Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cholesterol tốt và cholesterol xấu: Sự khác biệt là gì?

Sức khỏe

15/03/2021 08:17

Làm thế nào để chúng ta có thể giảm cholesterol một cách lành mạnh nhất?

Trong thế giới của những chủ đề gây tranh cãi và khó hiểu về sức khỏe thì cholesterol vẫn luôn đứng đầu danh sách. Cho đến nay, về cơ bản cholesterol vẫn chưa thể thoát khỏi cái biệt hiệu "ác quỷ" khi nhắc đến sức khỏe tim mạch. Nhưng thật ra, bản thân cholesterol không tệ đến như vậy, chỉ có cholesterol LDL, còn được gọi là cholesterol "xấu" mới là thứ khiến chúng ta phải lo lắng.

Để rõ ràng hơn thì cholesterol thật ra là một thuật ngữ được sử dụng không chặt chẽ, vì nó có thể là cholesterol có từ chế độ ăn uống hoặc cũng có thể là cholesterol có trong cơ thể bạn và cả hai không hề giống nhau.

Trong thời gian dài, một quan niệm chung cho rằng cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim, vì vậy chúng ta được khuyên là nên tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol như là lòng đỏ trứng chẳng hạn. Nhưng vào năm 2018, các nghiên cứu đã chuyển sang hướng đi mới và cho thấy cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày không phải đều gây ra bệnh tim, mà một phần khả năng của vấn đề có thể là do chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa.

"Cholesterol là một chất béo màu vàng trắng như sáp được tạo ra bởi tất cả các tế bào động vật. Cholesterol là một khối quan trọng trong xây dựng màng tế bào và cần thiết cho cơ thể để sản xuất hiệu quả các hormone và Vitamin D", Erika Davey, huấn luyện viên sức khỏe và là người sáng lập trung tâm y tế Levity Health cho biết.

A. Tại sao cholesterol lại quan trọng?

Mặc dù chịu nhiều tiếng xấu, nhưng cholesterol lại rất quan trọng đối với sức khỏe và hỗ trợ đắc lực cho cơ thể.

1. Cholesterol giúp tạo ra hormone

Cholesterol cần thiết cho cơ thể đểtạo ra các hormone steroid quan trọng, được phân thành năm nhóm chính:

- Progestogens:Còn được gọi là progesterone, là một loại hormone quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và thai kỳ của nữ giới.

- Glucocorticoid:Giống như cortisol, đóng vai trò trong việc phản ứng với căng thẳng và tạm thời giảm tình trạng viêm khi cơ thể nhận diện mối đe dọa.

- Mineralocorticoids: Aldosterone là một loại hormone steroid giúp cơ thể điều hòa huyết áp và quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

- Androgen:Androgen là hormone sinh dục nam.

- Estrogen:Estrogen là một loại hormone sinh dục nữ.

2. Cholesterol hỗ trợ tạo ra axit mật hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất béo

Mật đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Cụ thể, có một axit mật nhất định mà cơ thể cần để tiêu hóa và hấp thụ tốt chất béo, cholesterol giúp cơ thể sản xuất các axit đó.

Axit mật giúp cơ thể sản xuất dòng chảy của dịch mật, cần thiết đối với sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo. Các nghiên cứu cũng chỉ ra axit mật rất quan trọng đối với lipid (chất béo), glucose (đường) và cân bằng nội môi năng lượng.

3. Cholesterol giúp tạo ra vitamin D

Cholesterol cũng rất quan trọng trong việc sản xuất vitamin D. Vitamin D cần thiết cho sức khỏe miễn dịch, độ chắc khỏe của xương và giảm viêm. Vitamin D là một trong hai loại vitamin duy nhất mà cơ thể có thể tự sản xuất (loại còn lại là vitamin K), ngoài ra chúng ta cũng có thể bổ sung từ các nguồn khác như thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Bên cạnh đó về mặt kỹ thuật, vitamin D cũng như một loại hormone điều chỉnh lượng canxi trong máu của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin D có thể giúpngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp hoặc giảm mức độ nghiêm trọng, đặc biệt nếu cơ thể bị thiếu hụt.

B. Cholesterol "tốt" và "xấu" là gì?

Bạn có thể đã từng nghe về cholesterol "tốt" và "xấu", nhưng chính xác thì nó có nghĩa là gì?

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được gọi là cholesterol "tốt". "HDL là một kẻ nhặt rác thân thiện di chuyển trong máu, loại bỏ LDL có hại (cholesterol xấu) và đưa nó đến gan, nơi được phân hủy và bài tiết", Davey nói.

Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là cholesterol "xấu". Nếu bác sĩ hoặc chuyên gia từng nói rằng họ lo lắng về "cholesterol cao" hoặc nồng độ cholesterol xấu của bạn, thì họ đang ngầm ám chỉ đến con số này khá cao. Davey cho biết: "LDL tích tụ thành mảng trong thành mạch máu, ngăn máu và oxy truyền đến tim và não, dẫn đến đau tim và đột quỵ".

HDL cholesterol đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các tổn thương trong mạch máu. "Tổn thương thành mạch trong, do hút thuốc, huyết áp cao và lượng đường trong máu cao mãn tính, là bước đầu tiên của quá trình xơ vữa động mạch (mảng bám tích tụ thành động mạch). Các mạch máu bị tổn thương là nơi tập trung cholesterol LDL, hình thành nên mảng bám. HDL cholesterol được sử dụng để vá các mạch máu bị tổn thương, giúp chúng lành lại", Davey cho biết.

Khi kiểm tra chỉ số cholesterol của mình, sẽ có 3 chỉ số bạn sẽ thấy trên báo cáo. Đầu tiên là tổng lượng cholesterol, nó được xem là tốt nếu dưới 200. LDL lý tưởng nhất là nên dưới 100, nhưng nếu lên đến 129, thì nên quan tâm vì nó còn tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ khác. HDL phải từ 60 trở lên, còn nếu dưới 40, bạn được coi là có nguy cơ mắc bệnh tim khá cao.

C. Nguyên nhân nào khiến mức LDL cao?

Theo Harvard Heath, thông thường, chế độ ăn uống là thủ phạm chính, cụ thể là chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và carbohydrate đơn giản hoặc đã qua chế biến. Một số người cũng có thể do di truyền dẫn đến nồng độ cholesterol LDL cao, hay cũng có thể là do sử dụng một số loại thuốc nhất định.

"Thực phẩm giàu cholesterol trong chế độ ăn có rất ít tác động đếnmức cholesterol trong máuở hầu hết mọi người", Davey cho biết. Theo nghiên cứu gần đây, nhiều khả năng là do các yếu tố khác, chẳng hạn như một chế độ ăn có carb chế biến hoặc hút thuốc góp phần làm tăng mức LDL, hơn là những đồn đại do ăn lòng đỏ trứng.

Davies cho biết nếu bị béo phì hoặc thừa cân, nhiều khả năng bạn sẽ có mức cholesterol cao.

"Thừa cân hoặc béo phì làm tăng lượng LDL cholesterol mà gan tạo ra. Nó cũng làm giảm khả năng dọn dẹp LDL cholesterol khỏi máu của bạn. Viêm khắp cơ thể là một biến chứng phổ biến của bệnh béo phì, kích thích gan tạo ra nhiều LDL cholesterol hơn mức cần thiết", Davey nói.

Ngoài tình trạng béo phì, một số bệnh khác như tiểu đường, bệnh gan hoặc thận, PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang) hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp có thể khiến bạn dễ bị cholesterol cao. Tình trạng viêm gây ra bởi những trạng thái bệnh này kích thích gan sản xuất nhiều cholesterol LDL hơn mức cần thiết.

Bơ rất giàu axit béo không bão hòa đơn, loại chất béo được cho rằng rất tốt cho sức khỏe của bạn.

D. Làm thế nào để cải thiện mức cholesterol

Nếu cholesterol không còn giữ được trạng thái cân bằng, thì phương pháp điều trị đầu tiên là hãy thay đổi lối sống của bạn. Tất nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ trước tiên và làm theo hướng dẫn của họ. Ngoài ra, dưới dây là một số thông tin và cách thức tác động đến lối sống mà bạn có thể thử để cải thiện tình trạng của mình.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

- Ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn:Chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn, như dầu ô liu, quả hạch và quả bơ, làm giảm LDL có hại và tăng cholesterol HDL lành mạnh.

- Bổ sung chất béo omega-3 vào chế độ ăn uống: Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ chất béo omega-3, từ các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ hoặc sử dụng thực phẩm chức năng, có thể làm giảm cholesterol LDL.

- Cắt bỏ một phần dầu chưa bão hòa có chứa chất béo chuyển hóa: Các nghiên cứu cho thấy chất béo chuyển hóa được cho là nguyên nhân gây ra tới 8% số ca tử vong do bệnh tim trên toàn thế giới.

- Ăn nhiều chất xơ hơn: Chất xơ là thức ăn ưa thích của các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Các vi khuẩn đường ruột được "nuôi" tốt và chức năng cao sẽ làm giảm cholesterol LDL trong máu. Một số nguồn chất xơ hòa tan tốt nhất bao gồm đậu thường, đậu Hà Lan và đậu lăng, trái cây, yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt. Các chất bổ sung chất xơ như psyllium cũng an toàn và rẻ tiền.

2. Những phương pháp khác

- Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ cải thiện thể chất và giúp chống béo phì mà còn làm giảm LDL có hại và tăng HDL có lợi. Các nghiên cứu cho thấy 30 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải 5 ngày mỗi tuần là đủ để cải thiện cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

- Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì:Giảm cân có lợi ích gấp đôi khi tăng HDL có lợi và giảm LDL có hại.

- Bỏ hút thuốc:Một lý do ít được biết đến đó là các tế bào miễn dịch ở người hút thuốckhông thể đưa cholesterol từ thành mạch trở lại máu để vận chuyển đến gan cho bài tiết. Điều này có nghĩa là cholesterol LDL sẽ trú ngụ ở lại trong mạch máu, tạo thành các mảng và dẫn đến xơ cứng mạch máu và cản trở việc vận chuyển máu và oxy đến tim và não.

Giang Vu theo CNET

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement