Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chesapeake Energy - Hãng dầu khí đá phiến lớn nhất nước Mỹ nộp đơn phá sản

Chính sách - Hạ tầng

30/06/2020 16:37

Chesapeake hiện là hãng khí đốt lớn thứ 6 của Mỹ và là tên tuổi đi tiên phong trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến vừa đơn xin bảo hộ phá sản.

Từ đầu năm 2020, giá dầu sụt mạnh do dư thừa nguồn cung cùng kinh tế đóng băng vì đại dịch COVID-19 đã kéo cổ phiếu của hãng mất đến hơn 90% giá trị. Hồi đầu tháng, hãng đã để quá hạn trả một khoản lãi. Việc xin bảo hộ phá sản cho phép công ty có thể thỏa thuận với các chủ nợ và tái cấu trúc tình hình tài chính.

Theo Forbes, sáng nay (30/6), sàn giao dịch chứng khoán New York đã ngừng giao dịch cổ phiếu của Chesapeake Energy và bắt đầu hủy niêm yết cổ phiếu công ty này ở mức giá 11,85 USD/cổ phiếu.

Trước đó một ngày, Chesapeake Energy đã nộp đơn xin tái cấu trúc theo chương 11 luật phá sản tại toà án Houston. Công ty cho biết các cổ phiếu hiện hành sẽ bị hủy và không phân phối thêm. 

Trước đó nhiều năm, nhiều người đồn đoán Chesapeake Energy đã đứng trước bờ vực phá sản. Vấn đề kiểm soát tài chính của công ty càng trở nên nghiêm trọng khi đầu những năm 2.000, nhà sáng lập và CEO Aurey McClendon đặt cược vào khí tự nhiên, khiến công ty mua hàng loạt tài sản và doanh nghiệp khai thác khí tự nhiên với giá cao ngất ngưởng. 

CEO của Chesapeake, ông Doug Lawler.
CEO của Chesapeake, ông Doug Lawler.

Những tiên đoán của Aurey McClendon đã không thành sự thật. Tuy vậy Chesapeake vẫn là một trong những cái tên theo đuổi nguồn dự trữ khí tự nhiên mạnh mẽ nhất. Không chỉ đẩy nhanh tốc độ thu mua tài sản và công ty khác, doanh nghiệp này còn đẩy giá thành tại các mỏ dầu đá phiến, từ đó làm tăng khoản nợ đang phải gánh chịu. Từng có thời điểm nợ của Chesapeake vượt xa ExxonMobil, công ty có quy mô lớn hơn nhiều lần. 

Khi giá khí tự nhiên sụt giảm vào cuối những năm 2.000, McClendon đã cố bán tài sản công ty và lợi nhuận tại các mỏ dầu khí để trả nợ và cân bằng cán cân tài chính. CEO này đã phải bán cổ phần tại các công ty dầu đá phiến như Barnett, Eagle Ford, Marcellus và Hayneville, đồng nghĩa dòng tiền chảy vào công ty ngày một ít. Nhiều người cho rằng đây là chiến lược tương tự như bán hàng đa cấp, với kịch bản cuối cùng là nợ vượt doanh thu cũng như khả năng trả nợ của công ty.

Chesapeake Energy - Hãng dầu khí đá phiến lớn nhất nước Mỹ nộp đơn phá sản

Trong giai đoạn 2010-2011, McClendon đã quyết định thay đổi cơ cấu vốn thiên về tài sản khí đốt sang năng lượng lỏng. Điều này đã giúp công ty vực dậy khi giá dầu ở mức 100 USD/thùng. Nhưng đến những năm 2015-2016 và thời kỳ đại dịch COVID-19 gần đây, giá dầu đã giảm mạnh và đẩy công ty lần nữa vào thế khó.

Từ vốn hoá 37 tỉ USD vào tháng Năm, giá trị của gã khổng lồ một thời Chesapeake Energy đã xuống dốc không phanh còn 200 triệu USD. Công ty dầu đá phiến Mỹ cũng phải cắt giảm bộ máy nhân viên từ 8.000 người xuống còn khoảng 2.300 người.

Chesapeake, công ty có trụ sở tại thành phố Oklahoma đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Tòa án Phá sản Mỹ (U.S. Bankruptcy Court) ở quận Nam Texas hôm 28/6.

Tong quý I, công ty lỗ tới hơn 8 tỷ USD, cổ phiếu cũng mất 93% tính từ đầu năm. Chesapeake hiện có tới 9,5 tỷ USD nợ dài hạn và chỉ 82 triệu USD tiền mặt.

Theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), Chesapeake không thể trả 13,5 triệu USD tiền lãi hồi đầu tháng 6. Công ty sẽ có 30 ngày ân hạn trước khi bị coi là vỡ nợ.

Chesapeake từng nằm trong danh sách Fortune 500 (bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất nước Mỹ theo tổng doanh thu của tạp chí Fortune) trong 14 năm và đạt doanh thu hơn 10 tỷ USD/năm.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement