Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chưa kịp "hoàn hồn" với mã vùng điện thoại cố định, doanh nghiệp lại liêu xiêu vì chuyển đổi 11 số sang 10 số

Sau hơn một năm đổi mã vùng thuê bao điện thoại cố định, thời điểm này, nhiều người dân, doanh nghiệp lại đau đầu vì đổi mã mạng di động, trong khi hai số điện thoại này là phần quan trọng định danh cá nhân, doanh nghiệp trong thời đại số.

Liên tục bị đội chi phí

Anh Nguyễn Phạm Hùng – Phụ trách kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều tại Bình Phước thẳng thắn bày tỏ, sẽ rất phiền phức khi phải in lại các thông tin về số điện thoại nhưng không in thì không được.

“Số 0128.600.5xxx lâu nay vẫn được sử dụng làm số hotline, thường xuyên nhận thông tin, giải đáp thắc mắc của đối tác. Mỗi ngày tôi nhận hàng chục cú điện thoại liên hệ từ cả trong nước và nước ngoài để tìm hiểu, đặt vấn đề phối hợp kinh doanh. Giờ đổi mã mạng số di động này, công ty sẽ phải in lại toàn bộ danh thiếp, sơn sửa lại số điện thoại trên các bảng hiệu và thay thế toàn bộ số bao bì, tờ rơi quảng cáo. Mà vấn đề là, cách đây một năm, chúng tôi vừa phải làm việc tương tự, khi nhà nước thay đổi mã vùng điện thoại cố định”.

“Việc thay đổi mã vùng cố định rồi mã mạng di động liên miên thế này ảnh hưởng nhiều đến công việc hoạt động của công ty,… Nói chung là rất bất tiện và tốn kém”, anhh Hùng bức xúc.

Anh nêu thực tế: “Đối tác nước ngoài, trong nước đều liên lạc qua di động nên số điện thoại di động yếu tố thiết thân nên luôn phải duy trì. Cùng với đó, số fax cũng luôn phải chính xác đó một trong những phương thức thường dùng nhất để trao đổi với các ngân hàng. Thế nên, số điện thoại bàn, số fax cũng như số liên lạc di động luôn phải được cập nhật”.

Thực tế, việc thay đổi mã vùng điện thoại cố định và mã mạng di động này sẽ làm chi phí sản phẩm đội lên, vì doanh nghiệp phải thay thế toàn bộ bao bì sản phẩm xuất khẩu đi các nước. Hơn nữa, có khi khách hàng gọi điện thoại làm việc hoặc muốn hợp tác sẽ mất tín hiệu.

“Việc in lại bao bì để điều chỉnh số điện thoại vừa mất thời gian, tốn thêm một khoản chi phí đáng kể, đó là chưa nói đến sự lãng phí”, anh nói.

 Chưa kịp

Ông Lê Tiến Hoàng, đại diện một công ty chuyên về in ấn, cho biết thông tin đổi mã vùng (năm 2017) và đổi mã mạng di động thực tế sẽ gây “choáng” cho nhiều doanh nghiệp, bởi thực tế các công ty phải đặt in danh thiếp, bao bì, giấy tờ… để dùng cho ít nhất một năm.

“Chúng tôi thông tin cho khách hàng về việc đổi mã mạng di động và hỏi họ có muốn điều chỉnh lại số điện thoại liền trước khi in ấn hay không. Họ tỏ ra bất ngờ và lúng túng khi nghe tin này. Thực ra, họ vẫn còn may mắn hơn những người vừa mới in xong”, ông Hoàng nói.

Các thuê bao di động 11 số vẫn có thể quay số song song cả đầu số mới và cũ cho đến hết ngày 14/11/2018 và âm thông báo đổi đầu số (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) được duy trì đến hết ngày 30/6/2019.

Ông Hoàng đưa ra ví dụ hồi đầu năm 2017 về một khách quen là doanh nghiệp trong mảng bất động sản đặt nhiều mặt hàng in ấn gồm danh thiếp, thư mời, quảng cáo, brochure,… để dùng trong một năm, với giá trị in khoảng 80 triệu đồng, khi nghe tin đổi mã vùng điện thoai cố định của Hà Nội – nơi công ty đặt trụ sở chính – từ 04 thành 024 đã cảm thấy “choáng”.

Theo ông Hoàng, cùng với việc đổi mã vùng điện thoại cố định, việc thay đổi mã mạng điện thoại di động sau một thời gian cấp dải số tràn lan cho các nhà mạng đã vô hình trung khiến nhiều doanh nghiệp phải thay đổi bộ nhận diện. Việc làm này gây tốn kém không nhỏ cho xã hội nói chung và khiến cho các doanh mất một khoản chi phí không đáng có để in ấn lại, chỉnh sửa bộ nhận diện mới, từ pa nô, áp phích quảng cáo cho đến biểu mẫu, chứng từ… thậm chí ảnh hưởng đến những lô hàng doanh nghiệp đã sản xuất lưu thông, đã đóng bao bì, nhãn mác…

Tầm nhìn quy hoạch dài hơi?

Lý giải cho việc thay đổi mã mạng di động, Đại diện Cục Viễn thông cho rằng, việc chuyển đổi thuê bao di động từ 11 số về 10 số nhằm đáp ứng xu thế phát triển lâu dài cho thị trường viễn thông và yêu cầu phát triển nền kinh tế số như: giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh... phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0,…

Việc chuyển đổi mã vùng đã hoàn thành vào tháng 8/2017, bước tiếp theo là chuyển đổi mã mạng. Và Bộ TT&TT khẳng định, việc chuyển đổi mã mạng là cần thiết và đem lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy vậy, nhiều ý kiến nhận định, việc chuyển đổi đầu số 11 số sang 10 số có thể không có quá nhiều thiệt hại về kinh tế như việc đổi mã vùng điện thoại cố định diễn ra trong năm 2017 nhưng vẫn ảnh hưởng đến một số người dùng sử dụng SIM 11 số là số chính thức. Do đó, họ phải in ấn, thông báo lại các đối tác cũng như thay đổi các bảng hiệu đối với các hộ kinh doanh.

 Chưa kịp

Việc thay đổi mã mạng điện thoại di động sau một thời gian cấp dải số tràn lan cho các nhà mạng đã vô hình trung khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.

Một vấn đề khác cũng được nhiều người dùng phản ánh đó là các tài khoản mạng xã hội, tài khoản OTT và thậm chí nhiều tài khoản mail, người dùng phải thực hiện việc bổ sung lại từ đầu, gây tốn kém về mặt thời gian và sức lực. Cùng với đó, người dùng còn phải đi thay đổi số di động đối với dịch vụ của ngân hàng, bảo hiểm...

Dẫn con số thống kê được Bộ TT&TT công bố vào tháng 5/2017 rằng hiện Việt Nam có 120 triệu thuê bao, trong đó có hơn 60 triệu thuê bao bị tác động, một chuyên gia kinh tế cho rằng, cả nước có khoảng 560.000 doanh nghiệp (thống kê đến ngày 31/12/2017), chưa kể các hộ kinh doanh cũng phải chịu thiệt hại không nhỏ từ việc thay đổi số điện thoại khi hàng loạt biển quảng cáo, quảng cáo trên xe, sản phẩm, tờ rơi, hợp đồng, thư mời… phải in, sản xuất lại. Vị chuyên gia này cho rằng việc quy hoạch đầu số điện thoại cần làm dài hơi, tránh thay đổi thường xuyên sẽ gây phiền toái, gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiệt hại về kinh tế và phiền phức cho người dân.

Thực tế việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định (năm 2017) cho thấy, các cơ quan có liên quan đã thực hiện nhiều biện pháp thông tin qua nhiều phương thức như thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, Internet…); qua hệ thống tin báo của các tập đoàn bưu chính viễn thông… Tuy nhiên, vẫn còn một số lúng túng vướng mắc trong việc làm quen với mã vùng điện thoại cố định mới của người dân lẫn các doanh nghiệp, kể cả các cơ quan Nhà nước.

Không chỉ trong quan hệ giao dịch, một số nơi gặp nhiều rắc rối phát sinh trong giao dịch kinh tế khi chưa chuyển đổi mã số điện thoại cố định cũ và mới phải thể hiện trong các loại giấy tờ cần thiết. Cạnh đó một số cá nhân, cơ sở kinh doanh phải hủy bỏ những mẫu biểu quảng cáo, tờ rơi, danh thiếp có in số cũ gây nhiều tốn kém.

Cùng với đó, thực tế phát sinh nhiều loại tội phạm (đa số là các cuộc gọi từ nước ngoài) lừa đảo người dân thông qua các đầu số lạ đúng vào lúc cả nước bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định dễ tạo ra sự nhầm lẫn giữa 2 loại đầu số này. Nhiều người dân nhất là người cao tuổi, người ở vùng nông thôn hiện rất hoang mang lo lắng mỗi khi nhận được những cuộc gọi có đầu số lạ so với trước bởi luôn lo sợ mình sẽ bị bọn xấu lừa đảo. Ngược lại đã có những cuộc gọi của người thân trong tình trạng cấp bách nhưng đã không thực hiện được do người thực hiện cuộc gọi chưa được cập nhật kịp thời.

Còn nhớ, năm 2008, khi VNPT bổ sung số “3” vào trước số thuê bao cố định đã khiến 10 triệu thuê bao điện thoại cố định bị ảnh hưởng. Thậm chí, nhiều siêu thị lớn bị sụt giảm kết nối từ phía khách hàng, có hãng taxi phải chi phí cả tỉ đồng để dán, sơn, cập nhật số điện thoại mới.

THU CÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement