Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chứng khoán chiều 27/4: VN-Index lui về ngưỡng 770 điểm, thế giới đồng loạt tăng

Chứng khoán

27/04/2020 16:15

Trong phiên chiều 27/4, nhóm cổ phiếu ngân hàng gia tăng sức ép khi phần lớn đều rơi xuống mức giá thấp nhất ngày, khiến VN-Index lui về ngưỡng 770 điểm.

Bước sang phiên giao dịch chiều, diễn biến thị trường không khởi sắc thêm khi vắng bóng những thông tin hỗ trợ tích cực.

Trong khi thị trường giao dịch khá phân hóa với số mã tăng và giảm trên bảng điện tử khá cân bằng, thì nhóm cổ phiếu bluechip tiếp tục gia tăng gánh nặng, đặc biệt là dòng bank hầu hết đều nới rộng biên độ giảm khi chịu thêm sức ép đến từ cung ngoại, đã đẩy VN-Index lùi về mốc 770 điểm, tương ứng giảm tới 15 điểm so với mức cao nhất trong ngày – ngay khi mở cửa phiên giao dịch.

Kết phiên, VN-Index giảm 5,89 điểm (-0,76%) xuống 770,77 điểm khi hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá. Như, VCB giảm 3%, BID giảm 2,5%, VIC giảm 1,1%. Các cổ phiếu khác như SAB, VNM về tham chiếu, FPT, PNJ, MWH, BVH đều chìm trong sắc đỏ. Toàn sàn có 186 mã tăng, 175 mã giảm và 55 mã đứng giá.

Ảnh: ĐTCK
Ảnh: ĐTCK

Ở chiều ngược lại, VPB vẫn giữ được sắc xanh dù tiếp tục thu hẹp biên độ khi 2,4%, còn lại phần lớn đều tìm về mức giá thấp nhất ngày như VCB -3% xuống mức 66.800 đồng/CP, BID -2,5% xuống 35.100 đồng/CP, CTG -1,8% xuống 18.850 đồng/CP, STB -1,2% xuống mức giá 8.990 đồng/CP; MBB -2,2% xuống mức 15.700 đồng/CP.

Đặc biệt, dòng tiền dịch chuyển mạnh sang nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ khiến nhiều mã có sự bứt phá. Trong đó, SZL, SZC, GVR, D2D, VHC, ANV, DBC, NKG, IJC… đều tăng trần. Các cổ phiếu khác như VSC, LHG… tăng hơn 5%.

Trên HNX, VCS tăng 0,7%, NDN tăng 1,2%, DTD tăng 5% nhưng không đủ giúp HNX-Index tránh một phiên giảm điểm trước áp lực đến từ ACB và SHB. Chỉ số dừng ở mức 106,3 điểm, giảm 0,67 điểm (-0,63%). Toàn sàn có 90 mã tăng, 67 mã giảm và 60 mã đứng giá.

Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,6%) lên 51,97 điểm nhờ SIP tăng 13,5% lên 83.900 đồng/cp, MPC tăng 8,4%... Toàn sàn có 117 mã tăng, 62 mã giảm và 48 mã đứng giá.

Thanh khoản thị trường xấp xỉ so với phiên trước với hơn 5.200 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 365 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 470 tỷ đồng trên HoSE và HNX, mua ròng hơn 6 tỷ đồng trên UPCoM. Nhóm cổ phiếu bị bán ròng trong phiên hôm nay là VCB, VPB, VRE, VNM… và mua ròng ở các mã như VIC, HPG, SAB…

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu và châu Á đồng loạt tăng điểm trong bối cảnh một số nước nới lỏng các biện pháp hạn chế và Ngân hàng trung ương Nhật Bản công bố các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Tại châu Âu, mở màn phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán tại Madrid (Tây Ban Nha) đã tăng mạnh nhất ở mức 2,6%. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán tại Milan (Italy), Frankfurt (Đức), Paris (Pháp) và London (Anh) đã lần lượt tăng 2,4%, 2,2%, 2% và 1,4%.

Tại châu Á, chốt phiên giao dịch, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 tại Nhật Bản đã tăng 525,22 điểm (tương đương 2,71%) lên 19.783,22 điểm, trong khi chỉ số Topix đã tăng 25,96 điểm (tương đương 1,83%) lên 1.447,25 điểm.

Chứng khoán thế giới đồng loạt xanh sàn phiên 27/4.
Chứng khoán thế giới đồng loạt xanh sàn phiên 27/4.

Tương tự, chỉ số chứng khoán tại Mumbai (Ấn Độ) tăng hơn 2%, trong khi chỉ số tại Sydney (Australia), Seoul (Hàn Quốc) và Singapore đều tăng hơn 1%. Chỉ số chứng khoán tại Bangkok (Thái Lan), Thượng Hải, Hong Kong (Trung Quốc) cũng ghi nhận những diễn biến tích cực, song chỉ số trên thị trường chứng khoán Jakarta (Indonesia) và Manila (Philippines) lại bị sụt giảm nhẹ.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán đã phản ánh những thông tin tích cực trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Một số nước châu Âu đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế và phong tỏa trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 đang giảm mạnh trong những ngày qua.

Tại Tây Ban Nha, các nhà máy và công ty bắt đầu mở cửa trở lại. Ngày 26/4, lần đầu tiên sau 6 tuần, trẻ em Tây Ban Nha được phép ra khỏi nhà đi dạo phố. Tại Italy, Thủ tướng Giuseppe Conte cam kết sẽ mở lại các trường học vào tháng 9, đồng thời sẽ cho phép các doanh nghiệp hoạt động trở lại ngay trong tuần sau khi dừng lệnh phong tỏa. 

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cũng tuyên bố sẽ đưa ra chiến lược quốc gia nhằm chấm dứt lệnh phong tỏa áp đặt từ ngày 17/3. Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng dự kiến sẽ thông báo nới lỏng lệnh phong tỏa trong tuần này, sau khi ông trở lại làm việc sau thời gian điều trị bệnh COVID-19.

Nhằm vực dậy nền kinh tế đang lao đao do chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 27/4 đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, Hội đồng Chính sách BOJ đã nhất trí “mua vào một khối lượng cần thiết trái phiếu chính phủ mà không áp đặt mức trần”.

Bên cạnh đó, BOJ sẽ tăng gấp gần 3 lần số lượng trái phiếu công ty và thương phiếu mà ngân hàng trung ương này có thể mua với mục đích hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn lớn. Liên quan đến tình hình thị trường dầu mỏ, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đã giảm tới 13% xuống còn 14,63 USD/thùng.

Giá dầu thô Brent Biển Bắc đã giảm 5,4% xuống còn 20,29 USD/thùng. Trong suốt tuần qua, giá dầu đã liên tục đi xuống do những lo ngại về nhu cầu sụt giảm mạnh, bất chấp việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bắt đầu hạn chế sản lượng.

(Nguồn: TTXVN/ĐTCK/NĐH)

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement