Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán giảm mạnh, nhà đầu tư mới có nên tham gia thị trường?

Chứng khoán

15/07/2021 07:11

Giai đoạn “dễ ăn đã qua”, thanh khoản thị trường suy giảm so với nhiều tháng trước, hàng loạt cổ phiếu lao dốc… có hay không nên tham gia thị trường lúc này là điều mà nhiều nhà đầu tư mới quan tâm.

Vấn đề trên được nêu ra tại buổi tư vấn đầu tư với chủ đề Bật mí phương pháp đầu tư chứng khoán do CTCP Chứng khoán SSI tổ chức trực tuyến trưa 14/7.

Ông Nguyễn Chí Trung, Phó giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng cá nhân SSI cho biết, khi thị trường tăng, rõ ràng nhà đầu tư tham gia rất dễ nắm bắt các cơ hội đầu tư và sinh lời tốt, nhưng khi thị trường giảm, chắc chắn khó khăn. Tuy nhiên, kênh đầu tư chứng khoán là kênh mà nhà đầu tư có thể tham gia lúc nào cũng được, không nhất thiết đợi thị trường tăng mới tham gia. Bởi lẽ, thời điểm nào cũng có cơ hội, có cổ phiếu tốt và sinh lời tốt.

Số liệu vừa công bố của Trung tâm Lưu ký cho biết, trong tháng 6 đầu năm, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 140.054 tài khoản. Đây là ngưỡng cao kỷ lục lịch sử mới. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020 - năm thị trường đã lập kỷ lục lịch sử về số tài khoản cá nhân mới.

Tính đến cuối tháng 6/2021, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán hơn 3,35 triệu tài khoản, tương ứng khoảng 3% dân số, theo ông Trung, mục tiêu 5% dân số sẽ sớm hy vọng đạt được trước năm 2025.

Nếu so với các thị trườn trong khu vực, tỷ lệ trên ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, như ở Trung Quốc là 12% dân số, Hàn Quốc 10 - 15% dân số, Nhật Bản 15%, Mỹ là 30%.

Mục tiêu của cơ quan quản lý, cũng như các thành viên thị trường là thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia và đưa kênh đầu tư chứng khoán gần gũi hơn với người dân.

Theo ông Trung, các thành viên thị trường cũng đã nỗ lực cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho nhà đầu tư tham gia thị trường, trong đó có các sản phẩm hỗ trợ cho các nhà đầu tư nếu chưa quen đầu tư có thể tham khảo như trái phiếu doanh nghiệp, có lãi suất cố định… Cũng là một cách để nhà đầu tư an tâm, và làm quen dần với thị trường chứng khoán hơn.

“Tránh trường hợp nhà đầu tư ào ạt vào khi thị trường tăng, rồi rút ra khi thị trường giảm, là điều không ai mong muốn”, ông Trung cho biết.

Khi tham gia thị trường, các chuyên gia SSI cũng cho rằng, nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức liên tục, thiết lập chiến lược đầu tư, xác định xu hướng thị trường và học hỏi thêm về phân tích kỹ thuật để có thể xác định điểm mua, điểm bán, điểm tăng/giảm tỷ trọng - dễ hơn là đoán đáy, đoán đỉnh thị trường… Đồng thời, cũng lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro để chủ động hành động.

Chẳng hạn, trước diễn biến thị trường giảm mạnh vừa qua, nhiều nhà đầu tư gặp tình huống cổ phiếu chưa về tài khoản đã lỗ. Ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, chuyên gia Chiến lược Đầu tư SSI tư vấn, nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu có thể hedging (bảo hiểm rủi ro) ngay trên thị trường cơ sở bằng cách đặt các mức giá bán mục tiêu, các mức chặn lỗ (stoploss)…, hoặc là đầu tư vào chứng khoán phái sinh, đặc biệt là hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư đang trong vị thế mua cổ phiếu muốn tiếp tục nắm giữ, hoặc cổ phiếu chưa về tài khoản, họ có thể mở short trên hợp đồng tương lai, trong bối cảnh thị trường giảm điểm so với giá short, thì họ có lợi nhuận bù đắp cho phần lỗ trên thị trường cơ sở.

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư (SSI Research) chia sẻ thêm, nhà đầu tư cũng cần phải tìm câu trả lời vì sao mua cổ phiếu. Nên nhớ, cổ phiếu dù có triển vọng tốt so với cùng ngành, nhưng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cổ phiếu cần được chú ý.

Thông thường, các cổ phiếu có thông tin rò rỉ ra thị trường, sẽ phản ánh vào giá, đến khi thông tin được công bố chính thức thường chỉ còn dư địa tăng ít. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định mức giá và các yếu tố kỹ thuật khác để xem giá đó đã phản ánh hết triển vọng doanh nghiệp chưa.

Ngoài ra, theo bà Phương, còn có yếu tố tác động vào vận động giá cổ phiếu như cơ cấu cổ đông đặc hay loãng, các cổ đông lớn hay lãnh đạo còn nắm giữ tỷ lệ nào, ảnh hưởng kỹ thuật như chia cổ tức, hay cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ ETF thì kỳ cơ cấu cũng ảnh hưởng ra sao, và kế hoạch tăng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới giá cổ phiếu.

Theo kinh nghiệm của ông Trung, có nhiều trường phái đầu tư, với phương pháp kỹ thuật, thì có rất nhiều ngưỡng phải quan tâm, nhưng đây chỉ là một yếu tố. Quan trọng hơn là mỗi ngưỡng đó, nhà đầu tư có hành động như thế nào với danh mục đầu tư riêng mình. Cần xem xét tới ngưỡng đó, các cổ phiếu trong danh mục sẽ tốt so với thị trường chung, hay đi ngược thị trường.

Điển hình trong phiên sáng 14/7, dù có lúc chỉ số giảm gần 20 điểm, xuống 1.280, nhưng vẫn có 125 cổ phiếu tăng, có cổ phiếu trần, 50 cổ phiếu đứng giá. Tức thị trường giảm không có nghĩa tất cả cổ phiếu giảm, các ngưỡng chỉ định hình về mặt tâm lý.

Nếu trong tài khoản cổ phiếu tăng trưởng nhiều, đang sử dụng margin nhiều, lúc này chắc chắn phải giảm margin, thậm chí trả hết margin, đề phòng thị trường tiếp tục xuống thì mình vẫn bảo vệ được thành quả. Còn với danh mục full cổ phiếu nhưng không vay, thì nhà đầu tư cũng không nên lo lắng.

Trường hợp tỷ lệ tiền và cổ phiếu 50-50 thì độ lo lắng giảm bớt, nhưng sẽ khiến nhà đầu tư có phần cân nhắc việc mua - bán. Còn với nhà đầu tư đang 100% tiền mặt thì độ tự tin của họ rất cao, sẽ tìm kiếm cơ hội để mua vào.

“Không nên cố gắng đoán đáy đoán đỉnh, quản trị rủi ro danh mục của chính mình quan trọng hơn”, ông Trung nói.

PHAN HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement