18/10/2017 02:35
Chưa là công ty đại chúng cũng phải lên sàn UPCoM
Để khắc phục tình trạng doanh nghiệp (DN) chưa phải công ty đại chúng không được lên sàn UPCoM, Bộ Tài chính sẽ triển khai giải pháp mới, trong đó sẽ thay đổi quy định này.
Trước bất cập của quy định hiện hành khiến hàng trăm công ty cổ phần hình thành từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không đưa cổ phiếu lênsàn chứng khoántập trung, đại diệnBộ Tài chínhcho biết, cơ quan này đang tính toán sửa đổi chính sách theo hướng ngay cả những doanh nghiệp chưa phải là công ty đại chúng cũng phải đăng ký giao dịch trênsàn UPCoM.
Hiện tại, 700 DN hình thành từ cổ phần hóa DN Nhà nước vẫn chưa đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung (UPCoM) với lý do chưa đủ 100 cổ đông, chưa phải công ty đại chúng.
Nhiều cổ đông mua cổ phần DN nhà nước nhưng vẫn bất an vì công ty mà họ sở hữu cổ phần theo họ là thiếu minh bạch trong hoạt động quản trị, tái cơ cấu doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.
Theo quy định, DN chưa lên sàn không phải đáp ứng các nghĩa vụ với cổ đông và thị trường như DN trên sàn, nhất là nghĩa vụ công bố thông tin. Chính vì thế, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng với quy định mới vì lên sàn có nghĩa sẽ phải tuân thủ nhiều quy định mà theo họ là khá mới mẻ.
Chưa phải doanh nghiệp đại chúng cũng phải lên sàn, quy định này được dự đoán sẽ khiến hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa sẽ phải lên sàn UPCoM trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo một áp lực không nhỏ lên cơ quan chủ quản là Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đặc biệt là trong năm 2017, đơn vị này sẽ áp dụng nhiều quy định mới tăng tính giám sát trên thị trường UPCoM.
Để chuẩn bị việc đón một lượng lớn các DN lên sàn, ngoài việc giảm thiểu tối đa các thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM cho các doanh nghiệp, HNX còn cung cấp cho các doanh nghiệp một tài khoản online, đề họ chủ động cung cấp thông tin ra thị trường một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.
Để khắc phục bất cập trên, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan quản lý đang xúc tiến triển khai một số giải pháp mới.
Cụ thể, với các ngành nghề kinh doanh mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, hoặc nắm không chi phối, trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính sẽ đôn đốc, hoặc kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty đẩy nhanh tiến độ thoái vốn ra đại chúng, để gia tăng số lượng cổ đông, cũng như huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, qua đó giúp công ty đáp ứng tiêu chí là công ty đại chúng.
Cơ quan quản lý đang tính toán giới hạn thời gian cụ thể mà doanh nghiệp phải tiến hành thoái vốn, để giúp họ đáp ứng tiêu chí là công ty đại chúng và lên sàn, nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp