Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chi phí lãi vay cao và lỗ tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen

Chứng khoán

09/12/2018 12:11

Chi phí lãi vay cao do việc huy động vốn vay để tăng công suất trong 2016- 2018 và lỗ tỷ giá là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận HSG.

Mờ mịt

Công ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt-VCSC vừa có báo cáo khuyến nghị cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen từ “Bán” lên “Kém khả quan” vì trong 3 tháng qua, giá cổ phiếu đã giảm tới 41%.

VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 35% xuống 6.000 đồng/cổ phiếu do kết quả lợi nhuận quý IV kém trong khi triển vọng tăng trưởng còn chưa rõ ràng, cạnh tranh tại thị trường trong nước gay gắt cũng như rủi ro chiến tranh thương mại ngày càng cao.

Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen được dự báo chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen được dự báo chỉ còn 6.000 đồng/cổ phiếu.

HSG khép lại năm tài chính 2018 với doanh thu đạt 34.400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm tài chính 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 410 tỷ đồng, giảm mạnh 69% do biên lợi nhuận gộp giảm, chi phí lãi vay tăng và lỗ tỷ giá tăng dù sản lượng bán ra tăng trưởng cao.

Dự báo các thách thức trên đối với ngành tôn mạ sẽ kéo dài sang năm 2019. Vì vậy, VCSC dự báo doanh thu tăng 8% nhờ sản lượng bán ra tăng nhưng lợi nhuận vẫn giảm 22%. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có tín hiệu cải thiện nhưng tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ cần nhiều thời gian hơn để giải quyết trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém.

VCSC tiếp tục giả định công ty sẽ không trả cổ tức bằng tiền mặt trong tương lai để trả nợ và bổ sung vốn lưu động. P/E 2019 tại mức 8,9 lần là kém hấp dẫn với tình hình ngành tôn mạ khó khăn.

Tăng trưởng công suất nhanh chóng trong 3 năm qua đến từ các công ty trong ngành, gồm HSG ( 1,25 triệu tấn, 104% so với cuối năm 2015), NKG ( 800.000 tấn, 190% so với cuối năm 2015) và sự tham gia của đối thủ mới HPG (400.000 tấn) đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong thị trường tôn mạ trong nước.

Tuy nhiên, VCSC nhận thấy, tăng trưởng sản lượng bán của HSG trong năm 2018 là 11% chủ yếu được dẫn dắt bởi thị trường trong nước.

Biên lợi nhuận giảm, chi phí lãi vay cao và lỗ tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận. Cạnh tranh khiến các công ty trong ngành không thể chuyển mức chi phí cao hơn sang cho khách hàng thông qua nâng giá bán.

Do đó, VCSC dự phóng biên lợi nhuận gộp 2019 sẽ đạt 10,9% so với 11,5% trong năm 2018 và 16,9% trong năm 2017.  HSG đang tích cực cắt giảm chi phí bán hàng, hành chính và quản lý. Tuy nhiên, chi phí lãi vay cao do việc huy động vốn vay nhằm tăng công suất trong giai đoạn 2016- 2018 và lỗ tỷ giá cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của HSG.

Dòng tiền hoạt động chuyển sang mức dương nhưng tỷ lệ đòn bẩy cao vẫn là mối lo ngại. Tình hình tài chính của HSG đã cho thấy các dấu hiệu cải thiện khi dòng tiền hoạt động chuyển sang mức dương trong quý IV năm 2018, lần đầu tiên kể từ đầu năm tài chính 2017.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của HSG vào cuối năm tài chính 2018 vẫn ở mức cao là 2,7 lần. VCSC dự báo HSG sẽ tập trung thanh toán các khoản nợ dài hạn khi công ty đang hoàn thành chu kỳ xây dựng cơ bản.

Nợ vay tăng mạnh

Kết quả quý IV cuối niên độ 2017-2018 của HSG ghi nhận lỗ đến 102 tỷ đồng. Chi tiết, trong kỳ doanh thu công ty đạt 8.566 tỷ, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp HSG giảm mạnh từ 1.131 về còn 724 tỷ đồng.

Hệ quả, dù doanh thu tăng trưởng tốt nhưng lãi gộp sụt giảm đến 36% so với cùng kỳ 2016-2017, xuống còn 723 tỷ đồng.  Đáng chú ý, chi phí tài chính trong quý IV niên độ 2017-2018 của HSG cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2016-2017, lên mức gần 351 tỷ đồng.

Trong đó, chi phí lãi vay là 234 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá là 116 tỷ đồng, lần lượt tăng 53,9% và 595,9% so với các con số trong quý IV năm 2016-2017.

Tập đoàn Hoa Sen đang ngập ngụa trong nợ nần.
Tập đoàn Hoa Sen đang ngập ngụa trong nợ nần.

Kết quả cả niên độ 2017-2018, HSG đạt 34.441 tỷ đồng doanh thu thuần, vượt 14,8% kế hoạch doanh thu. Tuy nhiên, với khoản lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 410 tỷ đồng, công ty chỉ mới thực 30,4% chỉ tiêu đề ra.

So với đầu niên độ 2017-2018, tổng tài sản của HSG vào thời điểm 30/09 không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, sự chuyển dịch trong cơ cấu tài sản từ ngắn hạn sang dài hạn là điều đáng nói.

Tại thời điểm 30/9/2018, tài sản ngắn hạn của HSG là 10.956 tỷ đồng, giảm gần 1.960 tỷ đồng so với đầu năm. Chủ yếu là do mức giảm 26% của hàng tồn kho so với đầu niên độ 2017-2018, qua đó khoản mục này ghi nhận giá trị 6.562 tỷ đồng vào thời điểm 30/9/2018.

So với đầu niên độ, tài sản cố định hữu hình tăng gần 1.275 tỷ đồng, lên con số 7.672 tỷ đồng và tài sản dở dang dài hạn tăng 179 tỷ đồng, lên mức 1.512 tỷ đồng vào thời điểm 30/9/2018. Qua đó, HSG ghi nhận tổng tài sản dài hạn là 10.249.6 tỷ đồng, tăng 1.574 tỷ đồng. 

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong niên độ 2017-2018, công ty ghi nhận khoản điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư lên đến gần 1.020 tỷ đồng, tăng đến 44,6% so với niên độ trước.

Đồng thời, HSG phải vay nợ ròng 2.495 tỷ đồng để hỗ trợ cho dòng tiền âm lớn 2.635 tỷ đồng chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và dài hạn. 

Tại thời điểm 30/9, HSG đang vay nợ ngắn hạn là 10.879.9 tỷ và dài hạn là 3.417 tỷ đồng, lần lượt tăng 1.865 tỷ và 626 tỷ đồng so với đầu niên độ, tương ứng mức tăng 20,7% và 22%.

Tổng lượng nợ vay của HSG là 14,341.8 tỷ đồng, gấp gần 2,8 lần vốn chủ sở hữu của công ty vào thời điểm kết thúc quý IV niên độ 2017-2018.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement