12/03/2020 08:13
Chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư nên nắm giữ mã nào?
Các hãng hàng không (VJC, HVN, AST), xuất khẩu nông nghiệp và thủy sản (ANV, VHC, HAG, DRC) và các công ty tiêu dùng nội địa (SAB, BHN, GTN, MWG) là những cổ phiếu bị ảnh hưởng nhiều nhất do bùng phát dịch COVID-19.
Lạm phát
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), tốc độ lây lan của COVID-19 nhanh hơn SARS nhưng Chính phủ đã phản ứng kịp thời. Sự bùng phát COVID-19 đã vượt qua SARS. Trong lần này, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng với COVID-19.
KBSV cho rằng tác động sẽ tương tự như đợt SARS: lạm phát/tiêu dùng suy giảm. Tuy nhiên, GDP lần này sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn, dù không quá mạnh. Trong giai đoạn dịch SARS, lạm phát giảm xuống 3,5% từ 3,83%, cùng với hoạt động bán buôn, bán lẻ giảm xuống 6,4% từ 7,08% và vận tải giảm xuống 6,79% từ 7,86% trong quý II, III/2003.
KBSV cho rằng tác động sẽ tương tự như đợt SARS: lạm phát/tiêu dùng suy giảm. |
Quan trọng hơn hết, tăng trưởng GDP vẫn ổn định ở mức 6,9% so với 6,88 % trước khi dịch SARS. KBSV kỳ vọng một tác động tương tự từ COVID-19 mặc dù có thể là quá sớm để xác định ở giai đoạn này.
Kịch bản cơ sở của KBSV dự báo là GDP Việt Nam sẽ sụt giảm mất 1,4% trong quý I/2020. Hầu hết các tác động sẽ đến từ mức độ phụ thuộc cao vào Trung Quốc, với sự suy giảm lớn nhất dự kiến trong lĩnh vực du lịch và hàng không (khách du lịch Trung Quốc chiếm lượng 32% khách du lịch quốc tế trong năm 2019 theo Tổng cục du lịch). Xuất khẩu đến từ Trung Quốc (16% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019) và hoạt động sản xuất (hơn 40% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, theo Bloomberg).
Kịch bản từ Bộ Kế hoạch Đầu tư thấp hơn mục tiêu tăng trưởng GDP chính thức 6,8% của Chính phủ. Nếu dịch virus Corona được khống chế kịp thời trong qúy I, ước tính GDP năm nay sẽ tăng chậm lại ở 6,3%. Trong khi nếu dịch virus Corona được khống chế trong quý II, ước tính GDP 2020 tăng ở mức 6,1%.
Tác động được kỳ vọng sẽ mạnh nhất trong quý I, với mức tăng trưởng GDP dự kiến ở mức 3,8%, giảm một nửa so với mục tiêu quý I ban đầu ở mức 6,5% và thiệt hại lớn nhất sẽ là nhóm du lịch, xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản và nhập khẩu trang thiết bị. Trong khi đó, ước tính CPI trong cả 2 kịch bản trên lần lượt là 4,0% và 4,9%.
Kịch bản của KBSV ước tính tác động của COVID-19 có thể làm mất đi 0,4% GDP nếu dịch bệnh được khống chế trong quý I và 0,8% GDP nếu dịch bệnh được không chế trong quý II, tương đương với tăng trưởng GDP 2020 ở mức 6,4% và 6,0%.
Trong cả 2 kịch bản, KBSV ước tính thiệt hại tới GDP quý I sẽ ở mức 1,4% thay vì mức 2,7% của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Lý do cho lạc quan trên gồm mùa du lịch thường sẽ đạt đỉnh vào tháng 4 và vẫn còn dư địa cho phục hồi (các chuyến bay đến/từ Hồng Kông, Đài Loại và Ma Cao đã được nối lại. Chỉ các tuyến giao thương cửa khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực trong khi tuyến đường thủy vẫn được mở. Nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc đã được đẩy mạnh trước tết Nguyên Đán.
Do đó, KBSV ước tính tác động của dịch bệnh đến tăng trưởng của Việt Nam 2020 gồm tăng trưởng du lịch thiệt hại 0,4% trong kịch bản 1 và 0,6%p trong kịch bản 2. Tăng trưởng xuât khẩu nông, thủy sản với thời gian tồn kho ngắn, sẽ giảm 25% trong quý I và III, nhập khẩu máy móc sẽ giảm 10% trong cả 2 kịch bản khi hoạt động sản xuất ở Trung Quốc bị gián đoạn.
Nguồn cầu trong nước chậm lại sẽ giúp hạ nhiệt lạm phát và đây được xem là điểm sáng hiếm hoi như đã từng xảy ra ở trong dịch SARS năm 2003. KBSV kỳ vọng Chính phủ sẽ đẩy mạnh chi tiêu tài khóa, đặc biệt ở các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm để thu hẹp khoảng cách với mục tiêu 6,8%, bao gồm dự án đường cao tốc Bắc Nam và sân bay Long Thành.
Về chính sách tiền tệ, KBSV kỳ vọng các công cụ kích thích trong quý I sẽ bao gồm yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh. Và thêm những công cụ mạnh mẽ hơn trong quý I với điều kiện lạm phát được kiểm soát, bao gồm hạ mặt bằng lãi suất xuống, cắt giảm lãi suất điều hành, nới tín dụng cho các ngân hàng đáp ứng Basel II và hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Thận trọng với VJC và CTG
Theo KBSV, các mã chứng khoán hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bùng phát COVID-19 với Vietnam Airlines (HVN) giảm 13,8% và Vietjet (VJC) giảm 11,4%. KBSV thêm mã VJC vào danh mục khuyến nghị và loại mã PVD.
Bên cạnh đó, với kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước có thể sớm đưa ra các biện pháp kích thích nếu có những tác động lớn từ COVID-19 tới nền kinh tế, chúng tôi tin rằng ngành ngân hàng có thể là một trong số ít ngành sẽ được hưởng lợi. KBSV gia tăng tỷ trọng với lĩnh vực ngân hàng và thêm CTG vào danh mục cùng với việc loại bỏ PC1.
Do khả năng tiêu dùng sẽ yếu hơn trong phân khúc cao cấp từ những tác động của COVID-19, KBSV thận trọng hơn với Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) trong thời gian tới.
Nhà đầu tư nên làm gì trong lúc dịch COVID-19 bùng phát? |
KBSV thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư để nắm bắt tốt nhất cơ hội phục hồi khi tâm lý thị trường ổn định trở lại. Các thay đổi đối với danh mục mô hình của KBSV gồm thêm Vietjet (VJC) bởi ngành hàng không đã chịu cú sốc mạnh về giá từ nCoV và tin rằng chi phí nhiên liệu thấp hơn có thể bù đắp lượng hành khách sụt giảm.
Bổ sung thêm ngân hàng VietinBank (CTG) vì các ngân hàng có thể sẽ được hưởng lợi lớn từ bất kỳ biện pháp kích thích tiền tệ nào cùng với kỳ vọng hiệu suất thu nhập mạnh mẽ của ngân hàng trong năm 2019 sẽ tiếp tục trong năm 2020. Loại bỏ Dịch vụ khoan và dầu khí (PVD) vì COVID-19 có thể sẽ khiến giá dầu duy trì ở mặt bằng thấp trong ngắn hạn và cũng loại bỏ PC1 sau khi đánh giá lại triển vọng doanh nghiệp, đồng thời giá cổ phiếu đã chạm điểm cắt lỗ.
Cổ phiếu nào bị ảnh hưởng?
Các hãng hàng không (VJC, HVN, AST), xuất khẩu nông nghiệp và thủy sản (ANV, VHC, HAG, DRC) và các công ty tiêu dùng nội địa (SAB, BHN, GTN, MWG) là những cổ phiếu bị ảnh hưởng nhiều nhất do bùng phát dịch bệnh. Trong những cổ phiếu này, cổ phiếu ngành hàng không mang tới cơ hội hấp dẫn nhất cho nhà đầu tư bởi triển vọng tăng trưởng dài hạn tích cực nhưng lại bị bán mạnh mẽ bởi cú shock ngắn hạn tới lợi nhuận.
KBSV khuyến nghị tiếp tục nắm giữ MWG như lựa chọn hang đầu trong lĩnh vực bán lẻ bởi tăng trưởng mạnh mẽ từ chuỗi Bách Hóa Xanh. Dù KBSV kỳ vọng vào đảo chiều của ngành thủy sản trong năm 2020, khi thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu hồi phục từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhưng dịch COVID-19 có thể làm trì hoãn đà hồi phục này bởi những suy giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài ra, KBSV cũng kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới chỉ tiêu tín dụng như là công cụ hỗ trợ thị trường và cho rằng CTG sẽ là cổ phiếu được hưởng lợi nhất nên chúng tôi đã thêm CTG vào danh mục.
Nhìn chung, KBSV kỳ vọng các thị trường sẽ hồi phục trở lại sau khi số ca nhiễm chạm đỉnh như trường hợp của SARS năm 2003. Nhìn vào Hồng Kông, tâm chấn của dịch bệnh SARS, chỉ số Hang Seng đã hồi phục sau khi các trường hợp mới được xác nhận đạt đỉnh vào cuối tháng 4/2003.
Mặc dù mối liên quan không thực sự đáng tin cậy trong năm 2003, nhưng chỉ số Vn-Index đã bắt đầu phục hồi vào đầu tháng 4 khi số ca nhiễm được xác nhận lên tới đỉnh điểm và trở nên ổn định hơn tại Việt Nam. Cần ghi nhớ rằng, trong lần này, phần lớn các trường hợp nhiễm virus COVID-19 vẫn chỉ tập trung ở trong Trung Quốc.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp