17/11/2020 12:43
CEO Facebook, Twitter điều trần trước Quốc hội về thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử Mỹ
Mark Zuckerberg của Facebook và Jack Dorsey của Twitter được gọi để giải trình về những thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử đang bị chia rẽ sâu sắc ở Mỹ.
Các CEO của Facebook và Twitter đang được triệu tập trước Quốc hội Mỹ, để giải trình việc họ xử lý thông tin sai lệch trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Các nhà lập pháp chất vấn họ đang bị chia rẽ sâu sắc về tính toàn vẹn và kết quả của cuộc bầu cử.
Các thượng nghị sĩ nổi tiếng của Đảng Cộng hòa đã từ chối bác bỏ những tuyên bố vô căn cứ của Tổng thống Donald Trump, về việc bỏ phiếu bất thường và gian lận. Đơn cử là thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của Trump. Ông là người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Thượng viện, nơi các CEO sẽ điều trần hôm 17/11, và ông đã công khai kêu gọi: “Đừng nhượng bộ, thưa Tổng thống Trump. Chiến đấu dũng mãnh lên".
Facebook xóa một số nhóm 'Ngăn chặn ăn cắp' do những người ủng hộ Trump thành lập để tổ chức các cuộc biểu tình. Ảnh AP |
Vào tháng trước, cả CEO Mark Zuckerberg của Facebook và Jack Dorsey của Twitter đã hứa với các nhà lập pháp rằng, họ sẽ tích cực bảo vệ nền tảng của mình không bị các chính phủ nước ngoài thao túng, hoặc được sử dụng để kích động bạo lực xung quanh kết quả bầu cử. Tuy nhiên, hành động của họ đã khiến Trump và những người ủng hộ ông tức giận.
Vì cả Twitter và Facebook đều dán nhãn "thông tin sai lệch" đối với một số nội dung của Trump, đáng chú ý nhất là những lời khẳng định của ông về việc gian lận ở hình thức bỏ phiếu qua thư.
Vào hôm 16/11, Twitter đã gắn cờ dòng tweet của Trump "Tôi đã thắng cuộc Bầu cử!" với ghi chú "Các nguồn chính thức đã gọi cuộc bầu cử này theo cách khác".
Facebook cũng đã hành động để cấm một nhóm lớn có tên “Ngăn chặn việc ăn cắp” do những người ủng hộ Trump thành lập, để tổ chức các cuộc biểu tình chống lại việc kiểm phiếu. Nhóm này đã thu hút 350.000 thành viên và liên tục lặp lại những cáo buộc vô căn cứ của Trump về một cuộc bầu cử gian lận.
Trong nhiều ngày sau khi cuộc bầu cử diễn ra, và tiếp theo đó là quá trình kiểm phiếu, các nhóm bắt chước "Ngăn chặn việc ăn cắp" đã dễ dàng được tìm thấy trên Facebook, với gần 12.000 thành viên, tính đến tuần trước.
Nhưng đến hôm 16/11, các nhóm này có vẻ đã bị gỡ xuống, do đó người dùng ứng dụng không tìm kiếm được các nhóm có nội dung tương tư.
Nhìn vào cách các công ty sử dụng quyền lực để lọc lời nói và ý tưởng, Trump và đảng Cộng hòa đã cáo buộc các công ty truyền thông xã hội này có thành kiến chống bảo thủ.
Đảng Dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích những công ty này, vì những lý do khác nhau. Kết quả là cả hai bên đều quan tâm đến việc các công ty công nghệ cần có trách nhiệm pháp lý đối với những gì mọi người đăng trên nền tảng của họ. Biden đã cũng tán thành một hành động này.
Những hành động mà các công ty đã thực hiện xung quanh cuộc bầu cử có khả năng sẽ trở thành tâm điểm nổi bật tại phiên điều trần hôm 17/11.
Theo đó, các đảng viên Cộng hòa trong Ủy ban Thương mại Thượng viện đã chỉ trích Mark Zuckerberg, Jack Dorsey và Sundar Pichai - CEO của Google, tại một phiên điều trần vào tháng trước. Các quan chức cho rằng các công ty công nghệ đang cố gắng "bịt miệng" họ, nhưng lại trao quyền tự do cho các tác nhân chính trị từ các nước như Trung Quốc và Iran.
Từ trái qua phải, CEO của Twitter - Jack Dorsey, CEO của Google - Sundar Pichai và CEO của Facebook - Mark Zuckerberg đã làm chứng trước Ủy ban Thương mại Thượng viện tuần trước. Ảnh AP |
Mặc dù cuộc bầu cử ngày 3/11 diễn ra trong bối cảnh tất cả mọi người đều lo ngại về vấn đề an ninh, và thậm chí, các công ty truyền thông xã hội đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Nhưng cuộc bầu cử hóa ra là an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Facebook khẳng định rằng, họ đã rút ra được bài học từ cuộc bầu cử năm 2016 và không còn là nơi cung cấp thông tin sai lệch, đàn áp cử tri và phá vỡ bầu cử.
Vào mùa thu năm nay, Facebook cho biết họ đã xóa một mạng lưới nhỏ các tài khoản và trang liên kết với Cơ quan Nghiên cứu Internet của Nga, được gọi là "nhà máy troll". Mạng lưới này được cho là đã sử dụng các tài khoản mạng xã hội để gây bất hòa chính trị ở Mỹ kể từ cuộc bầu cử năm 2016. Twitter cũng đã đình chỉ năm tài khoản liên quan.
Tuy nhiên, những người ngoài cuộc chỉ trích rằng, nỗ lực thắt chặt các biện pháp bảo vệ của công ty vẫn chưa đủ, mặc dù đã chi hàng tỷ USD.
Imran Ahmed, CEO của Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số, cho biết: “Facebook chỉ hành động nếu họ cảm thấy có mối đe dọa đối với danh tiếng hoặc lợi nhuận của họ. Tổ chức này đã ép Facebook gỡ bỏ nhóm 'Ngăn chặn việc ăn cắp'”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy, những người khổng lồ truyền thông xã hội có thành kiến với các tin tức, bài đăng hoặc tài liệu bảo thủ khác, hoặc họ ủng hộ phe này của cuộc tranh luận chính trị hơn phe khác.
Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ cũng như Đảng Cộng hòa đã chỉ trích về chính sách của các công ty, và việc họ xử lý thông tin sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử.
Theo đó, các đảng viên Đảng Dân chủ chỉ trích chủ yếu là việc ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch và các nội dung khác có thể kích động bạo lực, ngăn mọi người bỏ phiếu hoặc lan truyền thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19.
Họ chỉ trích các CEO công nghệ đã không tuân theo nội dung của cảnh sát và không thực sự nỗ lực để dập tắt những thông tin sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp