Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chủ đầu tư không được thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất để làm dự án nhà ở?

Góp ý Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cho phép nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội.

HoREA đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét bổ sung vào khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. 

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, Nghị quyết số 18 đã cho phép thực hiện hai phương thức tạo lập quỹ đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại. 

Một là thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Hai là thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.

HoREA kiến nghị cho phép nhà đầu tư thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở - Ảnh 1.

Ông Châu cho rằng, chủ trương thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất là định hướng lâu dài rất đúng đắn kể từ thới điểm Luật Đất đai (mới) có hiệu lực nên cần phải có lộ trình để phát triển quỹ đất.

Tuy nhiên, hiện tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lại chỉ quy định một phương thức tạo lập quỹ đất là Nhà nước thu hồi đất và lựa chọn nhà đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Trong khi đó, nguồn lực ngân sách của các địa phương có hạn, nhà nước không thể giải phóng mặt bằng, tạo lập đủ quỹ đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư. Điều này thể hiện rất rõ ở việc rất ít khu đất được nhà nước đưa ra đấu giá, đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư trong những năm qua.

Nếu thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi thì chỉ còn một kênh phân bố đất đai để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại thông qua một phương thức duy nhất.

"Điều này là bất khả thi, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư và chưa thực hiện đúng mục tiêu của Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022: Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả", ông Châu nhận định.

Ngoài ra, theo kiến nghị của HoREA, điểm c khoản 3 Điều 64 Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã không còn cho phép tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại và "bỏ quên" cả dự án nhà ở xã hội như đã quy định tại Điều 73, điểm b khoản 1 Điều 169, khoản 2 Điều 191 và khoản 1 Điều 193 Luật Đất đai 2013, nên cần tiếp tục cho phép thực hiện để xã hội hóa. 

Do vậy, Hiệp hội đề nghị bổ sung nhà đầu tư là người đang sử dụng đất hoặc là người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật để làm dự án nhà ở xã hội.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement