Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chân dung 5 doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND ở TP.HCM

Doanh nhân

13/03/2021 17:35

Đây đều là những doanh nhân có uy tín cao trong cộng đồng kinh doanh ở TP.HCM.

Ngày 12/3, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết đã đề cử hai doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (2021 - 2026) và ba doanh nhân để ứng cử đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trong đó, danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội có doanh nhân Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Hòa Bình kiêm Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng TP.HCM, cùng doanh nhân Trịnh Chí Cường - Tổng Giám đốc CTCP nhựa Đại Đồng Tiến

Còn danh sách ứng cử HĐND TP.HCM có ông Trần Việt Anh - Tổng Giám đốc CTCP xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn; ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH SXTM Tân Quang Minh (Bidrico) và ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Công ty TNHH kỹ thuật tự động ETEC

Trong số này, nổi bật nhất là doanh nhân Lê Viết Hải – ông chủ của một nhà thầu lớn hàng đầu Việt Nam.

le-viet-hai(1).jpg
Doanh nhân Lê Viết Hải. Nguồn ảnh Internet.

Ông Lê Viết Hải sinh năm 1958 trong một gia đình có 11 anh chị em tại Thừa Thiên Huế. Bố làm hiệu trưởng trường Bồ Đề (Huế), mẹ kinh doanh buôn bán nhỏ. Năm ông lên 9 tuổi, gia đình ông chuyển vào Sài Gòn. Tuy hoàn cảnh gia đình không dư giả nhưng ông vẫn được học hành đàng hoàng, tốt nghiệp với tấm bằng Kiến trúc sư của Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM.

Ông Hải từng kể, năm 1985, sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, ông được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty Quản lý nhà thuộc Sở Nhà đất TP. HCM. Sẵn chuyên môn cộng thêm đam mê kinh doanh từ nhỏ, lại nhận thấy tiềm năng của ngành xây dựng rất lớn, năm 1987, ông Hải quyết định thành lập Văn phòng Xây dựng Hòa Bình.

Ban đầu với số lượng nhân viên ít ỏi là 20 người, chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà ở tư nhân.

Ngày 1/12/2000, Văn phòng Xây dựng Hòa Bình chính thức đổi tên thành CTCP Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (nay là CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình). 6 năm sau đó cổ phiếu Hòa Bình chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã HBC.

Sau khi liên tục đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc trong 33 năm từ khi thành lập Hòa Bình, tháng 7/2020, ông Lê Viết Hải đã nhường vị trí này cho người con trai là Lê Viết Hiếu. Với động thái chuyển giao việc điều hành Tập đoàn Hòa Bình cho người kế nhiệm, ông Hải cho biết bản thân có nhiều thời gian hơn, tự tin làm tròn trách nhiệm nếu trúng cử ĐBQH khóa XV.

Screenshot (532)

Về tình hình tài chính, với tầm nhìn rộng của một doanh nhân cùng sự kiên trì thực hiện hoài bão, doanh nhân Lê Viết Hải đã đưa Hòa Bình trở thành tập đoàn xây dựng hàng đầu với doanh thu duy trì trên mức 10.000 tỷ đồng mỗi năm.

Như năm 2016, doanh thu thuần của Hòa Bình là 10.766 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã là 16.037 tỷ đồng, con số tiếp tục tăng trưởng lên mức 18.609 tỷ đồng trong năm 2019. Quy mô tổng tài sản cũng duy trì ở mức cao và tại ngày 31/12/2019 là 16.721 tỷ đồng.

Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Hoà Bình đạt 11.227 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 40% so với năm 2019 và hoàn thành 90% kế hoạch đề ra. Đây cũng là mức doanh thu thấp nhất của doanh nghiệp từ năm 2016, lợi nhuận thuần tương ứng đạt 27,3 tỷ đồng.

Doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội còn lại là ông Trịnh Chí Cường - Tổng Giám đốc CTCP nhựa Đại Đồng Tiến.

trinh-chi-cuong(1).jpg
Doanh nhân Trịnh Chí Cường - Tổng Giám đốc CTCP Nhựa Đại Đồng Tiến. Ảnh Internet.

Ông Trịnh Chí Cường sinh năm 1982, là con trai cả của doanh nhân gốc hoa Trịnh Đồng, người nổi tiếng với thương hiệu nhựa gia dụng Đại Đồng Tiến ở thị trường Việt Nam. Sau 7 năm du học và làm việc ở Singapore, ông về nước và bắt tay ngay vào công việc quản lý công ty của cha khi chỉ mới 26 tuổi.

Tuy phải tiếp nhận vai trò chủ chốt khi tuổi còn trẻ, nhưng nhờ sự nhiệt huyết và kiến thức được đào tạo bài bản nên CEO Trịnh Chí Cường đã nhanh chóng khẳng định năng lực của mình khi lèo lái con thuyền Đại Đồng Tiến trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, quy mô tổng tài sản tính đến cuối năm 2019 đã hơn mức 1.000 tỷ đồng.

Screenshot (524)

Trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Nhựa Đại Đồng Tiến (công ty mẹ) luôn duy trì trên mức 1.000 tỷ đồng, như năm 2018 là 1.122 tỷ đồng và 2019 là 1.118 tỷ đồng. Dẫu vậy lợi nhuận thuần của công ty này lại không mấy khả quan khi có xu hướng giảm dần.

Theo đó, năm 2017 Đại Đồng Tiến báo lãi 10,9 tỷ đồng, nhưng sang năm 2018 lại lỗ hơn 91 tỷ, riêng năm 2019 lỗ thuần 214 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Đại Đồng Tiến ở mức 1.009 tỷ đồng.

Về danh sách ứng cử HĐND TP.HCM, đứng đầu danh sách là ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc CTCP xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn.

ong-tran-viet-anh-tong-giam-doc-cong-ty-nam-thai-son(1).jpg
Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn. Ảnh Internet.

Ông Trần Việt Anh sinh năm 1962 tại Hà Nội, ông là người sáng lập và điều hành CTCP XNK Nam Thái Sơn từ những năm 1989, với tiền thân là cơ sở bao bì Thái Sơn.

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, với định hướng chiến lược, tầm nhìn rộng lớn và ý chí kiên định, ông đã đưa Nam Thái Sơn trở thành một Tổng công ty đa ngành với các lĩnh vực kinh doanh tiêu biểu như: Sản xuất – kinh doanh - xuất khẩu bao bì nhựa; xuất khẩu tổng hợp; kinh doanh nguyên vật liệu cho ngành nhựa, kinh doanh hóa chất xử lý nước…

Ngoài việc điều hành Nam Thái Sơn, doanh nhân Trần Việt Anh cũng rất tích cực trong hoạt động đoàn thể với nhiều vị trí như Chủ tịch hiệp hội nhựa TP.HCM ( nhiệm kỳ 2018-2023), Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy Viên BCH Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Quận 2...

Screenshot (526)

Về Nam Thái Sơn, bên cạnh việc mở rộng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty này cũng ghi nhận sự khởi sắc. Theo đó, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Nam Thái Sơn tăng trưởng liên tục và ghi nhận mức đỉnh vào năm 2019 với 1.074 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm trước, tuy nhiên lại báo lỗ thuần ở mức 3 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty đạt 575,2 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm trước.

Người thứ hai ứng cử HĐND TP.HCM là ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty TNHH SXTM Tân Quang Minh (Bidrico).

media-ex-cdn-com_imgl7037aa-1558509391-0846-1-.jpg
Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Bidrico. Ảnh Internet.

Doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, có 6 anh chị em tại xã Cổ Lũy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1968, khi vừa học hết lớp 9, ông rời gia đình, quyết khăn gói vào Sài Gòn nuôi nghiệp lớn hy vọng làm một cuộc đổi đời.

Tại đây, thay vì phải học hết lớp 10 như bạn bè, ông được Ban Giám hiệu trường Sainth Tomas cho học vượt lên lớp 11 bởi học lực vượt trội. Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế, cử nhân tài chính – ngân hàng, ông lần lượt đảm nhận các trọng trách như giảng viên trường Ngân hàng TP.HCM, trưởng phòng Nghiệp vụ kiêm quản đốc cho một công ty chế biến thực phẩm lớn tại Sài Gòn.

Tuy nhiên, với mong muốn được làm một việc theo ý tưởng riêng, ông đã thành lập Cơ sở Sản xuất nước giải khát Bidrico với vỏn vẹn 26 lao động, và giờ đây, sự nỗ lực của mình, doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến đã đưa Bidrico có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu và trở thành một thương hiệu Việt nổi tiếng.

Screenshot (528)

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Bidrico (công ty mẹ) ghi nhận mức đỉnh vào năm 2017 với 330,7 tỷ đồng. Riêng năm 2019, doanh thu thuần của công ty này đạt 301,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,6% so với năm trước và lỗ nhuận thuần hơn 1 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Bidrico ở mức 172,6 tỷ đồng.

Danh sách ứng cử HĐND TP.HCM còn có ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Công ty TNHH kỹ thuật tự động ETEC.

nguyen-viet-toan(1).jpg
Ông Nguyễn Viết Toàn - Giám đốc Công ty ETEC. Ảnh Internet.

Doanh nhân Nguyễn Viết Toàn sinh năm 1973, hiện đăng ký thường trú tại quận 12, TP.HCM. Bên cạnh việc giữ vai trò chủ chốt tại ETEC, doanh nhân này còn là Chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Quận Tân Phú.

Về ETEC, được thành lập từ năm 2000, đến nay, Công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường và trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp tại thị trường Việt Nam. 

Trên trang chủ, ETEC cho biết, doanh nghiệp hiện là thành viên chính thức của các hiệp hội - tổ chức uy tín như: Hội Doanh nghiệp trẻ TP.HCM, Hội Doanh nghiệp quận Tân Phú, Hội Khoa học - Công nghệ Tự động TP.HCM (STAA), Câu lạc bộ Doanh nghiệp tự động hóa TP.HCM, Mạng truyền thông Thương hiệu Việt…

Screenshot (530)

Ngoài ra, ETEC cũng đã đón nhận nhiều bằng khen, chứng nhận của các cơ quan, ban ngành Trung Ương và TP.HCM.

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của ETEC ghi nhận sự tăng trưởng, như năm 2016 là 79,3 tỷ đồng thì đến năm 2018 là 93,2 tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của ETEC đạt 94,4 tỷ đồng, tăng 1,2% so với năm trước, lợi nhuận thuần tương ứng ở mức 1,05 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty này đạt 104,3 tỷ đồng.

KHÁNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement