08/10/2021 12:29
Chuỗi cung ứng của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn
Theo Nikkie Asia, việc Việt Nam chậm mở cửa trở lại vào tuần trước đã gây ra tình huống ''buồn vui lẫn lộn" cho Stanley Furniture, công ty buộc phải đóng cửa vì COVID-19 và hàng nghìn nhà sản xuất khác từ Netflix, ASRock đến gã khổng lồ giày Pou Chen.
Một mặt, các nhân viên của Stanley vui mừng khi có thể quay trở lại làm việc trực tiếp, mặt khác hàng hóa của thương hiệu này vẫn kẹt trong những kho lưu trữ do chi phí vận chuyển toàn cầu tăng vọt.
Đó chỉ là một trong nhiều rủi ro đang đeo bám chuỗi cung ứng mong manh ngay cả sau khi TP.HCM và các tỉnh lân cận hoạt động trở lại.
Các rủi ro khác bao gồm sự thiếu hụt lao động vượt quá 100.000 công nhân, ngừng hoạt động nếu COVID-19 lây lan, nhiều nhà đầu tư đã chuyển chuỗi sản xuất đến Trung Quốc và các nơi khác nhằm đảm bảo chi phí tài chính cũng như giảm tác động từ hạn chế chống dịch COVID-19.
Stanley Furniture đã mở lại cơ sở của mình tại một trong những tỉnh bị ảnh hưởng là Bình Dương, nhưng công ty này không thể tận dụng được hết thị trường làm việc tại nhà đã thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu đồ gỗ và điện tử của Việt Nam.
Chủ tịch công ty, Walter Blocker cho biết: "Có rất nhiều nhu cầu sử dụng đồ nội thất của chúng tôi nhưng công ty không thể vận chuyển được bất cứ sản phẩm nào. Các cảng ở Long Beach (California) và trên toàn thế giới đều tắc nghẽn".
Bên cạnh những khó khăn về giao thông, khu vực miền Nam đang cố gắng phục hồi sau nhiều ngày đóng cửa hoặc thực hiện ba tại chỗ cho công nhân ăn, nghỉ ngơi, làm việc ngay tại nhà máy. Tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, sản xuất iPhone và giày Puma bị đình trệ, nền kinh tế suy giảm với tốc độ kỷ lục. Đối với những công ty mới, dỡ bỏ các hạn chế là tin tốt đầu tiên mà họ nhận được trong nhiều tháng.
Mặc khác, Nike, thương hiệu thời trang Everlane và Walmart đã sẵn sàng hưởng lợi khi hoạt động sản xuất trở lại tại TP.HCM. Được biết hôm đầu tuần này, chỉ trong ba ngày đã có 5.279 công ty đăng ký mở cửa trở lại.
ASRock, nhà cung cấp bo mạch chủ và máy chủ thuộc sở hữu của nhà lắp ráp iPhone Pegatron, cho biết họ đã chuyển một số đơn đặt hàng sang Trung Quốc và Đài Loan, nhưng nhà thầu tại Việt Nam đang lên kế hoạch mở cửa trở lại.
"Gần đây, chúng tôi đã được phép vào nhà máy để sắp xếp các chuyến hàng thành phẩm và nửa số thành phẩm đã được hoàn thành trước khi đóng cửa", trả lời Nikkei Asia, một đại diện của ASRock cho biết "Nhưng nhà sản xuất theo hợp đồng vẫn rơi vào thế khó để khởi động lại dây chuyền trong thời điểm hiện tại."
Nhà cung cấp Pou Chen của Adidas và Nike nói với Nikkei rằng họ cuối cùng đã được bật đèn xanh để hoạt động trở lại vào hôm 6/10 tại TP.HCM, nơi có 56.000 công nhâni. Công ty đóng giày theo hợp đồng lớn nhất thế giới này đã đạt được sản lượng và doanh thu trong quý trước sau khi tạm dừng công việc tại Việt Nam vào giữa tháng 7, theo một hồ sơ trên sàn chứng khoán.
"Ban đầu, chúng tôi không kỳ vọng sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn, nhưng việc sản xuất sẽ bắt đầu từ từ và dần dần", đại diện Pou Chen biết thêm, để trở lại làm việc, nhân viên phải tiêm ít nhất một liều vaccine và sinh sống ở khu vực không có ổ dịch.
DBS cho biết trong một báo cáo nghiên cứu, sự phục hồi từ sự gián đoạn ở Việt Nam, nguồn cung cấp hàng đầu cho điện thoại và quần áo, sẽ lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là khi các công ty đa quốc gia hy vọng "tăng cường năng lực sản xuất vào mùa lễ cuối năm."
Việc đóng cửa vì COVID tại Việt Nam đã ảnh hưởng đến Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của đất nước. Tác động lớn đến mức dấy lên hai lần cảnh báo lo ngại về chuỗi cung ứng giữa hai nước. Lần đầu tiên tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng và sau đó là khi Phó Tổng thống Kamala Harris gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội.
Người mua hàng Mỹ từ các thương hiệu Crocs đến Hooker Furniture, Urban Outfitters nằm trong số những người bị ảnh hưởng lớn nhất sau khi đạu dịch càn quét các khu công nghiệp. Giờ đây, các doanh nghiệp như công ty may mặc Everlane sẽ được hưởng lợi trở lại khi 4 nhà cung cấp lớn tài hoạt động.
Giám đốc chuỗi cung ứng Kimberley Smith nói với Nikkei: “Chúng tôi kỳ vọng vào tuần tới rằng các nhà máy sẽ hoạt động từ 10-60% và phải cải thiện mỗi tuần.
Tuy nhiên, khả năng phục hồi vẫn còn bấp bênh, ông Tuấn Chu, chuyên gia kinh tế tại Đại học RMIT Việt Nam, chỉ ra hai rủi ro về nguồn lao động. Theo đó, hàng ngàn người di cư thất nghiệp đã rời khỏi TP.HCM ngay sau khi tình trạng giãn cách giảm bớt vào hôm tuần trước.
TP.HCM có 288.000 công nhân trong các khu công nghiệp trước đây, so với 135.000 hiện nay. Bên cạnh tình trạng khan hiếm công nhân, ông cho biết, sự di cư ồ ạt này có thể làm gia tăng các ca nhiễm vi rút ở các tỉnh. Liệu các nhà chức trách có yêu cầu đóng cửa một lần nữa khi các ca nhiễm mới bùng nổ? Đây cũng là nỗi lo đối với những người có dự định quay lại các khu kinh tế làm việc. Ông cho biết: "Nếu bây giờ công nhân phải quay trở lại nhà máy để làm việc thì ai sẽ lo cho bọn trẻ ở nhà?", ông cũng lưu ý rằng các trường học đã đóng cửa.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mất các nhà đầu tư mong muốn cắt giảm chi phí vào tay Việt Nam, mặc dù việc đóng cửa vào mùa hè năm nay đã đảo ngược một phần nhỏ xu hướng này. Các công ty cho biết họ đã chuyển hướng một số đơn đặt hàng trở lại Trung Quốc bao gồm ASRock, nhà sản xuất bao đậu Lovesac và thương hiệu quần áo bảo hộ Lakeland.
Một cách khái quát, theo Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho biết trong một cuộc khảo sát hồi tháng 8, 20% doanh nghiệp chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Việt Nam và 16% đang thảo luận về việc di dời.
Chuỗi cung ứng bị đứt quãng bởi những quy tắc đóng cửa nghiêm ngặt, hạn chế đi lại giữa các tình và yêu cầu nhiều nhà máy thực hiện ba tại chỗ. Tại TP.HCM, một số công ty vẫn tiếp tục tạm nghỉ mặc dù số công nhân bị ảnh hưởng giảm xuống còn 45.000 người.
Ông Chu chỉ ra ngay cả khi không có yêu cầu ba tại chỗ, sự phục hồi vẫn phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp điều hướng ra sao trong khi quy tắc vẫn thay đổi.
Makalot Industrial, nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu cho Gap và Walmart, nói với Nikkei rằng việc mở cửa trở lại ở rìa TP.HCM là bản lề về tiêm chủng. Chỉ 20% lực lượng lao động đã được tiêm vaccine đầy đủ. Nhưng ở những tỉnh Đồng bằng như Vĩnh Long, Makalot đang sản xuất ở mức 30% công suất với hy vọng sẽ vượt 80% vào cuối tháng. Công ty này cho biết, họ đã bắt đầu tuyển dụng một tháng trước với dự đoán phục hồi và tình trạng thiếu hụt lao động.
Với việc nới lỏng các hạn chế đưa nền kinh tế miền Nam Việt Nam lên đỉnh của sự hồi sinh, ít nhất ba nhà phân tích nghiên cứu trong tuần này cho rằng điều tồi tệ nhất đã qua.
Một số nhà đầu tư, chẳng hạn như Panasonic sẵn sàng từ trước. Các công ty Nhật Bản cho hay COVID-19 không làm thay đổi kế hoạch ra mắt nhà máy quạt trần và quạt thông gió tại Bình Dương vào tuần tới, tiếp tục củng cố sự chuyển hướng từ Thái Lan sang Việt Nam như một trung tâm thiết bị của Đông Nam Á .
Những người khác đang chứng kiến những hạn chế của đại dịch, chẳng hạn như Eclat Textile, nhà cung cấp chính cho Under Armour, Nike và nhiều thương hiệu khác.
"Trong vài tháng qua, mặc dù không hoàn toàn ngừng sản xuất nhưng chúng tôi đã phải giảm đáng kể sản lượng tại các nhà máy ở Việt Nam", Phó Chủ tịch Eclat, Roger Lo chia sẻ. Giờ đây, "chúng tôi nhận thấy mọi thứ đang được cải thiện. Một trong những địa điểm sản xuất đã nhận được sự chấp thuận để tăng sản lượng từ 30% trong giai đoạn ngừng hoạt động lên 60% bắt đầu từ tháng 10".
Tiến trình này phù hợp với kế hoạch trở lại theo từng giai đoạn tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn. Tại đây, các nhà máy đã hoạt động ở mức 30% đến 50% công suất vào tháng trước, con số này sẽ tăng lên 60% đến 70% trong tháng này và cao hơn nữa vào tháng 11. Khu vực này chiếm gần một phần ba lượng hàng xuất khẩu của thành phố.
Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư dài hạn. Nhưng trong ngắn hạn, ông Chu cho biết, cách các quan chức phản ứng với mỗi diễn biến mới trong quá trình phục hồi sẽ có ý nghĩa then chốt.
"Vai trò của chính phủ," ông nói, "bây giờ là rất quan trọng.