Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chê chợ lẻ bán đắt, người tiêu dùng chuyển qua mua lẻ tại chợ đầu mối với giá rẻ một nửa

Thị trường 24h

02/12/2017 05:24

Sự chênh lệch quá mức về giá giữa chợ đầu mối với chợ lẻ khiến nhiều người tiêu dùng thời gian gần đây lựa chọn hình thức mua lẻ thực phẩm tại các chợ đầu mối.

Khoảng cách từ các chợ đầu mối đến các chợ lẻ trong nội thành của TP.HCM trung bình 10-15km. Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng từ chợ đầu mối về đến chợ lẻ cao hơn gấp hai, ba lần.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều người tiêu dùng hiện nay chuyển qua mua thực phẩm tại các chợ đầu mối để giảm chi phí thực phẩm hàng ngày.

Một kg rau muống tại chợ đầu mối Thủ Đức có giá 9.000 đồng, nhưng khi vào đến chợ Tân Định, Bà Chiểu…  cách đó khoảng 10km, giá lên đến 22.000-25.000 đồng/kg, 1kg xà lách búp 12.000 đồng tại chợ đầu mối, vào đến chợ lẻ lên đến 30.000 đồng/kg…

Rất nhiều những loại rau, củ có mức chênh lệch quá lớn như vậy.

Nhiều chợ đầu mối hiện kéo dài hoạt động đến trưa.

Nhóm hàng trái cây cũng vậy, xoài cát Hòa Lộc ở chợ đầu mối chỉ 50.000 đồng/kg, nhưng mua ở chợ lẻ, siêu thị mất tới 90.000-100.000 đồng/kg; bưởi da xanh ngoài này 35.000 đồng/kg nhưng về chợ lẻ phải 75.000-80.000 đồng/kg…

Thủy hải sản, thịt gia súc gia cầm… cũng có mức chênh lệch quá lớn. Thời điểm khủng hoảng thừa thịt heo nhưng mặt hàng này bán lẻ tại các chợ vẫn cao chót vót như khi không biến động. Trong khi đó, tại các chợ đầu mối, thịt sỉ rẻ hơn rau.

Hiện, giá thịt heo đã tăng trở lại, tuy nhiên sự chênh lệch giữa chợ đầu mối với chợ lẻ vẫn ở mức 40-60%.

Không cần so sánh giá heo sỉ, mà lấy các mặt hàng thịt heo bán lẻ tại chợ Bình Điền và Hóc Môn với sản phẩm cùng loại tại các chợ cũng quá khác biệt. Thịt đùi heo, xương heo, ba rọi, nạc dăm tại chợ đầu mối Hóc Môn và Bình Điền luôn thấp hơn 20.000-40.000 đồng/kg.

Nhóm hàng thịt gia cầm (gà, vịt) và thủy sản cũng có mức chênh lệch tương tự…

Sự chênh lệch nếu như chỉ diễn ra một vài ngày có thể không khiến người tiêu dùng bận tâm, nhưng diễn ra trong thời gian dài đang làm thay đổi thói quen mua bán của nhiều người.

Trước đây, tại các chợ đầu mối như Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức hoạt động chủ yếu theo khung giờ từ 21h hôm trước đến 4-5h hôm sau. Nhưng hiện tại ba chợ này, khung giờ hoạt động kéo dài tới gần trưa hôm sau để phục vụ khách lẻ.

Từ 6h sáng, tại các con đường ngăn cách giữa các khu nhà lồng chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Thủ Đức chật kín kẻ bán người mua. Các loại rau, củ, trái cây… được bày chật kín hai bên đường. Khách lẻ nườm nượp ra vào mua hàng.

Giá nhiều mặt hàng cũng giảm dần khi trời chuyển dần về trưa. Hầu hết những chiếc xe máy vào chợ, lúc ra cũng chật ních phía trước phía sau những đùm, những bọc.

Một kg rau muống tại chợ đầu mối Thủ Đức có giá 9.000 đồng, nhưng khi vào đến chợ Tân Định, Bà Chiểu…  cách đó khoảng 10km, giá lên đến 22.000-25.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Nhiều tiểu thương kinh doanh, buôn bán lâu năm ở các chợ này có nhận xét chung, thường thì 5h sáng là hết giờ cho khách sỉ. Trước đây, khách lẻ thường đến chợ tập trung vào hai ngày cuối tuần, nhưng hiện nay thì đều các buổi sáng đều chật kín khách lẻ đến mua.

Trong khi đó, tiểu thương tại nhiều chợ lẻ than vãn việc buôn bán ngày càng ế ẩm. Họ cho rằng, do các siêu thị, cửa hàng tiện lợi… liên tục mọc ra, chợ cạnh tranh không nổi…

Chi phí về thực phẩm chiếm khá nhiều đối với thu nhập của một gia đình hàng tháng, nên nhiều người lựa chọn cắt giảm chi tiêu là đương nhiên.

Một số người tiêu dùng được chúng tôi hỏi khi họ đang mua hàng tại chợ đầu mối Hóc Môn, cho rằng khoảng cách tại các chợ đầu mối về đến các chợ lẻ trong trung tâm thành phổ dao động từ 7-20km. Giá thành đến tay người tiêu dùng đã tăng tới 60-75% khiến họ phải cân nhắc, so sánh và thay đổi lựa chọn.

Trong khi đó, tiểu thương các chợ lẻ giải thích sự chênh lệch về giá giữa chợ đầu mối với chợ lẻ do họ phải chịu hàng loạt phí chợ, thuê quầy sạp, chi phí hao hụt hàng hóa…

Phải chăng, người tiêu dùng đang phải gánh chi phí về vận chuyện, mặt bằng, nhân công, hao hụt sản phẩm… cho tiểu thương quá cao? Và với nhiều đối tượng lao động, thu nhập hạn chế thì chi phí để tiêu dùng cho thực phẩm phải cân nhắc là điều dễ hiểu.

BẠCH TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement