Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Chúng tôi bỏ tiền mua dịch vụ, không phải để xem quảng cáo'

Khi dịch vụ dần chuyển thành kinh doanh kiểu "vắt cổ chày ra nước", hành khách không được xem là đối tượng hưởng lợi, mà thay vào đó là chuốc sự bực mình cho lựa chọn của mình.

Trên chuyến bay của một hãng hàng không tiêu chuẩn 4 sao tại Việt Nam từ Hà Nội đi TP.HCM, cơ trưởng thông báo thời gian 1h35 phút bay, và không quên chúc quý khách một chuyến bay thoải mái.

Vài phút sau khi cất cánh, khi đèn hiệu cài dây an toàn đã tắt, màn hình trước mặt hành khách thay vì hiển thị nội dung để thư giãn thì lại chiếu liên tục những mẫu quảng cáo từ Vietinbank, đến cả giải quần vợt nhà nghề nào đó của Mỹ với thời lượng gần 60 phút.

Hành khách ngán ngẩm muốn tắt cũng không thể thao tác được khi mọi thao tác đều vô hiệu. Vị khách ngồi bên tôi thở dài cho chất lượng 4 sao của hãng hàng không này.

Một đoạn quảng cáo trên chuyến bay của Vietnam Airlines - Ảnh: Minh Định

Cũng hãng hàng không này trong hành trình từ TP.HCM ra lại thủ đô, màn hình tiếp tục để chữ Đón chào Quý khách với nhiều ngôn ngữ hiển thị, nhưng cũng không quên "chào đón" hành khách đến với chương trình quảng cáo của chúng tôi.

Trong ngành hàng không, từ dịch vụ tư vấn miễn phí qua điện thoại đáng lẽ hành khách phải được hưởng khi mua vé thành công, thì nay đều chuyển sang tổng đài 1900xxxx để thu tiền người dùng với cước 1.000 đồng/phút. Trong những trường hợp hoãn hủy chuyến bay, hành khách đáng lẽ phải được hãng gọi thông báo cho những tùy chọn kèm theo, thì phải chịu cước khi liên hệ tổng đài, một cách chăm sóc không giống ai cho thượng đế của mình.

Lĩnh vực hàng không vốn dĩ chỉ đáp ứng nhu cầu công việc thường ngày của một số bộ phận thì ngay cả dịch vụ giải trí, một chiếc vé chỉ vài chục nghìn đồng, hàng khách cũng phải chịu chung số phận khi bị ép xem quảng cáo không thương tiếc.

Một chiếc vé xem phim của CGV với mặt sau là quảng cáo - Ảnh: Minh Định

Với tất cả sự hân hoan khi chào mời các bạn đến với rạp phim giải trí, nhưng chưa bao giờ, các rạp phim chiếu phim đúng giờ. Tất cả đều trễ từ 10 -20 phút để... hành khách "thư giãn" bằng xem quảng cáo. Sự việc dần trở thành thói quen, mà theo đó, hãng phim không chỉ bị ảnh hưởng liên đới, mà còn gây khó chịu cho khán giả khi xem phim, sự thư giãn dần trở thành gò bó dẫn đến bực mình mà lý do chính từ sự xem nhẹ thời gian thượng đế của mình.

Ngay cả chiếc vé xem phim, mà CGV cũng tranh thủ quảng cáo khuyến mãi cho đối tác, một kiểu thu lợi từ lòng tin người dùng. Đó là chưa kể, nội dung "lăng xê" quá mức, nhiều khi không được kiểm duyệt, dẫn đến nhiều hệ lụy không chỉ là quảng cáo, mà còn cả nhận thức người xem, gây ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu.

Nên nhớ rằng, người dùng chi tiền để mua dịch vụ, chứ không phải để xem quảng cáo. Chính sự xem nhẹ lòng tin của người dùng, các nhà cung cấp dịch vụ đang đẩy khách hàng xa họ.

Một quảng cáo của ứng dụng đặt phòng du lịch MyTour trong rạp CGV thiếu minh họa đảo Phú Quốc của Việt Nam - Ảnh: Minh Định

Việc quảng cáo kiểu dội bom vốn không còn xa lạ người dùng, khi mà thời gian qua, các mạng viễn thông được xem là rất mạnh tay cho vấn đề này, đến nỗi Bộ Thông tin Truyền thông phải quy định nhà mạng chỉ cung cấp cho khách hàng có nhu cầu nhận quảng cáo, ngoài ra có thể từ chối không nhận bản tin.

Nhưng với các dịch vụ theo kiểu bị ép buộc, và nếu lòng tin người dùng có giới hạn, thì liệu danh dự của nhà cung cấp có cần được xem xét là thu lợi bất chính hay không? Khi mà người dùng không hề có một lựa chọn nào cho mình?

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement