Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cha đẻ của GMO hy vọng người tiêu dùng không quay lưng với thực phẩm biến đổi gen

Thị trường 24h

06/08/2018 17:04

Ba thập kỷ trước, Robert Fraley tạo ra hạt giống biến đổi gen đầu tiên. Phương pháp này trở thành ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 17 tỷ USD.

“Frankenfood”

Ba thập kỷ trước, Robert T. Fraley tạo ra hạt giống biến đổi gen đầu tiên. Phương pháp này đã nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 17 tỷ USD. Đồng thời, thực phẩm biến đổi gen (GMO) mở ra kỷ nguyên mới về năng suất nông nghiệp.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, khi giám đốc điều hành lâu năm của công ty Monsanto không muốn GMO bị gọi với cái tên mang hàm ý bài bác: Frankenfood.

Robert Fraley, người được xem là cha đẻ của thực phẩm biến đổi gen. Ảnh: Bloomberg
Robert Fraley, người được xem là cha đẻ của thực phẩm biến đổi gen. Ảnh: Bloomberg

Mặc dù nghỉ hưu vào tháng 6 vừa qua, với tư cách là giám đốc công nghệ của Monsanto, ông cho biết sẽ tiếp tục tuyên truyền cho GMO. Đó là những tiến bộ khoa học giúp tăng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giúp nông dân ít tác động tới mẹ thiên nhiên. GMO đã trở thành di sản của Fraley. Ông tin rằng thế giới sẽ cần nhiều phát minh như vậy để theo kịp nhu cầu thực phẩm ngày càng nhiều hơn, khi dân số toàn cầu và thu nhập bình quân tăng lên.

Cơ sở để tin tưởng vào điều đó, theo Fraley, có rất nhiều ví dụ về đà phát triển của khoa học bị chậm lại hoặc cản trở, vì thông tin không chính xác. Chẳng hạn như hiệu quả của vắcxin hoặc tác động của biến đổi khí hậu. "Chúng ta đang sống trong thời đại có những tiến bộ ngoạn mục và thách thức lớn nhất là phải đảm bảo người tiêu dùng có thể hưởng lợi", ông chia sẻ.

Suốt 6 năm qua, Fraley đã tăng cường xuất hiện trước công chúng và trên truyền thông xã hội. Qua đó, ông cổ xúy cho giống và thực phẩm GMO, đồng thời giúp công chúng nhận thức được và chấp nhận những tiến bộ khoa học đang diễn ra với tốc độ vũ bão hiện nay.

Bùng nổ công nghệ sinh học

Theo thống kê, trong năm 2016 toàn thế giới có 190 triệu ha cây trồng biến đổi gen, chủ yếu là bắp và đậu nành. Đây cũng là cơ hội tăng trưởng quan trọng cho công ty Monsanto. Công ty này đã được Bayer AG (nhà sản xuất hạt giống và hóa chất nông nghiệp lớn nhất của Đức) mua lại trong tháng 6 năm nay với giá 66 tỷ USD. Fraley, người đã kiếm được 5,3 triệu USD năm ngoái, dự định vẫn tiếp tục tư vấn cho Bayer đến hết năm nay.

GMO có thể sẽ là chìa khóa cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
GMO có thể sẽ là chìa khóa cho vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Các sản phẩm công nghệ sinh học chiếm 34% thị trường bảo vệ thực vật và 30% thị trường hạt giống toàn cầu, theo Cropnosis. Ước tính, giao dịch cây trồng và hạt giống GMO có thể đạt trị giá 36,7 tỷ USD vào năm 2022. Doanh số bán hạt giống của Monsanto, phần lớn trong đó đã được biến đổi gen, đạt kỷ lục 11 tỷ USD trong năm 2017.

Fraley lớn lên tại một trang trại ở Hoopeston, Illinois (Mỹ), làm việc tại công ty Monsanto lúc 27 tuổi với bằng tiến sĩ vi sinh và hóa sinh. Đầu những thập niên 80 của thế kỷ trước, ông cùng một nhóm nghiên cứu đã chèn thành công các gen ngoại lai vào thực vật và tạo ra giống cây chống được glyphosate – một loại thuốc diệt cỏ cực mạnh. Giống cây này được công ty đặt tên là Roundup. Ngày nay, hơn 90% đậu nành và bắp của Mỹ được trồng từ hạt Roundup, đã được biến đổi gen để có thể chống chịu được hóa chất.

Lợi nhuận tốt hơn bất chấp "hội chứng cuồng loạn"

Jonas Oxgaard, nhà phân tích rủi ro bảo hiểm tại Sanford C. Bernstein & Co., nhận xét rằng nếu không vấp phải là sự cuồng loạn (hysteria – hội chứng cuồng loạn) chống lại GMO, chắc chắn Robert T. Fraley đã giành được giải Nobel về hóa học.

Để GMO thật sự phát tiển, công nghệ biến đổi gen cần ít đi những lời chỉ trích, mặc dù cho tới nay chưa có những nghiên cứu tường tận giúp hiểu được tác động lâu dài từ việc thay đổi đặc điểm di truyền của thực phẩm. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy GMO gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bất kỳ loài động vật nào, nhưng nông dân ở nhiều nước châu Âu và Nga vẫn bị cấm canh tác bằng giống GMO. Điều trớ trêu là hầu hết các nước này đều cho phép nhập khẩu giống cây trồng và thực phẩm GMO.

Hiện nay, việc canh tác bằng các giống cây biến đổi gen đã trở nên phổ biến.
Hiện nay, việc canh tác bằng các giống cây biến đổi gen đã trở nên phổ biến.

Trong khi công chúng đã chấp nhận những tiến bộ trong di truyền học phân tử trong các ngành công nghiệp khác như y học, thì GMO phát triển trên một con đường khó khăn, gập ghềnh hơn. Người tiêu dùng có thu nhập trung bình tại Mỹ phản đối GMO. Trong đó, nhiều người sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm không biến đổi gen.

Theo nhiều đánh giá, áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp là di sản rõ nhất của Fraley. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng hiện đại hóa phương pháp nhân giống, nhằm thúc đẩy tăng sản lượng mới là đóng góp lớn nhất của ông cho khoa học nông nghiệp.

Hiện nay, việc canh tác bằng các giống cây biến đổi gen đã trở nên phổ biến, từ các cây bắp có năng suất cao hơn đến cà chua ngon hơn. Khi Fraley rời nông trại của cha ông vào đầu những năm 1970, sản lượng bắp thường là 75 giạ (bushel = 36 lít), đến nay đã tăng lên 175 giạ mỗi mẫu Anh (0,4ha).

Monsanto với công nghệ biến đổi gen giống cây trồng đã nhận được cả nguồn vốn đầu tư, lẫn sự chỉ trích, Fraley nói. Nhưng công ty này đã hướng đến sử dụng công nghệ mới để giúp cho nông dân tăng năng suất và sinh lợi cao hơn. Mặc khác, công nghệ biến đổi gen được xem như công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết an ninh lương thực, “đó là di sản của chúng tôi. Tôi tự hào về điều đó”, Fraley tâm sự.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement