19 nhưng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Ảnh: Kunal Kalra

Không thể phủ nhận rằng, khối lượng cung ứng của Trung Quốc trong quý I/2021 đã tăng vọt so với năm trước (nhu cầu kiểm tra tăng 55% YoY trong quý I/2021 so với quý I/2020). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã đạt được mức trước đại dịch.

Ngành Dệt may là một ví dụ cho điều này. Nhu cầu kiểm tra hàng dệt may ở Trung Quốc tăng 8,3% YoY trong quý I/2021 nhưng vẫn giảm 20% so với quý I/2019.

Ngược lại, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc trong ngành dệt may, chẳng hạn như Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh, đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số về nhu cầu thanh tra so với quý I/2020 cũng như quý I/2019. Điều này cho thấy sự mở rộng bền vững so với mức độ trước đại dịch chứ không phải là sự phục hồi đơn thuần.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi ưa thích của xu hướng "near shoring" khi các thương hiệu châu Âu muốn tiếp tục mua hàng "gần nhà"

Các khu vực "near shoring" đã phải chịu một bước thụt lùi đáng kể trong năm 2020, khi cuộc khủng hoảng COVID-19 liên tiếp làm đóng cửa cục bộ và làm suy giảm nhu cầu của người mua đối với các khu vực "near shoring" của người mua Mỹ và châu Âu (như Nam và Mỹ Latinh, Bắc Phi và Trung Đông).

"Near shoring" là một xu hướng mà các công ty chuyển các xưởng sản xuất gần với những thị trường sở tại hơn.

Tuy nhiên, khi các chuỗi cung ứng toàn cầu đang trỗi dậy khỏi chế độ khủng hoảng, việc mua hàng "gần nhà" trở thành xu hướng của các thương hiệu và nhà bán lẻ.

Đặc biệt, các thương hiệu của EU đang háo hức quay lại các thị trường mua hàng quen thuộc ở Địa Trung Hải, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường được yêu thích. Quốc gia này cũng được xem là lựa chọn ưu tiên để tìm nguồn cung ứng của gần 1/3 số người tham gia khảo sát QIMA.

Dữ liệu QIMA nội bộ cho quý I/2021 cho thấy rằng, người mua châu Âu đang thực hiện kế hoạch hồi sinh nguồn cung ứng của Thổ Nhĩ Kỳ, vì nhu cầu thanh tra và kiểm tra ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng  89% so với cùng kỳ trong quý I/2021.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ