Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán tuần tới (18-22/12): Chờ đợi phiên thoái vốn SAB

Chứng khoán

17/12/2017 16:50

Nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỉ trọng ở mức thấp và chờ theo dõi thêm diễn biến ở các phiên giao dịch tới, sau khi SAB thoái vốn xong.

Phân hóa

Theo giới quan sát, đến thời điểm này thông tin đăng ký mua đấu giá cổ phần SAB của Tổng Công ty Cổ phần Bia ruợu nước giải khát Sài Gòn-Sabeco đã khá chắc chắn. Bước sang đầu tuần giao dịch mới, việc đấu giá cổ phần SAB sẽ được phản ánh đầy đủ trên thị trường. Diễn biến của SAB sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những phiên đầu tuần sau.

Tuần giao dịch vừa qua, áp lực bán tăng mạnh khiến các chỉ số tiếp tục giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VnIndex giảm 5 điểm xuống 935,16 điểm. HnxIndex giảm 2,2 điểm xuống 111,61 điểm. 

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn tác động lớn nhất đến thị trường trong tuần giao dịch qua. Áp lực bán tăng mạnh và lan tỏa ra các cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã khiến chỉ số VnIndex mất gần 23 điểm trong phiên đầu tuần 11/12.

Mặc dù có những phiên điều chỉnh sâu nhưng điểm tích cực là nhiều nhà đầu tư tham gia mua bắt đáy cổ phiếu. Điều này giúp tạo động lực cho đà hồi phục mạnh của các chỉ số thị trường về cuối phiên. 

Tuần giao dịch qua, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng sụt giảm mạnh. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các chỉ sô điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch. 

Đà tăng, giảm và đứng giá của các mã cổ phiếu trong tuần qua.
Đà tăng, giảm và đứng giá của các mã cổ phiếu trong tuần qua.

Các mã cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh như SHB giảm tới 7,4%, ACB giảm 5%, CTG giảm 4,8%, VPB giảm 3,3%, BID giảm 2,8%, MBB giảm 2,6%, VCB giảm 2,2%. 

Nhóm dầu khí tăng khá tốt nhờ diễn biến tích cực của giá dầu thế giới. Điển hình như GAS tăng 1,5%, PVS tăng 4,9%, PVD tăng 13,1%, … 

Nhiều mã cổ phiếu lớn tăng giảm trái chiều. Cổ phiếu vốn hóa lớn giảm mạnh trong tuần qua có thể kể đến ROS khi giảm tới 10,81%. Cổ phiếu ROS giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ hoạt động thoát hàng của giới đầu tư khi các quỹ ETFs thực hiện bán ròng mạnh cổ phiếu này để tái cơ cấu danh mục đầu tư quý IV năm 2017 trong phiên cuối tuần. BVH giảm 8,3%, VIC giảm 3,9%. 

Ở chiều tăng, VNM tăng 5,7%, VJC tăng 7,3%, FPT tăng 2%. SAB sau phiên giảm mạnh đầu tuần đã tăng trở lại. Hết tuần giao dịch cổ phiếu SAB tăng nhẹ 0,4% và đứng ở mức giá 309.200 đồng.

Đến thời điểm này thông tin đăng ký mua đấu giá SAB đã khá chắc chắc chắn. Bước sang đầu tuần giao dịch mới, việc đấu giá của SAB sẽ được phản ánh đầy đủ trên thị trường. Theo các chuyên gia và nhà đầu tư, tương tự như trường hơp của VNM, biến động giá cổ phiếu SAB sẽ tác động rất lớn tới biến động chỉ số VnIndex. 

Nhiều nhà đầu tư rất kỳ vọng thị trường sẽ đi lên, từ đó giúp sắc xanh lan tỏa ra nhiều mã cổ phiếu, nhiều nhóm cổ phiếu nếu SAB đấu giá thành công, giống như trường hợp của VNM.

Quan sát diễn biến tuần giao dịch qua có thể thấy, thanh khoản thị trường sụt giảm so với tuần trước và ở mức trung bình với mỗi phiên khoảng 5.700 tỉ đồng giao dịch trên cả hai sàn. 

Khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 181,25 triệu đơn vị/phiên, sụt giảm 12,19% so với tuần giao dịch trước. Trong khi trên sàn HNX đạt 59,38 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 11,24%. Việc thanh khoản sụt giảm mạnh là dấu hiệu cho thấy sự nghi ngại trong ngắn hạn của nhà đầu tư đối với thị trường. 

Thêm vào đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 461 tỉ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, khối ngoại bán ròng trên HOSE với hơn 493 tỉ đồng và mua ròng trên HNX với hơn 31,8 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, nếu phiên đấu giá của SAB diễn ra thành công thì sẽ củng cố rất lớn đến niềm tin của giới đầu tư vào sự tăng trưởng mạnh của thị trường. 

Tuần tới kết quả kinh doanh năm 2017 của các doanh nghiệp cũng sẽ dần lộ diện. Điều này có thể khiến sự phân hóa tiếp tục diễn ra mạnh tại các nhóm cổ phiếu.

Điểm tích cực trong tuần giao dịch qua được thể hiện ở phiên cuối tuần, mặc dù VnIndex giảm nhẹ nhưng thanh khoản tăng cao và sắc xanh đã lan tỏa ra nhiều mã cổ phiếu. Trong rổ cổ phiếu VN30 có 21 mã tăng giá, trong khi chỉ có 9 mã giảm giá.

Theo dõi thêm 

Với diễn biến thị trường hiện tại các công ty chứng khoán đưa ra nhiều nhận định khá khác biệt trong tuần giao dịch tới. Điều này chứng tỏ diễn biến khó lường của thị trường và cần thời gian để giải các ẩn số của thị trường. 

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt-VCSC, áp lực bán ra từ các quỹ ETFs này tại một số cổ phiếu vốn hóa lớn đã khiến VnIndex và VN30 đóng cửa trong sắc đỏ, phía dưới các ngưỡng kháng cự của đường MA20 đang nằm tại 940 điểm và 930 điểm. Hiện tại, tín hiệu ngắn hạn của các chỉ số chủ chốt đều đang ở mức tiêu cực.

Tuy nhiên, hiệu ứng bắt đáy ETFs có thể tạo quán tính giúp các chỉ số này tăng và có cơ hội cải thiện tín hiệu khi kiểm định lại các ngưỡng cản phía trên. Chúng tôi chưa chắc chắn về sự thành công của nhịp kiểm định này do thị trường còn một số ẩn số ở phía trước.

Diễn biến của VnIndex trong tuần qua.
Diễn biến của VnIndex trong tuần qua.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội- SHS cho rằng, trong tình hình hiện tại nếu không có yếu tố gì bất ngờ thì khả năng bứt phá vượt đỉnh hay sụt giảm mạnh của thị trường đều không được đánh giá cao.

Dự báo, trong tuần giao dịch 18-22/12, VnIndex có thể bước vào giai đoạn sideway up (xu hướng của thị trường vừa tích lũy vừa tăng hoặc có thể gọi là tăng từ từ) với mục tiêu là vùng kháng cự 940-950 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. 

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt-VDSC nhận định, thị trường bị nhiễu do ảnh hưởng của đợt cơ cấu quỹ ETFs, nhìn chung hai chỉ số vẫn đang trong trạng thái hồi phục sau nhịp giảm mạnh trước đó, biên độ dao động hẹp và thanh khoản ở mức khiêm tốn cho thấy tâm lý chung còn khá thận trọng.

VDSC khuyến nghị nhà đầu tư vẫn nên duy trì tỉ trọng ở mức thấp và chờ theo dõi thêm diễn biến ở các phiên giao dịch tới.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BSC cho rằng, phiên giao dịch cuối tuần được xem là khá tích cực của thị trường khi hầu hết các mã cổ phiếu đang dần hồi phục. Dường như nhà đầu tư đã không còn bất ngờ gì đối với việc giao dịch của hai quỹ ETFs.

Các mã bị loại khỏi danh mục đã có những diễn biến trái chiều. Trong khi ASM bị kéo xuống giá sàn thì DPM và ITA vẫn giữ được sự tăng điểm nhẹ. Thanh khoản thị trường hôm 15/12 đã quay trở và chuyển vào các cổ phiếu vừa và nhỏ cho thấy tâm lý vững vàng của nhà đầu tư.

BSC tin rằng với lực đỡ từ dòng tiền mới đổ vào cùng với thời điểm kết thúc sóng điều chỉnh cũng là lúc mở ra những cơ hội mới cho nhà đầu tư khi mà thị trường đang dần hồi phục.

Còn Công ty Cổ phần chứng khoán FPT-FPTS nhận định, đà hồi phục tạm thời chững lại do ảnh hưởng của hoạt động tái cơ cấu danh mục ETFs diễn ra trong phiên ATC. Quan sát diễn biến trong phiên 15/12, có thể thấy chỉ số VnIndex duy trì xu hướng tăng ổn định trong suốt thời gian giao dịch và áp lực đảo chiều chỉ thực sự xuất hiện tại thời điểm đóng cửa bởi tác động của lượng lớn giao dịch khối ngoại.

Thanh khoản cũng khôi phục về mức cao với gần 230 triệu đơn vị cổ phiếu được khớp lệnh thành công. Đồ thị EOD theo đó ghi nhận nến dạng Shooting star chân ngắn hàm ý lực cản vẫn còn tồn tại phía trên SMA 20 khiến VnIndex thoái lui.

Tuy nhiên, điểm tích cực là ngưỡng hỗ trợ gần của VnIndex tại mốc 924 điểm vẫn chưa bị vi phạm và độ rộng thị trường đang nghiêng về số mã tăng. Với dấu hiệu này thì nhận định về cơ hội phục hồi nhanh về mục tiêu 950 điểm vẫn được bảo toàn.

Do chỉ số biến động trong phạm vi khá hẹp nên diễn biến đảo chiều hôm nay chưa thể gây ảnh hường nhiều đến phương diện chỉ báo. Ngoài các chỉ báo xu hướng như MACD, ADX vẫn duy trì trạng thái tiêu cực thì các tín hiệu từ RSI, MFI vẫn cho thấy sự cải thiện trong xung lượng và dòng tiền.

“Chúng tôi cho rằng kịch bản hồi phục kỹ thuật về mục tiêu 950 điểm theo mô hình Bullish Pennant trên khung thời gian Intraday M5 có thể sẽ tiếp diễn trong phiên đầu tuần tới. Ở chiều hỗ trợ, đường MA 5 ngày tại 925-930 điểm sẽ đảo ngược vai trò và trở thành lực đỡ xu hướng nếu rung lắc tái diễn”, FPTS nêu vấn đề.

Xu hướng ngắn hạn của VnIndex vẫn được bảo toàn trong điều kiện đồng pha của ba nhóm vốn hóa thị trường VN30, VNMID, VNSML. Theo đó, nhà đầu tư lướt sóng có thể tiếp tục cân nhắc mở vị thế mua tại các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền. Các nhà đầu tư theo chiến lược dài hạn hơn có thể nắm giữ các cổ phiếu cơ bản có kỳ vọng tăng trưởng tích cực quý IV và cả năm 2017.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement