14/09/2022 08:14
Cha vừa lên ngôi, Hoàng tử William lập tức được thừa kế một bất động trị giá hơn 1 tỷ USD
Di chúc của Hoàng gia Anh không bao giờ được công khai. Điều đó có nghĩa là những gì xảy ra với phần lớn tài sản cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II sau khi bà qua đời vào tuần trước sẽ vẫn là một bí mật gia đình.
Năm ngoái, Forbes ước tính tài sản cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth II trị giá khoảng 500 triệu USD, bao gồm đồ trang sức, bộ sưu tập nghệ thuật, các khoản đầu tư và hai dinh thự của bà là Lâu đài Balmoral ở Scotland và Lâu đài Sandringham ở Norfolk. Đây là số tài sản bà được thừa kế sản từ cha mình là Vua George VI.
"Di chúc Hoàng gia được giữ bí mật, vì vậy chúng tôi không biết thực sự có gì trong đó và giá trị ra sao, và điều đó chưa bao giờ được công khai", Laura Clancy, giảng viên truyền thông tại Đại học Lancaster và là tác giả của một cuốn sách về tài chính Hoàng gia, nói CNN Bussiness.
Nhưng phần lớn tài sản của gia đình Hoàng gia - tổng trị giá ít nhất 18 tỷ bảng Anh (21 tỷ USD) bao gồm đất đai, một số tài sản khác và các khoản đầu tư - hiện đang được chuyển giao cho vị vua mới theo truyền thống kéo dài nhiều thế kỷ, Vua Charles, và người thừa kế của ông.
Theo quy định thì Hoàng tử William hiện là người đầu tiên trong danh sách kế vị ngai vàng Anh và điều này có nghĩa ông sẽ trở thành một người giàu có hơn so với trước khi cha mình lên ngôi.
Vị vua tương lai được thừa kế tài sản riêng từ cha mình bao gồm một danh mục đất đai với diện tích gần 140.000 mẫu Anh, phần lớn nằm ở phía Tây Nam nước Anh.
Được tạo ra vào năm 1337 bởi Vua Edward III, bất động sản này hiện trị giá khoảng 1 tỷ bảng Anh (1,2 tỷ USD), tính theo thời giá trong năm tài chính vừa qua.
Doanh thu từ bất động sản "được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động công cộng, chi dùng cá nhân và từ thiện", theo công thông tin trên trang web của Công tước Cornwall và danh hiệu đó hiện do Hoàng tử William nắm giữ.
Cho đến nay, phần lớn nhất trong khối tài sản của gia đình, Vương miện trị giá 16,5 tỷ bảng Anh (19 tỷ USD), hiện thuộc về Vua Charles với tư cách là Quốc vương. Nhưng theo một thỏa thuận có từ năm 1760, nhà vua giao tất cả lợi nhuận từ bất động sản cho chính phủ để đổi lấy một phần tiền được gọi là Trợ cấp Chủ quyền.
Bất động sản này bao gồm những khu đất rộng lớn nằm ở trung tâm London và tài nguyên biển xung quanh nước Anh, xứ Wales và Bắc Ireland. Việc khai thác các tài nguyên này do một tập đoàn được quản lý bởi các thành viên do nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng.
Trong năm tài chính vừa qua, tập đoàn này đã tạo ra lợi nhuận ròng gần 313 triệu bảng Anh (361 triệu USD). Từ số tiền này, Bộ Tài chính Vương quốc Anh đã trả lại cho Nữ hoàng một khoản Trợ cấp Chủ quyền trị giá 86 triệu bảng Anh (100 triệu USD). Phần lớn số tiền này được dùng để duy trì cho việc quản lý các tài sản của Hoàng gia và trả lương cho nhân viên thực hiện các công việc quản lý đó.
Trợ cấp Chủ quyền thường tương đương với 15% lợi nhuận của các tài sản của Hoàng gia. Tuy nhiên, vào năm 2017, khoản thanh toán đã tăng lên 25% để giúp trả cho việc tân trang lại Cung điện Buckingham và tỷ lệ % chi trả sẽ kéo dài một thập kỷ.
Vua Charles cũng thừa kế Công quốc Lancaster, một bất động sản tư nhân có từ năm 1265, được định giá khoảng 653 triệu bảng Anh (764 triệu USD), theo các báo cáo gần đây nhất. Tuy nhiên, bất chấp số tiền khổng lồ, nhà vua và người thừa kế vẫn bị hạn chế quyền tiếp cận số tiền này.
Nhà vua chỉ có thể sử dụng Trợ cấp Chủ quyền cho các nhiệm vụ của Hoàng gia. Và cả ông và người thừa kế đều không được phép thu lợi từ việc bán tài sản trong các công quốc. Bất kỳ lợi nhuận nào từ việc buôn bán đều được tái đầu tư trở lại bất động sản, theo một giải thích được công bố bởi Viện nghiên cứu của Chính phủ (IfG).
Bộ Tài chính Vương quốc Anh cũng phải chấp thuận tất cả các giao dịch tài sản lớn thì việc giao dịch mới được phép thực hiện, IfG cho biết.
Tuy nhiên, không giống như Trợ cấp Chủ quyền tạo ra, cả hai công quốc đều là nguồn tài sản tư nhân, có nghĩa là chủ sở hữu của chúng không bị yêu cầu cung cấp bất kỳ chi tiết nào ngoài việc báo cáo thu nhập, IFG cho biết.
Năm ngoái, Vua Charles III, lúc đó là Công tước xứ Cornwall, đã báo cáo thu nhập 21 triệu bảng Anh (25 triệu USD) từ bất động sản của Công quốc Cornwall.
Cả Hoàng tử William và Vua Charles III đều không có nghĩa vụ phải trả bất kỳ hình thức thuế nào đối với bất động sản của họ, mặc dù cả hai công quốc đã tự nguyện nộp thuế thu nhập kể từ năm 1993, theo IfG.
Động thái đó diễn ra một năm sau khi gia đình Hoàng gia vấp phải chỉ trích mạnh mẽ vì có kế hoạch sử dụng tiền công để sửa chữa lâu đài Windsor, nơi đã bị thiệt hại trong một vụ hỏa hoạn, Clancy nói."Tất nhiên, thuế thu nhập tự nguyện không phải là một tỷ lệ cố định, và họ không phải khai báo thu nhập mà họ phải nộp thuế là bao nhiêu. Vì vậy, thực ra nó giống như việc tuồn một con số ra ngoài", Clancy nói.
(Nguồn: CNN)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp