Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chính sách Trung Đông của Mỹ đã phá sản?

Chính sách - Hạ tầng

22/09/2019 08:26

Cuộc tranh giành ảnh hưởng kéo dài suốt nhiều năm giữa Iran và Saudi Arabia cùng các đối tác của họ đã “xé toạc” cả khu vực Trung Đông.

Theo The Guardian, trên thực tế, việcMỹ kịch liệt phản đối cuộc tấn công nhằm vào một cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia (mà theo báo cáo là không gây thương vong nào) nhưng lại ủng hộ cuộc chiến của Saudi Arabia ở Yemen (vốn đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng) cho chúng ta thấy các ưu tiên của Mỹ ởTrung Đông lộn xộn đến mức nào. 

Mặt khác, vòng căng thẳng mới nhất giữa Mỹ, Iran và Saudi Arabia - và cuộc tranh cãi về việc có nên trả đũa quân sự đối với Iran hay không - cho thấy chính sách của Mỹ trong khu vực đang “phá sản” theo nhiều cách cũng như việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tạo lập chính sách của Mỹ dựa vào lợi ích của các nước khác, chứ không phải của Mỹ.  

Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng kéo dài suốt nhiều năm giữa Iran và Saudi Arabia cùng các đối tác của họ đang ngày một phát triển thông qua các cuộc chiến ủy nhiệm vốn đã “xé toạc” cả khu vực, chẳng hạn như thảm họa nhân đạo hiện nay ở Yemen.

Trong khi có sự hỗ trợ ngày càng tăng để thay đổi hoàn toàn chính sách của Mỹ ở Trung Đông, nhưng Trump vẫn bị kẹt trong một lối mòn. Ảnh: Reuters
Trong khi có sự hỗ trợ ngày càng tăng để thay đổi hoàn toàn chính sách của Mỹ ở Trung Đông, nhưng Trump vẫn bị kẹt trong một lối mòn. Ảnh: Reuters

Mỹ đã đứng về phía Saudi Arabia trong cuộc xung đột khu vực này - một cuộc xung đột mà chẳng có bên nào là “phe tốt” - và thậm chí còn khiến tình trạng căng thẳng và bạo lực trở nên trầm trọng hơn. Iran là một thế lực không đáng tin cậy, và Mỹ đã thực hiện các bước đi mạnh mẽ để hạn chế sự hậu thuẫn của họ (Iran) dành cho chủ nghĩa khủng bố cũng như để bảo vệ Israel.

Tuy nhiên, ông Trump đã làm cho mối đe dọa trở nên tồi tệ hơn bằng việc chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran và kích động Iran. Hiện giờ, chúng ta hiểu rõ mình đang ở trong một phiên bản khác của chương trình thực tế nguy hiểm do ông Trump tạo ra: Liệu ông có tấn công hay không? Liệu ông có liều lĩnh mạng sống của quân lính Mỹ trong một cuộc chiến không cần thiết hay không? Liệu ông có cố tạo ra một hội nghị thượng đỉnh khác mà chẳng đem lại điều gì ngoài việc che giấu những vấn đề thực sự hay không?

Ông Trump đã biến chính sách của Mỹ đối với Iran trở thành một trò hề, đồng thời làm tăng khả năng xảy ra bi kịch.Saudi Arabia, đối tác được cho là lâu năm của Mỹ, cũng là một thế lực không đáng tin cậy. Trong một khoảng thời gian dài, Mỹ đã nhượng bộ việc Saudi Arabia ủng hộ hệ tư tưởng cực đoan, gây bất ổn cho các chính sách và thực hiện hoạt động đàn áp ở trong nước.

Tuy nhiên, ông Trump đã khiến điều đó trở nên khó chấp nhận hơn bằng việc hướng chính sách của Mỹ tới Riyadh. Sau các cuộc tấn công gần đây, ông Trump nói rõ rằng: “Chúng tôi (Mỹ) đang chờ tin từ Vương quốc (Saudi Arabia) về việc họ nghĩ ai là chủ mưu của cuộc tấn công này, và chúng tôi nên tiến hành những điều khoản nào”.

Ông Trump đã giải thích ngắn gọn lý do tại sao ông luôn sát cánh cùng Riyadh, kể cả khi nhà lãnh đạo Saudi Arabia ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của Mỹ, đó là: “Saudi Arabia luôn trả tiền mặt”.Một trong những kết quả tàn khốc nhất trong chính sách của Mỹ là thảm họa nhân đạo ở Yemen. Saudi Arabia và Iran là hai thế lực đối chọi nhau trong cuộc chiến, và Mỹ đã mù quáng nghe theo Saudi Arabia trong việc thúc đẩy một cuộc xung đột đang khiến trẻ em chết đói và người dân thường vô tội bị giết hại.

Cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của ít nhất hàng chục nghìn người, và một ủy ban của Liên hợp quốc (LHQ) gần đây cho biết tất cả các bên có thể đang phạm phải tội ác chiến tranh. Israel - và mối quan hệ của ông Trump với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - cũng là trọng tâm của vấn đề này. Israel là một đồng minh thân cận và quan trọng của Mỹ, nhưng ông Trump và ông Netanyahu đã cá nhân hóa, chính trị hóa và cực đoan hóa mối quan hệ giữa hai nước.

Trong khi ông Trump cố gắng lợi dụng mối quan hệ này như một công cụ chính trị bằng cách giả dối tô vẽ kẻ thù của ông cũng là kẻ thù của Israel, ông Netanyahu lại thúc đẩy xung đột với Iran và thực hiện các bước tạo lập hòa bình với Palestine nhưng đều không khả thi - những bước đi mà ông Trump công khai ủng hộ. Cả hai phối hợp ăn ý với nhau và hỗ trợ nhau trong những chương trình nghị sự của bên còn lại, vốn gây hại cho mối quan hệ song phương cũng như toàn khu vực. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hồi đầu năm nay. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hồi đầu năm nay. (Ảnh: Reuters)

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính sách của Mỹ trong khu vực đã bị thúc đẩy bởi nhiều mối quan tâm: chống Iran, chống khủng bố, hỗ trợ sự ổn định, bảo vệ thị trường dầu mỏ và bảo vệ Israel. Mặc dù các khía cạnh của các chính sách này đã là sai lầm từ trước thời chính quyền Trump, song mọi thứ hiện nay cũng rất khác biệt. Nhiên liệu hóa thạch đang hủy hoại sự sống trên trái đất. Các hành động được thực hiện dưới danh nghĩa chống Iran thường mang lại sự bất ổn.

Ông Trump đã biến sự hợp tác của Mỹ với Israel thành một sự ủng hộ mù quáng cho một chính phủ Israel tự suy tàn.Khi hợp tác với những kẻ chuyên quyền để chống khủng bố, Mỹ đã hy sinh nhiều ưu tiên khác. Mùa Xuân Arập, cuộc chiến ở Syria, và vô số những tai ương khác đã cho thấy tính chuyên chế trong khu vực đang làm xói mòn - chứ không phải củng cố - sự ổn định như thế nào.

Và giờ đây, mối quan hệ giữa các quan chức cũng như doanh nghiệp Saudi Arabia với gia đình ông Trump đang làm dấy lên những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu các chính sách Trung Đông của ông Trump có phải một phần được thúc đẩy bởi những nỗ lực làm đầy hầu bao của chính ông hay không. 

Để đối phó với cuộc xung đột mới nhất này, câu trả lời cho Mỹ đã rất rõ ràng: Chấm dứt sự ủng hộ đối với cuộc chiến ở Yemen; về cơ bản phải thay đổi mối quan hệ với Saudi Arabia; đàm phán với Iran về toàn bộ các vấn đề quan trọng; kéo các bên xích lại gần nhau để giảm căng thẳng khu vực; ngừng việc trao cho ông Netanyahu quyền tự do hành động và tiếp tục ủng hộ Israel tiến tới các nguyên tắc hỗ trợ dân chủ và giải pháp hai nhà nước; ngừng ủng hộ những kẻ chuyên quyền và bắt đầu trợ giúp người dân. 

Mặc dù đã xuất hiện một sự ủng hộ ngày càng cao đối với việc thay đổi hoàn toàn chính sách Trung Đông của Mỹ - bằng chứng là việc đưa ra các dự luật nhằm chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ đối với cuộc chiến ở Yemen đã được Quốc hội Mỹ thông qua - song chính sách của Mỹ vẫn đang bị mắc kẹt: Ông Trump phủ quyết những nỗ lực nhằm chấm dứt sự hỗ trợ cho cuộc chiến Yemen, và cứ khi nào căng thẳng gia tăng lại xuất hiện quá nhiều tiếng nói ở cả hai đảng chính trị Mỹ với những phản ứng cảm tính trong việc xem xét có nên thực hiện hành động quân sự chống lại Iran hay không.

Nếu Mỹ phải tạo ra những thay đổi lớn để nâng cao năng lực lãnh đạo của mình trong việc giải quyết những thách thức lớn nhất mà nước này phải đối mặt, một trong những yêu cầu đầu tiên chính là việc thay thế chính sách Trung Đông bị phá sản của họ. Và giờ là thời điểm thích hợp để bắt đầu.

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement