Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chả lụa, giò sống rẻ bất ngờ chỉ 65.000 đồng/kg, phụ huynh Sài Gòn không cầm được nước mắt khi nhìn bữa cơm bán trú của con

Chính sách - Hạ tầng

02/11/2020 18:53

Suất ăn gần 30.000 đồng, nhiều phụ huynh có con đang học tại trường Trần Thị Bưởi đã bật khóc nhìn mâm cơm của con nhiều bữa chỉ có trứng chiên.

Hơn 1 tháng sau năm học mới, nhiều phụ huynh có con đang theo học tại trường tiểu học Trần Thị Bưởi (phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM) thắc mắc tại sao con đi học về hay than đói. Một số phụ huynh khác cho biết những bữa cơm ở nhà con cự tuyệt không ăn các món ăn chế biến từ trứng. 

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, phụ huynh và nhà trường đã thống nhất chọn suất ăn với giá thành đắt nhất là 30.000 đồng/phần, gồm bữa trưa và bữa xế cho con. Bên cạnh đó, trường còn thu thêm nhiều khoản phí, như tiền phục vụ bán trú 200.000 đồng/học sinh/tháng, tiền phục vụ vệ sinh bán trú 30.000 đồng/học sinh/tháng, tiền nước, tiền rác...

Vừa đưa vào hoạt động năm học 2019-2020, Trường tiểu học Trần Thị Bưởi nằm trong khu dân cư dân trí cao của phường Phước Long B, quận 9, với gần 1.200 học sinh.
Vừa đưa vào hoạt động năm học 2019-2020, Trường tiểu học Trần Thị Bưởi nằm trong khu dân cư dân trí cao của phường Phước Long B, quận 9, với gần 1.200 học sinh.

Đừng cho con ăn trứng chiên nữa!

Chị T.H, đại diện cho nhóm phụ huynh có con đang học lớp 1, cho biết sau hơn 1 tháng đi học, nhiều phụ huynh cùng chung chia sẻ là các con khó ăn uống. Nhiều bé than thức ăn ở trường không ngon, ít. Nghĩ là con vừa đổi môi trường từ mầm non nên mọi người động viên nhau hỗ trợ con hòa nhập với môi trường mới ở tiểu học. Nhưng khi nhiều phụ huynh các khối khác cùng thắc mắc phần ăn "không giống năm ngoái", thì mọi người mới bắt đầu để ý.

Một số phụ huynh vào trường nhiều ngày liền ngay giờ ăn trưa và đã bật khóc khi chứng kiến bữa ăn bán trú của con mình ở ngôi trường mới hoạt động 2 năm, nằm trong khu dân trí cao, chi phí cho phần ăn không hề thấp so với mặt bằng chung tại TP.HCM.

Những hình ảnh chụp được trong các ngày trước 20/10 cho thấy bữa cơm cho trẻ lớp 1 có ngày là miếng thịt nướng ăn với cải ngọt luộc. Canh súp nhưng chỉ có nước.

Bữa khác thì chỉ có miếng trứng chiên và tô canh rau dền lỏng bỏng. Cơm khô, các bé phải dùng nước tương trộn vào canh rồi chan cơm cho dễ nuốt. Một phụ huynh lớp 2 cho biết con chị không ăn được nước tương nên cố ăn hết chén cơm trắng rồi về lớp ngủ.

Chị S có con học lớp 2 kể: “Trứng chiên là món ăn yêu thích, nhưng gần đây con không ăn nữa. Mẹ gặn hỏi thì cháu nói con ăn nhiều trứng ở trường rồi. Mẹ đừng cho con ăn trứng chiên nữa”.

Bức xúc, một nhóm phụ huynh đã chia sẻ các hình ảnh về bữa ăn của trường lên trang group chung của cộng động dân cư The Art, là nơi có nhiều học sinh đang theo học tại trường Trần Thị Bưởi. Trong các hình ảnh chia sẻ ngoài bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng còn có dầu ăn được bếp sử dụng không nhãn mác.

Ngay lập tức, hội phụ huynh trường yêu cầu nhóm chia sẻ những hình ảnh này đính chính, xin lỗi vì hình ảnh chưa kiểm chứng!!! Ban giám hiệu nhà trường đưa ra giải pháp sửa đổi, bằng cách mỗi ngày cho đại diện hội phụ huynh các lớp vào trường để giám sát nguồn gốc thực phẩm và giám sát bữa ăn. 

Phụ huynh bức xúc chất vấn về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh sáng 2/11.
Phụ huynh bức xúc chất vấn về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh sáng 2/11.

Nhà trường thông báo một cuộc họp với đại diện phụ huynh các lớp vào ngày 31/10. Tuy nhiên, cuộc họp sau đó đã bị nhà trường hủy.

Phụ huynh 5h sáng vô trường canh thực phẩm bẩn, ngỡ ngàng nhìn giá chả lụa, giò sống chỉ 65.000 đồng/kg! 

Sáng nay, 2/11, nhiều phụ huynh đã bức xúc kéo đến Trường Trần Thị Bưởi, yêu cầu Ban giám hiệu nhà trường làm rõ về chất lượng bữa ăn của con em. Cuộc họp có sự tham gia của bà Phan Thị Kim Duyên, Phó trưởng phòng GD&ĐT quận 9, đại diện chính quyền phường, cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm.  

Chị T, đại diện hội phụ huynh lớp 2/1, cho biết chứng kiến những bữa ăn không đảm bảo, chị rất lo lắng cho sức khỏe của các bé nên mỗi ngày, từ 5h sáng chị đại diện hội phụ huynh vô trường kiểm tra chất lượng nguồn thực phẩm nhập vào. Trong 5 ngày đi kiểm tra, có đến 4 ngày chị phản ứng bếp, gặp trực tiếp cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Hương để góp ý vì nguồn rau củ, thịt không đảm bảo. Tuy nhiên, những góp ý của chị đã không được tiếp thu.

Sáng 2/1, chị bức xúc khi trong số rất ít rau củ nhập về, 5 củ cà rốt thì có 4 củ đã dập, thối. Cải thảo thì úa vàng lâu ngày. Chị yêu cầu đổi số rau này nhưng khi quay lại thì thấy bếp vẫn mang ra chế biến.

Chị T. đã thông báo cho phụ huynh tập trung lên trường và yêu cầu nhà trường làm rõ.

Chị D., đại diện cho phụ huynh lớp 4, cũng là thành viên tham gia kiểm tra nguồn thực phẩm buổi sáng, cho biết trong ngày thứ 6 tuần trước, chị đã không dám ăn món bún nấu với giò sống, là bữa trưa cho các bé, vì thấy khó ăn. Về lục lại các hình đã chụp, chị giật mình khi nhìn giá chả lụa chỉ 65.000 đồng/kg, giò sống là 64.000 đồng/kg. 

"Tôi làm quán ăn, nhập heo hơi từ CP đã 75.000 đồng/kg. Doanh nghiệp chế biết thế nào lại có giò, chả rẻ hơn cả giá heo hơi", chị D. bức xúc.

 Cà rốt đã hư và rau héo úa được dùng để nấu ăn cho học sinh. Ảnh: T.H
314637922b68d5368c79
 Cà rốt đã hư và rau héo úa được dùng để nấu ăn cho học sinh. Ảnh: T.H
Dầu ăn không hề có nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: T.H
Dầu ăn không hề có nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: T.H

Cũng theo chị D, rất nhiều lần các thành viên kiểm tra thực phẩm góp ý về nguồn gốc chả cá, thịt, rau củ, gia vị nhập về bếp, vì không rõ nhà cung cấp, nguồn gốc. Khâu vận chuyển cũng không đảm bảo an toàn, nhưng đại diện bếp ăn không thay đổi.

Còn chị T.H bức xúc: “Bữa trưa đã thảm, nhưng bữa xế còn thảm hơn. Gọi là bữa xế nhưng thực ra chỉ có một chiếc bánh ngọt rất nhỏ. Lâu lắm mới có hộp sữa 100ml nhưng bé có bé không".

Phụ huynh đón con về nhà

Nhiều phụ huynh còn phản ánh, một số bé gần đây có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy khi ăn bữa ăn tại trường. Anh H, nhà tại chung cư Đông Sài Gòn cho biết con gái học lớp 2 của anh liên tục đau bụng, tiêu chảy, phải đi bệnh viện kiểm tra, và được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm

Chị H., một phụ huynh lớp 2, nói trường mới hoạt động, phụ huynh rất chia sẻ. Ngay khi trường đưa vào giảng dạy, phụ huynh đã không tiếc bất cứ yêu cầu kêu gọi hỗ trợ nào từ nhà trường từ mua dụng cụ bán trú, máy chiếu phục vụ dạy và học. Cô hiệu trưởng liên tục khẳng định phụ huynh yên tâm khi giao con cho nhà trường chăm sóc, dạy dỗ.

"Nhưng chính nhà trường đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm, để đơn vị cung cấp bữa ăn không đảm bảo cho con em chúng tôi. Như vậy thì làm sao phụ huynh yên tâm gửi con đến trường. Nhìn bữa cơm của con mình ăn, nhìn rau thịt để nấu cho con mình ăn mà tôi thật sự rất sốc", chị nói.

Chị L., có 2 con đang học tại trường, nói, nhà trường 1.200 học sinh. Tính ra mỗi bữa mua thức ăn là 35 triệu đồng dựa trên thỏa thuận chi phí bữa ăn 30.000 đồng. Ba mươi mấy triệu, không thể chấp nhận những bữa ăn mà thực phẩm kém chất lượng, bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng như thế. Chị cho biết đã gửi đơn xin rút bán trú cho cả 2 con, chuyển qua học 2 buổi.

Ngay sau cuộc họp, một số phụ huynh đón con về trong buổi trưa, yêu cầu nhà trường cải thiện chất lượng bữa ăn bán trú.

Nhiều phụ huynh khác cũng cho biết đang chuyển con sang học 2 buổi, không đồng ý cho con học bán trú khi nhà trường chưa giải quyết thỏa đáng chất lượng bữa ăn cho học sinh.

Phần cơm chan canh
Phần cơm chan canh "đại dương", không hề có chút thịt. Ảnh: T.H
Phần ăn gồm 2 bữa chính và phụ chỉ lèo tèo vài cọng nui, lát thịt nhưng có giá 30.000 đồng/phần. Ảnh: T.H
Phần ăn gồm 2 bữa chính và phụ chỉ lèo tèo vài cọng nui, lát thịt nhưng có giá 30.000 đồng/phần. Ảnh: T.H

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học, góp phần đảm bảo sức khỏe cho học sinh, Bộ Y tế đã có quy định rõ về vấn đề an toàn toàn thực phẩm trường học.

Trong đó, nhà ăn, căng tin phải thông thoáng, đủ ánh sáng, cửa sổ phả có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng khác có hại. Đồng thời, tường, trần nhà và sàn nhà phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng.

Phụ huynh trường Trần Thị Bưởi chảy nước mắt với những thực phẩm cho bữa ăn của con mình ở trường học.
0cb79b66e99217cc4e83
Phụ huynh trường Trần Thị Bưởi chảy nước mắt với những thực phẩm cho bữa ăn của con mình ở trường học.

Ngoài ra, bàn ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Nhà trường phải có đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống phải được làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại.

Nhà trường phải có phương tiện bảo quản thực phẩm, có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh….

 Đồng thời, nhà bếp phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ. Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần…

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement