Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Châu Âu đang học cách sống chung với COVID-19 ngay cả khi các ca nhiễm gia tăng

Sức khỏe

18/09/2020 18:48

Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang đang phổ biến trên khắp lục địa, giúp mọi người tiếp tục cuộc sống với rủi ro được tính toán trước.

Trong những ngày đầu của đại dịch, Tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi người Pháp tiến hành cuộc chiến chống lại virus Corona. Tuy nhiên, thông điệp của vị Tổng thống Pháp bây giờ là “học cách sống chung với virus”, theo The New York Times.

Từ xung đột toàn diện cho đến ngăn chặn chiến tranh lạnh, Pháp và phần lớn phần còn lại của Châu Âu lựa chọn chung sống khi tình trạng nhiễm trùng liên tục gia tăng, mùa hè chuyển sang mùa thu đầy rủi ro và khả năng một đợt sóng lây nhiễm thứ 2 ám ảnh châu lục.

Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang đang phổ biến trên khắp lục địa. Nguồn ảnh: AFP
Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang đang phổ biến trên khắp lục địa. Nguồn ảnh: AFP

Từ bỏ hy vọng diệt trừ virus hoặc phát triển vaccine trong vòng vài tuần, người Châu Âu phần lớn đã quay trở lại làm việc và đi học, sống bình thường nhất có thể, trong bối cảnh đại dịch đang kéo dài đã giết chết gần 215.000 người Châu Âu.

Cách tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với Mỹ, nơi các hạn chế để bảo vệ chống lại virus đã gây chia rẽ về mặt chính trị. Nhiều khu vực đã thúc đẩy việc mở lại các trường học, cửa hàng và nhà hàng mà không có các giao thức cơ bản. Kết quả là số ca tử vong ở Mỹ gần như ở Châu Âu, mặc dù dân số ít hơn nhiều.

Phần lớn người châu Âu đang áp dụng những bài học khó khăn từ giai đoạn đầu của đại dịch: Nhu cầu đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội, tầm quan trọng của thử nghiệm và truy tìm, những lợi thế quan trọng của việc phản ứng nhanh nhẹn và cục bộ. Tất cả các biện pháp đó, được thắt chặt hoặc nới lỏng khi cần thiết, đều nhằm ngăn chặn kiểu phong tỏa quốc gia làm tê liệt lục địa và các nền kinh tế hồi đầu năm.

Nhà virus học hàng đầu Emmanuel André và là cựu phát ngôn viên của lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của chính phủ Bỉ, cho biết: “Không thể ngăn chặn được virus. Vì vậy việc duy trì trạng thái cân bằng là cách mà chúng tôi có sẵn một số công cụ để làm điều đó”.

phap_171621643

Ông Roberto Speranza - Bộ trưởng Y tế Ý, quốc gia đầu tiên ở châu Âu áp đặt lệnh cấm vận toàn quốc, cho biết: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn sống chung với virus. Mặc dù, tỉ lệ lây nhiễm bằng 0 không tồn tại thì nước Ý giờ đây đã được trang bị tốt hơn rất nhiều để xử lý tình trạng gia tăng các ca nhiễm.

Hiện, tỉ lệ tử vong của khoảng 30 người mỗi ngày chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ đỉnh cao, khi hàng trăm và đôi khi hơn 1.000 người chết mỗi ngày ở Pháp. Nhà dịch tễ học và cựu giám đốc y tế quốc gia Pháp William Dab cho biết: Đó là bởi vì những người bị nhiễm hiện nay có xu hướng trẻ hơn, và các quan chức y tế đã học cách điều trị COVID-19 tốt hơn.

Ông William Dab nói: “Virus vẫn đang lưu hành tự do, chúng ta đang kiểm soát kém chuỗi bệnh nhiễm trùng và chắc chắn những người có nguy cơ cao như người già, người béo phì, bệnh nhân tiểu đường sẽ bị ảnh hưởng”.

quote-y_171421968

Theo dữ liệu từ cơ quan y tế Pháp, đầu tháng 9 chỉ có 5% các ca nhiễm được xác nhận phải đến bệnh viện để điều trị. Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch vào tháng 4 có tới 22% những người bị nhiễm bệnh được chăm sóc tại bệnh viện.

Trưởng khoa virus học Hendrik Streeck tại một bệnh viện nghiên cứu ở Đức cảnh báo: Đại dịch không nên được đánh giá đơn thuần bằng số lượng lây nhiễm, mà thay vào đó là các ca tử vong và nhập viện. Ông Streeck nói: “Chúng ta đã đạt đến một giai đoạn mà số lượng các ca nhiễm không còn có ý nghĩa nữa”.

Phần lớn châu Âu không được chuẩn bị cho sự xuất hiện của virus Corona, thiếu khẩu trang, bộ dụng cụ xét nghiệm và các thiết bị cơ bản khác. Ngay cả ở các quốc gia phát triển tốt như Đức, số người tử vong cao hơn nhiều so với các quốc gia châu Á gần nguồn bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Các cuộc phong tỏa quốc gia đã giúp kiểm soát đại dịch trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, tỉ lệ lây nhiễm bắt đầu tăng trở lại khi các quốc gia mở cửa và mọi người trở lại làm việc và đi học trong tháng này, tạo cơ hội cho virus lây lan nhiều hơn.

Cựu giám đốc y tế quốc gia Pháp William Dab cho biết: “Chúng tôi kiểm soát các chuỗi lây nhiễm tốt hơn so với hồi tháng 3 và 4, khi đó chúng tôi hoàn toàn bất lực. Giờ đây, thách thức đối với chính phủ là tìm ra sự cân bằng giữa phục hồi nền kinh tế và bảo vệ sức khỏe của người dân”.

Ở Đức, cũng như các nước châu Âu khác, những người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ cao trong số các ca nhiễm ngày càng tăng. Nguồn ảnh: The New York Times.
Ở Đức, cũng như các nước châu Âu khác, những người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ cao trong số các ca nhiễm ngày càng tăng. Nguồn ảnh: The New York Times.

Ông William Dab cho rằng: “Đó không phải là một sự cân bằng dễ dàng”. Trong số các biện pháp, khẩu trang hiện đã được phổ biến rộng rãi trên khắp châu Âu và hầu hết các chính phủ đều đồng ý về sự cần thiết phải đeo chúng. 

Thay vì áp dụng các biện pháp phong tỏa quốc gia mà không liên quan đến sự khác biệt giữa các khu vực, các nhà chức trách đã bắt đầu phản ứng nhanh hơn với các điểm nóng địa phương bằng các biện pháp cụ thể.

Các quan chức y tế châu Âu cũng cải thiện đáng kể các nỗ lực truy tìm vết tiếp xúc được chứng minh là rất quan trọng trong việc kiềm chế sự lây lan của virus ở các quốc gia châu Á.

Vào thời điểm cao điểm của dịch bệnh, hầu hết người dân ở Pháp đều cực kỳ chỉ trích cách xử lý của chính phủ đối với dịch bệnh. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò cho thấy, đa số tin rằng chính phủ sẽ xử lý làn sóng thứ 2 tốt hơn làn sóng đầu tiên.

PHÙNG MỸ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement