Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chưa kịp mừng, con tôm Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Mỹ

Ngành tôm Việt Nam chưa kịp vui vì Mỹ giảm thuế thì lại gặp khó vì Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu (SIMP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

Sau khi ngành tôm Việt Nam nhận được tin vui rằng trong Kỳ xem xét hành chính lần thứ 12 (POR 12) đối với vụ việc chống bán phá tôm Việt Nam thì các doanh nghiệp bị kiện sẽ chỉ bị áp thuế 4,58%. Tin tốt này có thể giúp ngành tôm tăng sức bật trong thời gian tới, nhưng với việc SIMP sắp có hiệu lực thì ngành này lại gặp khó.

Chưa kịp mừng, con tôm Việt Nam lại gặp khó ở thị trường Mỹ

Cụ thể, SIMP sẽ khiến các đơn vị xuất khẩu tôm sang Mỹ phải tuân thủ theo bộ quy tắc mới về cơ sở truy nguyên nguồn gốc. Dữ liệu của toàn bộ quá trình từ việc nuôi trồng, đánh bắt đến khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ phải được khai báo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) thì SIMP sẽ gây ra hai trở ngại lớn đối với ngành tôm Việt Nam.

Đầu tiên, NOAA yêu cầu nhà nhập khẩu Mỹ thay mặt cho nhà xuất khẩu Việt Nam khai báo thông tin, đồng nghĩa rằng nhà nhập khẩu có trách nhiệm làm việc với chính quyền Mỹ nếu có bất kì vấn đề nào xảy ra liên quan đến sản phẩm của nhà xuất khẩu.

VDSC cho rằng việc tìm được một nhà nhập khẩu như vậy đối với các nhà xuất khẩu ở Việt Nam không dễ dàng. Các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam có thể thành lập pháp nhân và đăng ký kinh doanh tại Mỹ, sau đó khai báo thông tin cho NOAA giúp công ty mẹ tại Việt Nam. Nhưng điều này cũng rất khó do các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam không đủ mạnh về tài chính.

Trở ngại thứ hai là việc NOAA yêu cầu nhà xuất khẩu phải chứng minh nguồn gốc tôm nguyên liệu mua từ nông dân hay ngư dân nếu khối lượng mua lớn hơn 1.000 kg mỗi ngày, với bằng chứng bao gồm địa điểm canh tác và giấy phép nuôi tôm.

Tuy nhiên, trên thực tế các công ty thu mua tôm hiện chỉ quan tâm đến lượng, kích thước, chủng loại,… và không yêu cầu nông dân phải có giấy phép nuôi trồng. Nông dân Việt Nam cũng nuôi tôm chủ yếu ở quy mô hộ gia đình và không hề có giấy phép nuôi trồng thủy hải sản do nhà chức trách cấp.

Còn theo nghị định 59/2005/NĐ-CP thì để được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản là các trang trại phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng, các tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo VDSC, hầu hết các trang trại nuôi tôm quy mô hộ gia đình hiện nay không đáp ứng được điều kiện này, nên sẽ không thể được cấp phép nếu có nhu cầu. Nếu các hộ nuôi tôm đầu tư để đáp yêu cầu của 59/2005/NĐ-CP thì cũng khó do bị động vốn.

Vì vậy, VDSC nhận định thời gian từ nay đến khi SIMP có hiệu lực là quá ngắn để có thể thay đổi tình hình hiện tại. Do đó, xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ có thể sụt giảm trong các tháng đầu năm 2019.

THÀNH THÁI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement