Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chủ tịch Masan nói gì khi được hỏi về vấn đề tương ớt Chin-su tại Đại hội cổ đông?

Doanh nghiệp

24/04/2019 17:31

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT Masan Group, nói nâng cao chất lượng cuộc sống trong mọi không gian sống của người tiêu dùng là động lực của Masan.

Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 sáng 24/4, ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group), đã dành khá lớn thời gian ở đầu phiên họp để nói về tâm huyết của bản thân cho quá trình phát triển của Masan suốt thời gian dài vừa qua.

Theo Dân Trí, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết một người bạn của ông đã đặt câu hỏi vì sao một người học về vật lý hạt nhân như ông lại đi buôn mì gói.

"Tôi không chọn mì gói, mà bối cảnh dẫn chúng tôi đến lựa chọn này. Hơn 20 năm trước, chúng tôi đói và chỉ mong được ấm bụng với một gói mì gói. Trong cuộc sống, mỗi người đều muốn tìm cho mình một thứ để cảm giác cuộc sống tốt đẹp hơn.

Rồi chúng tôi phát hiện ra không chỉ người Việt Nam đói, cần gói mì, mà 150 triệu người Nga không dùng khoai tây, và cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng. Đó là cách Masan bắt đầu sự nghiệp", ông chủ Masan tâm sự.

  Chia sẻ với cổ đông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết một người bạn của ông đã đặt câu hỏi vì sao một người học về vật lý hạt nhân lại đi buôn mì gói.

Chia sẻ với cổ đông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan cho biết một người bạn của ông đã đặt câu hỏi vì sao một người học về vật lý hạt nhân lại đi buôn mì gói.

Ông Quang nhấn mạnh: Chúng tôi đã chia sẻ điều đó với cổ đông và nhà đầu tư từ 3 năm trước, về động cơ và mục tiêu phải nâng cao năng suất lao động và xây dựng các nhãn hiệu mạnh. Điều đó không có gì là đặc sắc nhưng lùi lại để nhìn lại, nó chính là mô hình của Singapore - Đất nước đảo quốc có hơn 5 triệu dân, quốc gia có năng suất lao động cao. 

Ông Quang cho biết, các sản phẩm và dịch vụ của Masan trong suốt 23 năm đều đi theo lý tưởng này. Ông cũng đánh giá, Masan đã có một số sản phẩm và dịch vụ thật sự nâng cao đời sống hàng ngày của người tiêu dùng, một số khác thì chưa đạt được.

"Khi tôi nghe một cổ đông hỏi tôi rằng Masan hết sáng tạo hay sao mà không biết làm gì mới, tôi thấy rằng chỉ cần có mục tiêu có ý nghĩa để nghĩ đến. Con đường Masan đang đi thật sự có rất nhiều chông gai, thử thách, nhưng là con đường đi mỗi ngày, không một giây phút hoài nghi, thì vẫn sẽ có niềm tin để đi hết con đường đã chọn", ông Quang bộc bạch trước hàng trăm cổ đông. 

Ông Quang cũng hướng cổ đông đến mục tiêu tương lai của Masan theo mô hình hệ sinh thái đa dạng lĩnh vực, ngành nghề, từ y tế, giáo dục cho đến hai mảng ghép chiến lược trọng tâm mới là sản phẩm chăm sóc cá nhân - gia đình và bán lẻ. 

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.
Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Masan.

 "Cần tìm hướng đi thích hợp để Masan phát huy được thế mạnh vốn có của mình", ông Quang bày tỏ quan điểm. 

Theo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi của cổ đông về sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh năm 2019 hay không, ông Danny Le, giám đốc điều hành Masan Group, thừa nhận "không lường trước được", và cho rằng "đây chỉ là sự cố truyền thông", đồng thời khẳng định "chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng". 

Xác nhận ít chủ động chia sẻ thông tin với giới truyền thông, ông Quang cho rằng các thông tin liên quan đến vụ việc nước mắm gây tranh cãi, hay vụ thu hồi tương ớt ở Nhật thời gian qua ít nhiều có gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 

Và theo chia sẻ của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thì: "Masan không hoàn hảo và không phải người giỏi nhất. Masan luôn học hỏi từ thảo luận của mọi người". Masan muốn Keep Going (khẩu hiệu của tập đoàn này) và con đường đang đi rất nhiều chông gai, thử thách.

"Khi bạn có mục tiêu thực sự ý nghĩa, thì bạn còn cần tiếp tục trên con đường đó. Và vì thế bạn chỉ cần làm một việc: Keep Going... Nhưng trước khi tiếp tục, cần chắc chắn con đường đó ý nghĩa, giá trị lớn với công ty và đóng góp cho xã hội. Sự tiếp tục sẽ dần dần giúp mọi người hiểu lựa chọn của bạn", ông chủ Masan chia sẻ.  

Tại đại hội, Hội đồng quản trị Masan Group cũng trình cổ đông thông qua mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 đạt 45.000-50.000 tỉ đồng, tăng 18-31% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty từ 5.000-5.500 tỉ đồng, tăng 44-58% so với năm 2018, cùng phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). 

Theo lãnh đạo Masan, số lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành của công ty. Giá phát hành bằng mệnh giá mỗi cổ phần, tức bằng 10.000 đồng/cổ phần. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.

Đại hội cũng đã bầu Hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2019-2024 với số lượng 6 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên ban kiểm soát.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement