Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chống ngập cho TP.HCM bằng… quy hoạch

Quy hoạch

05/12/2018 14:13

Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề xuất điều chỉnh về quy hoạch cốt san nền, đặt hàng cho đơn vị thi công cách thoát nước khác nhau cho từng khu vực.

Cần hơn 73.000 tỷ đồng chống ngập

Sáng ngày 5/12 đã diễn ra Hội thảo “Tìm giải pháp chống ngập tại TPHCM”. Nhìn lại quá trình phát triển hạ tầng thoát nước của TP.HCM có thể thấy, khu vực nội thành còn khoảng 20-30% diện tích chưa có hệ thống thoát nước, 700km cống thoát nước cũ bị tắc nghẽn do nạn xả rác và không được nạo vét.

Nhiều ao hồ có chức năng điều tiết nước bị san lấp. Nhiều tuyến cống, hố ga, cửa xả bị lấn chiếm hư hỏng… đã làm tình trạng ngập nước của TP.HCM ngày càng nghiêm trọng hơn.

TP.HCM đã triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM. Đến nay, TP.HCM xây được 4.176km trong tổng số 6.000 km cống thoát nước.

Mỗi khi mưa là TP.HCM ngập nặng.
Mỗi khi mưa là TP.HCM ngập nặng.

Nạo vét, cải tạo 60,3km trong tổng số 5.075 km kênh rạch. Hoàn thành xây dựng 1/10 cống kiểm soát triều. Xây dựng 64km trong tổng số 129 km đê bao bờ hữu sông Sài Gòn… nhưng vẫn chưa giải quyết được bài toán chống ngập. 

Trong khi đó, TP.HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Các cơn mưa cực đoan có lượng mưa cực lớn xuất hiện ngày càng nhiều.

Đỉnh triều cường năm sau cao hơn năm trước và hiện nay đã xác lập kỷ lục 1,71m. TP.HCM đang lún với tốc độ từ 3-5cm mỗi năm. Cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ, quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập với các cao ốc, chung cư tiếp tục mọc lên ở trung tâm TP.HCM… càng làm bài toán chống ngập trở nên nan giải.

Hàng chục năm qua, TP.HCM đã triển khai hàng loạt dự án chống ngập với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng đến nay ngập nước vẫn còn là nỗi ám ảnh kinh niên của người dân.

Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết, giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần hơn 73.000 tỷ đồng để chống ngập nước. Tuy nhiên, nguồn vốn ngân sách hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng hơn 16.000 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 588 tỷ đồng, vận động nguồn vốn vay ODA khoảng hơn 36.000 tỷ đồng. Số còn lại khoảng hơn 20.000 tỷ đồng TP.HCM sẽ phải kêu gọi nguồn xã hội hóa.

Do đô thị hoá

Nói về tình trạng ngập ở TP.HCM, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng Phòng Quản lý hệ thống thoát nước mưa thuộc Trung tâm Điều hành chống ngập nước TP.HCM cho biết, giai đoạn từ năm 1996-2000 là thời kỳ phát triển của TP.HCM.

Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, quản lý quy hoạch về cơ sở hạ tầng nên tình trạng ngập phát sinh. Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, tiếp tục bị hư hỏng, hầm ga, kênh rạch bị nghẽn do rác và đất cát… gây úng ngập khu vực nội thành bất cứ khi nào có mưa lớn.

TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng chống ngập nhưng hiệu quả chưa cao.
TP.HCM đã chi hàng ngàn tỷ đồng chống ngập nhưng hiệu quả chưa cao.

Một số quận mới thành lập như quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân đô thị hóa tự phát nhanh kéo theo xây nhà bất hợp pháp, xâm hại hệ thống thoát nước, kênh, rạch… Kết quả xuất hiện thêm nhiều điểm ngập mới.

Cuối năm 2000, TP.HCM còn tồn tại 100 tuyến đường trục chính ngập do mưa. Giai đoạn từ năm 2001-2005 giải quyết cơ bản tình trạng ngập trong mùa mưa và xử lý môi trường nước đô thị giai đoạn 2001-2005.

“Đầu năm 2001 còn tồn tại 100 tuyến đường trục chính ngập do mưa, giai đoạn 2001-2005 phát sinh ngập 67 tuyến đường, còn tồn tại 105 tuyến đường trục chính ngập do mưa và thống kê còn tồn tại 95 tuyến đường trục chính ngập do triều cường”, ông Long nói.

Theo ông Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, vấn đề ngập nước ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội nên công tác chống ngập rất quan trọng. Ngập nước do dân số quá đông, phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng quá tải…

Ngoài ra 2 yếu tố còn có nguyên nhân do địa hình thấp, nền đất bị sụp lún, triều cường, biến đổi khí hậu, đô thị hoá, bê tông hóa, san lấp kênh rạch, chặn luồng thoát nước…

Giải bằng quy hoạch

Theo ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, diện tích TP.HCM là 2.095 km2. Trong đó 1.331km2 có cao độ dưới 1,5m là nơi có địa hình thấp chịu tác động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập.

Các giải pháp chống ngập hiện nay như xây dựng các hệ thống cống ngầm lớn ở các khu vực và hệ thống bơm kết hợp cải tạo hệ thống thoát nước hiện hữu để đưa nước về các hệ thống cống ngầm.

Việc hình thành những trung tâm TP.HCM theo các hướng sẽ giúp phân bổ dân cư đồng đều và giảm ngập.
Việc hình thành những trung tâm TP.HCM theo các hướng sẽ giúp phân bổ dân cư đồng đều và giảm ngập.

Hệ thống cống ngầm của Trung Nam kết hợp bơm đã áp dụng rất thành công ở các nước như Nhật Bản, Malaysia, Pháp… Khoan ngầm thu nước mặt kết nối thoát nước hạ tầng hiện hữu, xây dựng các trạm bơm cuối tuyến cống ngầm, kết hợp xây dựng kè kênh rạch chống tràn ngược cho một lưu vực.

Dẫn chứng về giải pháp chống ngập tương đối hiệu quả, ông Dần lấy ví dụ Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung sau nhiều năm đầu tư nghiên cứu bản chất hiện tượng ngập úng, đã đề xuất giải pháp chống ngập úng cục bộ với từng khu vực cụ thể.

“Trên cơ sở đánh giá diện tích lưu vực, mức độ ngập úng, hiện trạng hệ thống thoát nước và điều kiện tiêu úng, đưa ra giải pháp công nghệ sử dụng bơm đặc thù để chống ngập cho từng khu vực dân cư”, ông Tiến nói.

Ông Lý Khánh Tâm Thảo, Quyền Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho rằng, việc phát triển tăng trưởng của TP.HCM liên quan đến nâng cấp hạ tầng kỹ thuật.

Ở cấp độ quy hoạch, chúng ta phát triển theo định hướng quy hoạch không gian, tập trung theo trung tâm TPHCM và 4 hướng Đông, Nam, Đông Nam và Tây Bắc.

Việc hình thành những trung tâm TP.HCM theo các hướng sẽ giúp phân bổ dân cư đồng đều, tránh tập trung vào trung tâm. Để làm được vấn đề này đòi hỏi TP.HCM tập trung đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường kết nối giữa trung tâm chính và trung tâm phụ thông qua các tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Đại lộ Đông Tây, đường Vành đai.

“Sở Quy hoạch Kiến trúc đang đề xuất UBND TP.HCM để điều chỉnh về quy hoạch cốt san nền, đặt hàng cho đơn vị thi công cách thoát nước khác nhau cho từng khu vực khác nhau. Có từng giải pháp như vậy thì sẽ có gương mặt cốt san nền cụ thể hơn, hiệu quả hơn”, ông Thảo cho biết.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement