11/08/2017 01:29
Chi 470 tỷ đồng phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết nhân lực an ninh an toàn thông tin Việt Nam đang chưa phát triển xứng tầm với phát triển thời đại công nghệ số. Dự kiến sẽ chi 470 tỷ cho Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020
Theo Thứ trưởng Tâm, nhân lực an toàn thông tin mang tầm quan trọng của đất nước, các cuộc tấn công chủ đích không chỉ ảnh hưởng kinh tế mà còn cả chính trị thì vấn đề này cần phải được đặt lên hàng đầu.
"Trong bối cảnh dịch chuyển toàn cầu sang nền kinh tế số, thông tin đã trở thành tài sản rất quý của cá nhân, tổ chức và cả quốc gia. Trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp, giá trị thông tin gấp nhiều lần tài sản cố định hay tài sản hữu hình khác", thứ trưởng Tâm nhận định.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết thêm, trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, xây dựng thành phố thông minh... thìnhân lựcan toàn thông tin phải là vấn đề nóng để đảm bảo cho nền kinh tế số vận hành tốt.
"Điển hình có thể kể đến cuộc tấn công mạng vào lưới điện Ukraina gây mất điện cho 80.000 hộ dân trong 6 tiếng, hay cuộc tấn công mạng vào Vietnam Airlines và một số cảng hàng không làm khoảng 100 chuyến bay bị hoãn hoặc chậm chuyến...", Thứ trưởng ví dụ.
Vấn đề nhân lực an ninh thông tin cũng được Thủ tướng quan tâm trong quyết định số 99/QĐ-TTg khi phê duyệt Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020. Trong đó nêu rõ, các trường đại học, các cơ sở đào tạo về an toàn thông tin nắm bắt nhanh nhu cầu từ các doanh nghiệp để từ đó cập nhật, điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo nhằmđáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội.
Quyết định 99/QĐ-TTg cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia an toàn an ninh thông tin đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực trọng yếu của đất nước.
Cụ thể, theo đề án này, đặt mục tiêu đến năm 2020, cơ quan thực hiện sẽ đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ, bên cạnh đóđào tạo được 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn an ninh thông tin chất lượng cao.
Cùng với việc đào tạo, cơ quan thực hiện cũng tăng cường tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm về lĩnh vực này tại các cơ quan nhà nước.
Cũng theo quyết định số 99/QĐ-TTg, kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Đề án là 470 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí đào tạo ở nước ngoài và kinh phí hỗ trợ học phí, học bổng cho kỹ sư, cử nhân chất lượng cao), trong đó, kinh phí từ nguồn chi sự nghiệp là 162 tỷ đồng, kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển là 308 tỷ đồng.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp