Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Phi ký AfCFTA, cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam

Cơ hội giao thương

10/07/2019 07:57

53 quốc gia châu Phi, chính thức ký Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (gọi tắt là AfCFTA), đây là cơ hội Việt Nam xuất khẩu hàng hóa.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nigeri, vừa qua tại thủ đô Niamey, Cộng hòa Niger, hai quốc gia Nigeria và Benin là quốc gia thứ 53 và 54 trên tổng số 55 quốc gia châu Phi, đã chính thức ký Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (gọi tắt là AfCFTA).

Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) là một khu vực thương mại tự do bao gồm 54 trong số 55 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi, được ký kết tại Kigali, Rwanda vào ngày 21 tháng 3 năm 2018, ngoại trừ quốc gia Eritrea. Đây là khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới về các quốc gia tham gia, kể từ khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định này (AfCFTA) nhằm mục đích gắn kết 1,3 tỷ người, tạo ra một khối kinh tế 3,4 nghìn tỷ đô la (USD), có thể mở ra một kỷ nguyên phát triển mới tại khu vực châu Phi.

Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhariký Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA), ngày 7/7/2019 (Photo: East African)
Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhariký Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA), ngày 7/7/2019 (Photo: East African)

Thỏa thuận ban đầu yêu cầu các thành viên gỡ bỏ thuế quan từ 90% hàng hóa, cho phép xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tự do vào các quốc gia thành viên lục địa châu Phi. Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về châu Phi ước tính rằng Hiệp định này sẽ thúc đẩy thương mại nội bộ châu Phi tăng 52% vào năm 2022.

Nigeria là nền kinh tế lớn nhất lục địa châu Phi với số dân trên 200 triệu người, xếp thứ 7 trên thế giới. Do đó quyết định của Nigeria có tác động thúc đẩy cho hiệp ước này phát triển. Trước đó Nigeria từ chối ký AfCFTA, do có một số tác động tiêu cực, cho rằng việc ký kết sẽ gia tăng tình trạng buôn lậu, có thể biến Nigeria thành nơi tiêu thụ hàng hóa được sản xuất bên ngoài châu Phi. Tuy nhiên khi ký AfCFTA tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi ở Niger, Tổng thống Nigeria, Muhammadu Buhari kêu gọi các quốc gia có liên quan, cùng nhau thu hút đầu tư, phát triển sản và chống buôn lậu.

Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 2,92 tỷ USD qua các nước châu Phi, chiếm tỷ lệ 1,20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Thế giới. Việt Nam nhập khẩu 3,43 tỷ USD từ các nước châu Phi, chiếm tỷ lệ 1,40% so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Thế giới, trong đó chủ yếu 3 mặt hàng chính từ các nước châu phi là hạt điều, gỗ và bông vải, với kim ngạch 1,8 tỷ USD, chiếm thị phần 52,56% trên tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước châu Phi.

Sau khi Việt Nam ký kết thành công 2 Hiệp định lớn là “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và mới đây là “Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu – EVFTA”, chúng ta cần có định hướng trong tương lai, tiến hành nghiên cứu và đàm phán ký kết Hiệp định thương mại tự do với lục địa châu Phi này, để tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement