Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

CEO Vietnam Airlines: Năm 2022 dự báo bay nội địa chỉ phục hồi 70-75%

Chính sách - Hạ tầng

14/12/2021 16:13

Dự báo cuối năm 2023 thị trường hàng không nội địa sẽ phục hồi và năm 2024 thị trường bay quốc tế quay trở về như thời điểm 2019, trước khi có dịch COVID-19.

Dự báo năm 2022 vận tải bay nội địa quay về ngưỡng phục hồi 70-75% so với giai đoạn 2019 trước COVID-19. (Ảnh: CTV/Vietnam )

Vietnam Airlines đã xây dựng các kịch bản khác nhau để điều hành sản xuất kinh doanh, phát triển mạng bay và đội bay phù hợp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh vận tải hàng hóa để tăng doanh thu, thực hiện tái cơ cấu và cắt giảm chi phí để cải thiện các cân đối tài chính, nhanh chóng phục hồi và bứt phá giai đoạn hậu COVID-19, qua đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Khi nào bay nội địa và quốc tế phục hồi?

Tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2021 của Vietnam Airlines vào sáng 14/12, theo ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, thị trường hàng không nội địa vẫn quan trọng với các hãng mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu khách bay nội địa yếu.

cdnimg.vietnamplus.vn-t1200-uploaded-natmjs-2021_12_14-_an_ninh_san_bay_kiem_tra_khach_14122021(1).jpg

Đơn cử, khi Cục Hàng không Việt Nam có quyết định mở bay nội địa cho các hãng hàng không sau dịch, hệ số sử dụng ghế của các hãng bay chặng Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đầu với 6 chuyến ngày có hệ số sử dụng ghế lên tới 95% nhưng đến nay khi các hãng đổ tải vào đường bay này với tần suất lên 16 chuyến/ngày thì hệ số sử dụng ghế chỉ đạt có 62-65%.

Đối với thị phần quốc tế, ông Hà thừa nhận, các đường bay quốc tế chỉ đạt khoảng 1,5-1,9% so với giai đoạn 2019 và thực tế bay quốc tế chưa có khách.

“Vietnam Airlines luôn sẵn sàng tìm cách để đảm bảo chuyến bay cất cánh đặc biệt là bay quốc tế. Hãng vẫn duy trì đường bay thường lệ có lịch ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia phục vụ nhu cầu khách từ Việt Nam sang các nước này. Ngoài ra, hãng kết hợp vận chuyển hàng hóa với các đường bay chuyến bay không thường lệ đi đến châu Âu. Ngày 28/11, Vietnam Airlines mở bay đường bay thẳng Thành phố Hồ Chí Minh-Mỹ đặt mục tiêu cạnh tranh và thu hút khách có doanh thu cao để tăng cơ hội khai thác,” ông Hà nói.

Đánh giá thị trường hàng không chuyên chở hàng hóa vẫn giữ nhịp ổn định và có bước tăng trưởng, vị Tổng giám đốc Vietnam Airlines đưa ra minh chứng, năm 2020, hãng đã chủ động có chính sách khai thác hàng hóa để giúp máy bay tiếp tục được khai thác và tận dụng cơ hội thị trường hàng hóa. Vietnam Airlines khai thác 30 tuyến quốc tế về hàng hóa và nhiều điểm đến mới so với điểm đến hãng đang khai thác.

“Vietnam Airlines cũng tháo ghế 6 máy bay thân rộng (Airbus A350, Boeing 787-9), 7 máy bay thân hẹp Airbus A321 để vận chuyển hàng hóa. Doanh thu năm 2021 đạt xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, có thể nói đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Hãng cũng đặt mục tiêu xây dựng vận tải hàng hóa trở thành bộ phận tự cân đối thu chi, nhằm tiến tới thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa,” ông Hà thông tin thêm.

Thừa nhận hãng hàng không Quốc gia đã xây dựng các phương án kịch bản điều hành cao và thấp căn cứ vào dự báo của Hiệp hội IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) về sự phục hồi của hàng không quốc tế và nội địa, phương án phòng chống dịch các nước và Việt Nam, theo ông Hà, dự báo năm 2022 vận tải bay nội địa quay về ngưỡng phục hồi 70-75% so với giai đoạn 2019 trước COVID-19, bay quốc tế sẽ đạt 20-25% và quay trở lại tăng dần vào quý 4/2022.

“IATA dự báo cuối năm 2023 thị trường hàng không nội địa sẽ phục hồi và năm 2024 thị trường bay quốc tế quay trở về như thời điểm 2019,” ông Hà nói.

Nhấn mạnh Chính phủ quyết định thời điểm mở lại bay quốc tế từ ngày 1/1/2022 là tín hiệu vui, Vietnam Airlines chuẩn bị cho sự phục hồi bay quốc tế bằng việc khai thác thí điểm 5 tỉnh, thành sau khi Chính phủ cho phép và sẵn sàng cho các thị trường Đông Bắc Á, Mỹ. Hãng tiếp tục báo cáo xem xét mở rộng thêm các nước mở đường bay quốc tế như đi châu Âu, Australia vốn được kiểm soát dịch tốt và dung lượng thị trường người Việt ở nước ngoài nhiều, nhất là sát dịp Tết Nguyên đán.

Hướng tới vốn chủ sở hữu dương

Theo ông Đặng Ngọc Hoà, Chủ tịch Vietnam Airlines, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tình hình tài chính của các hãng bay hết sức khó khăn, trong đó Vietnam Airlines cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, vừa qua, Vietnam Airlines đã tăng vốn điều lệ đã giúp đỡ về tình hình tài chính nhưng trong những năm tới cần có những giải pháp mạnh mẽ về tái cơ cấu về nguồn vốn, danh mục đầu tư, đội bay và tổ chức lao động…

Bổ sung thêm, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines đánh giá, năm 2021 ảnh hưởng dịch COVID-19 còn nặng nề hơn so với năm trước đó. Vốn chủ sở hữu hết quý 2/2021 Vietnam Airlines âm trên 2.700 tỷ đồng. Với gói vay hỗ trợ 12.000 tỷ đồng từ Chính phủ, quý 3 vừa qua, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty đã dương. Vietnam Airlines đang hướng tới mục tiêu duy trì tình hình tài chính tốt nhất có thể, trong đó duy trì con số dương trong năm 2021.

“Tái cơ cấu không chỉ phục hồi năng lực tài chính mà còn hướng phát triển bền vững trong tương lai. Vietnam Airlines đang xây dựng trình các cấp tái cơ cấu phục hồi năng lực tài chính với quan điểm là dựa trên nhiều kịch bản, giả định tình huống để đảm bảo bao quát khả năng phục hồi của thị trường nhằm đảm bảo tái cơ cấu, thanh khoản, đảm bảo không lỗ lũy kế hay âm vốn chủ sở hữu và tiếp tục phục hồi sau đại dịch,” ông Hiền cho biết.

cdnimg.vietnamplus.vn-t620-uploaded-natmjs-2021_12_14-_hanh_khach_tren_tau_bay_14122021(1).jpg
Hành khách đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines. (Ảnh: CTV/Vietnam )

Đề cập đến mục tiêu tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm trái phiếu, vị Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho rằng, hãng chưa quyết định phương án phát hành trái phiếu ra công chúng hay riêng lẻ, phát hành trái phiếu trong nước hay quốc tế mà đang xây dựng phương án phát hành trái phiếu tốt nhất cho Tổng công ty  với định hướng nguồn vốn ổn định, đủ dài nhằm có phương hướng phục hồi qua đại dịch, tạo đà phát triển trong tương lai.

Trong năm 2022, khó khăn vẫn còn hiện hữu bởi biến chủng của đại dịch COVID-19, Vietnam Airlines tiếp tục tái cơ cấu đặc biệt là đội bay và tài sản nguồn vốn tập trung vào các danh mục đầu tư kinh doanh lõi của hàng không Việt Nam cũng như các giải pháp bán tàu bay cũ và mua thêm tàu bay mới…

Vietnam Airlines hiện có 104 máy bay, năm 2022 sẽ dư khoảng 8 tàu bay thân rộng và 20 tàu A321. Hãng tiến hành tái cơ cấu đội máy bay nhằm mục tiêu giảm và hiện đại hóa đội máy bay đồng thời đàm phán các bên cho thuê nhằm hỗ trợ chi phí.

VIỆT HÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement