Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán Phố Wall chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ năm 1987 vì COVID-19

Chứng khoán

13/03/2020 07:54

Tình trạng khẩn cấp leo thang do sự lây lan của COVID-19 đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ ngày 12/03 sụt giảm ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ đều mất điểm trong ngày 12/3. Chỉ số S&P 500 mất 26,7% giá trị trong khi chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 10%, mức sụt giảm cao nhất kể từ tháng 10/1987. Chứng khoán sụt giảm quá nhanh tại Phố Wall đã kích hoạt công cụ ngắt mạch thị trường và khiến thị trường chứng khoán Mỹ tạm ngừng giao dịch trong vòng 15 phút hôm 10/3. 

Theo VOV, các thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm 12% giá trị trong ngày tồi tệ nhất của mình ngay cả khi Ngân hàng trung ương châu Âu đã hứa mua thêm trái phiếu và gia tăng hỗ trợ kinh tế. Đây là hậu quả của việc nhiều nước trên thế giới bao gồm Mỹ ngừng các hoạt động đi lại với châu Âu cũng như lo ngại rằng Nhà Trắng và lãnh đạo nhiều nước khác sẽ không thể sớm giải quyết thiệt hại kinh tế của Covid-19.  

Các chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã giảm 27-28% kể từ giữa tháng 2 tới nay. Đồ họa: New York Times.
Các chỉ số S&P 500 và Dow Jones đã giảm 27-28% kể từ giữa tháng 2 tới nay. Đồ họa: New York Times.

Diễn biến phức tạp của COVID-19 và sự sụt giảm giá trị cổ phiếu ở Phố Wall đã dẫn tới lo ngại về khả năng suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu về các biện pháp đối phó với Covid-19 ngày 11/03, Tổng thống Donald Trump đã giảm nhẹ mối đe dọa về suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ và cho rằng thời điểm hiện tại chưa phải là một cuộc khủng hoảng tài chính. Ông Trump cho biết đã yêu cầu quốc hội khoản ngân sách 50 tỷ USD để cho các doanh nghiệp nhỏ vay và giảm thuế thu nhập từ lương.

Trong một thông báo bất ngờ ngày 12/3, Cục dự trữ liên bang Mỹ cho biết sẽ hỗ trợ 1.500 tỷ USD nhằm giúp ổn định thị trường và tạo điều kiện cho các hoạt động giao thông.

Bán tháo sau lệnh cấm đi lại từ châu Âu của TT Trump

Theo Zing, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu sau khi Tổng thống Trump ra lệnh hạn chế đi lại giữa Mỹ và nhiều nước châu Âu, và ngày càng có nhiều lo ngại rằng Nhà Trắng đang thiếu chuẩn bị trước dịch bệnh.

“Chúng ta đang cảm nhận rõ nền kinh tế sẽ chịu tác động trầm trọng như thế nào. Mỗi ngày, tình hình không cải thiện mà đều tệ đi, ngày càng làm xáo trộn kinh doanh”, Liz Ann Sonders, Giám đốc về chiến lược đầu tư ở Charles Schwab, nói với AP.

Ngay sau tiếng chuông mở giao dịch, Phố Wall rớt giá chóng vánh tới mức việc giao dịch phải tạm dừng 15 phút - lần thứ 2 trong tuần. Cơ chế giống như “cầu chì” này được đưa vào áp dụng kể từ ngày ‘thứ hai đen tối’ năm 1987, và lần cuối cùng được kích hoạt là năm 1997.

Chứng khoán Phố Wall chứng kiến ngày tồi tệ nhất kể từ năm 1987 vì COVID-19

Chỉ số Dow Jones tăng điểm trong chốc lát vào buổi chiều sau khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố sẽ can thiệp vào thị trường trái phiếu, nhưng đà tăng điểm nhanh chóng biến mất.

Tổng thống Trump thường nêu ra con số ấn tượng ở Phố Wall là thành quả trong nhiệm kỳ của mình, và từng cảnh báo cử tri tại một cuộc vận động tháng 8/2019 rằng “dù bạn ủng hộ hay ghét tôi, vẫn nên bầu cho tôi”, nếu không “401(k) (quỹ hưu trí - thường đầu tư vào cổ phiếu) của bạn sẽ xuống hố”.

Chỉ tháng trước, chỉ số Dow Jones cao "ngất ngưởng" hơn gần 50% so với ngày mà ông Trump nhậm chức 20/1/2017. Đến khi sàn đóng cửa ngày 12/3, chỉ số này chỉ còn cao hơn ngày tổng thống nhậm chức 6,9%.

Chỉ số Dow Jones chính thức chuyển thành “bear market” (thị trường xuống giá) vào ngày 11/3, tức kết thúc ngày giao dịch giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục trước đó.

Đối với chỉ số S&P 500, đây là đợt lao dốc nhanh nhất từ mức cao kỷ lục xuống “bear market” kể từ Thế chiến II. Đại dịch Covid-19 và cơn bán tháo cổ phiếu đang gây ra lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế.

“Kinh tế chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái nếu cả nước ngừng làm việc và nghỉ nhiều ngày. Giới đầu tư cổ phiếu biết rõ điều đó”, Chris Rupkey, kinh tế gia ở MUFG Union, cho biết trong một bài phân tích.

Virus corona chủng mới đã khiến 128.000 nhiễm bệnh và 4.700 người tử vong. Mỹ có 1.300 ca nhiễm và 39 ca tử vong, tính đến tối ngày 12/3. Đối với đa số bệnh nhân, virus gây ra triệu chứng nhẹ và trung bình, có thể khỏi bệnh sau vài tuần.

Cổ phiếu Mỹ ngày 12/3 có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ ‘thứ hai đen tối’ năm 1987. Phần lớn giá trị tăng của thị trường dưới thời Tổng thống Trump bị xoá sạch.

NGỌC CHÂU (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement