Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chi tiêu hộ gia đình ở Indonesia, Philippines, Thái Lan có thể mất nhiều năm để phục hồi

Kinh tế thế giới

15/10/2021 07:34

Các hộ gia đình ở Indonesia, Philippines và Thái Lan sẽ mất một vài năm để xây dựng lại khoản tiết kiệm của họ trước khi tiêu dùng có thể được khôi phục về mức trước đại dịch, nhà kinh tế trưởng ANZ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Sanjay Mathur cho biết hôm 14/10.

Ông nói, các căng thẳng về thu nhập và tài chính của các hộ gia đình đã trở nên khó khăn hơn, với nguy cơ "một sự kìm hãm lâu dài" trong nhu cầu hộ gia đình ở các quốc gia đó. "Phạm vi và quy mô của nhu cầu bị dồn nén chờ được giải phóng khi mở cửa trở lại có thể gây thất vọng."

Ông lưu ý rằng thời gian của đại dịch COVID-19 đã trở nên tương tự như cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á, với sự không chắc chắn về thời điểm các nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại hoàn toàn. "Điều này đã làm ảnh hưởng lâu dài đến tình hình tài chính và thu nhập của các hộ gia đình."

bogor.jpg
Người bán hàng đợi khách tại một cửa hàng quần áo ở Bogor, Indonesia. Đại dịch COVID-19 đã tạo ra "một vết lõm lâu dài" đối với tình hình tài chính và thu nhập của các hộ gia đình ở Indonesia, Philippines và Thái Lan, nhà kinh tế trưởng ANZ về Đông Nam Á và Ấn Độ Sanjay Mathur cho biết. Anh3: EPA-EFE

ANZ kỳ vọng rằng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình tăng đột biến trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi chi tiêu bị hạn chế do các hạn chế về di chuyển, nhưng kể từ đó đã giảm xuống do các hộ gia đình giảm tiết kiệm trong bối cảnh đại dịch kéo dài và tăng trưởng thu nhập thấp hơn.

Tại Indonesia, tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình trong thu nhập đã giảm từ 19,5% trước đại dịch xuống dưới 15% vào tháng 8/2021, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận.

Ở Philippines, tỷ lệ hộ gia đình tiết kiệm đã giảm từ hơn 37,5% trước đại dịch xuống chỉ còn hơn 25% vào quý III/2021.

Trong khi ANZ không có dữ liệu khảo sát so sánh cho Thái Lan, nợ hộ gia đình tính theo tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gần 10 điểm phần trăm lên 90%, với các hộ gia đình có khả năng sẽ phân bổ phần lớn thu nhập của họ để trả nợ.

Đại dịch đã gây thiệt hại không chỉ về tài chính hộ gia đình, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến thu nhập. Báo cáo quan sát "tình trạng trì trệ dai dẳng trên thị trường lao động của từng nền kinh tế này", thể hiện qua các chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm, số giờ làm việc và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.

Mathur kết luận: “Tóm lại, khu vực hộ gia đình đang ở trong tình trạng khó khăn, đến mức chúng ta không thể lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng tư nhân khi mở cửa trở lại.”

Ông nói thêm, điều này đòi hỏi "một sự thay đổi lâu dài hơn trong khuôn khổ chính sách", với việc các chính phủ đang thực hiện thâm hụt ngân sách lớn hơn trong thời gian dài hơn, và bình thường hóa chính sách tiền tệ một cách thận trọng.

Trong khi các nhà hoạch định chính sách ở Philippines không vội vàng giảm thâm hụt ngân sách xuống mục tiêu trước đó là 3% GDP, chính phủ Indonesia vẫn đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt xuống 3% vào năm 2023 - "một mục tiêu khó đạt được.", Mathur nói.

Đối với chính sách tiền tệ, quá trình bình thường hóa dự kiến ​​sẽ diễn ra chậm và không phụ thuộc vào lộ trình của Cục Dự trữ Liên bang My4. Tỷ lệ chính sách đầu cuối cũng có thể thấp hơn mức trước đại dịch, ông nói thêm.

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement