Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuỗi cung ứng nông sản bộc lộ nhiều điểm yếu trong dịch bệnh

Dù bộc lộ rất nhiều những hạn chế trong chuỗi ngành hàng nông sản, nhưng tại buổi toạ đàm “Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản: trước mắt và lâu dài” do Báo Người Lao Động tổ chức ngày 4/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, biến cố giúp định hình lại không gian phát triển của ngành này.

Sauk hi nghe phản ánh của hàng loạt doanh nghiệp, ngành hàng về tinh hình khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ nông sản do các địa phương không đồng nhất trong quy định về lưu thông hàng hóa qua các chốt kiểm dịch. Ông Lê Minh Hoan cho rằng, dịch bệnh là dịp thử thách tư duy liên kết vùng của các địa phương. Bộ cũng tự phát hiện đây là thời cơ để bộ nhìn lại trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, sắp xếp lại hệ sinh thái từng ngành hàng, không bị chia cắt về hành chính nữa.

ca-tra.jpg
Dù là vựa nông sản xuất khẩu đi khắp thế giới, nhưng theo các doanh nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu những hạ tầng cần thiết để hình thành một chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp. Ảnh minh họa.

Trước mắt, Bộ đã giao cho Tổ công tác 970 giúp đưa nông sản về TP.HCM để giải quyết những khó khăn tồn đọng nông sản, chuẩn bị cho các mùa vụ sau vì tâm lý của người nông dân đang không tốt do giá cả đầu vào, đầu ra không ổn định.

“Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch lâu dài cho các tỉnh ĐBSCL chứ không phải mỗi tỉnh. Hiện Bộ đã đề nghị mỗi tỉnh thành thành lập các tổ công tác riêng để kết nối tiêu thụ trong địa bàn. Đang tiến hành thực hiện quản lý vùng trồng để có sự đồng bộ về quản lý, khai thác vùng trồng, từng bước hình thành nội dung dự báo trong 3-5 tháng tới sẽ có gì, ở địa phương nào, không để bị ách tắc, gãy đứt như hiện nay’’, ông Hoan bày tỏ.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, doanh nghiệp cần hướng đến mục đích không chỉ thu mua nông sản mà phải thông tin, định hướng với người dân về thị trường, giá cả. Nếu cả công đồng doanh nghiệp cùng với nông dân, giải quyết vấn đề, có cả chuyên gia, cơ quan quản lý đầu ngành hợp sức thì sẽ hạn chế rủi ro.

Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, sau giai đoạn khó khăn này cho thấy, nông dân cần được hỗ trợ tham gia thương mại điện tử. Đồng thời, nhà nước cần có sự hỗ trợ về lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh quốc gia tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long giúp lưu trữ nông sản trong thời gian dài, khối lượng lớn....

Bà Ngô Tường Vy - Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu trái cây Chánh Thu đề xuất, muốn doanh nghiệp ký kết với người dân đòi hỏi phải có đơn vị đứng ra khảo soát bài bản về thị trường, nhu cầu từ các nhà nhập khẩu. Từ đó định hướng sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến sâu” -.

“Chúng ta cần phải xem lại cả hệ thống logictis cho cả thị trường nội địa, phát huy sức mạnh giữa nhà nước và doanh nghiệp là hợp tác công tư. Lâu nay nông dân cứ trách thương lái, gãy đứt chuỗi cũng từ thương lái, cần để thương lái mua cổ phần của doanh nghiệp, lập hiệp hội thương lái tạo cho họ sứ mệnh” – ông Lê Minh Hoan chia sẻ.

Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thành viên Tổ Công tác 970 của Bộ NN-PTNT, tiêu thụ nông sản những ngày gần đây đã được cải thiện. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm cần phải tiêu thụ 8 triệu tấn lúa, 1 triệu tấn rau của vùng ĐBSCL và 1,7 triệu tấn cây ăn trái. Riêng trong tháng 9, cần tiêu thụ 2 triệu tấn lúa, 400.000 tấn trái cây, rau cũng khoảng 250.000 tấn. Một tín hiệu đáng mừng là của khẩu Trung Quốc đã mở cửa, nhưng việc tiêu thụ trong nước vẫn chưa dàn trải đều tại các địa phương.

Đ.KHẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement