30/04/2020 23:31
Cập nhật COVID 19 thế giới ngày 4/5: Malaysia bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế
Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh COVID 19 ngày 4/5 trên thế giới, trong đó tâm điểm là Mỹ, tây Ban Nha và Italy.
Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19
1405
CA NHIỄM
35
CA TỬ VONG
1252
CA PHỤC HỒI
73.924.637
CA NHIỄM
1.644.458
CA TỬ VONG
51.921.206
CA PHỤC HỒI
Nơi khởi bệnh | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
Đà Nẵng | 412 | 31 | 365 |
Hà Nội | 174 | 0 | 167 |
Hồ Chí Minh | 144 | 0 | 123 |
Quảng Nam | 107 | 3 | 101 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 0 | 65 |
Khánh Hòa | 64 | 0 | 29 |
Bạc Liêu | 50 | 0 | 48 |
Thái Bình | 38 | 0 | 35 |
Hải Dương | 32 | 0 | 29 |
Ninh Bình | 32 | 0 | 28 |
Đồng Tháp | 24 | 0 | 21 |
Hưng Yên | 23 | 0 | 22 |
Thanh Hóa | 21 | 0 | 19 |
Quảng Ninh | 20 | 0 | 20 |
Bắc Giang | 20 | 0 | 20 |
Hoà Bình | 19 | 0 | 19 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 |
Nam Định | 15 | 0 | 15 |
Bình Dương | 12 | 0 | 12 |
Cần Thơ | 10 | 0 | 10 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 |
Bắc Ninh | 8 | 0 | 8 |
Đồng Nai | 7 | 0 | 4 |
Quảng Ngãi | 7 | 0 | 7 |
Hà Nam | 7 | 0 | 5 |
Quảng Trị | 7 | 1 | 6 |
Tây Ninh | 7 | 0 | 7 |
Trà Vinh | 5 | 0 | 5 |
Lạng Sơn | 4 | 0 | 4 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 |
Hải Phòng | 3 | 0 | 3 |
Ninh Thuận | 3 | 0 | 2 |
Thanh Hoá | 3 | 0 | 2 |
Phú Thọ | 3 | 0 | 3 |
Đắk Lắk | 3 | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 |
Kiên Giang | 1 | 0 | 1 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 |
Quốc Gia | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
United States | 17.143.942 | 311.073 | 10.007.956 |
India | 9.932.908 | 144.130 | 9.456.449 |
Brazil | 6.974.258 | 182.854 | 6.067.862 |
Russia | 2.734.454 | 48.564 | 2.176.100 |
France | 2.391.447 | 59.072 | 179.087 |
Turkey | 1.898.447 | 16.881 | 1.661.191 |
United Kingdom | 1.888.116 | 64.908 | 0 |
Italy | 1.870.576 | 65.857 | 1.137.416 |
Spain | 1.771.488 | 48.401 | 0 |
Argentina | 1.510.203 | 41.204 | 1.344.300 |
Colombia | 1.444.646 | 39.356 | 1.328.430 |
Germany | 1.378.518 | 23.692 | 1.003.300 |
Mexico | 1.267.202 | 115.099 | 938.089 |
Poland | 1.159.901 | 23.914 | 892.650 |
Iran | 1.131.077 | 52.883 | 844.430 |
Peru | 987.675 | 36.817 | 922.314 |
Ukraine | 919.704 | 15.744 | 535.417 |
South Africa | 873.679 | 23.661 | 764.977 |
Indonesia | 636.154 | 19.248 | 521.984 |
Netherlands | 628.577 | 10.168 | 0 |
Belgium | 611.422 | 18.178 | 41.973 |
Czech Republic | 594.148 | 9.882 | 516.786 |
Iraq | 577.363 | 12.614 | 511.639 |
Chile | 575.329 | 15.949 | 548.190 |
Romania | 565.758 | 13.698 | 465.050 |
Bangladesh | 495.841 | 7.156 | 429.351 |
Canada | 475.214 | 13.659 | 385.975 |
Philippines | 452.988 | 8.833 | 419.282 |
Pakistan | 445.977 | 9.010 | 388.598 |
Morocco | 403.619 | 6.711 | 362.911 |
Switzerland | 394.453 | 6.295 | 311.500 |
Israel | 363.287 | 3.030 | 340.145 |
Saudi Arabia | 360.155 | 6.069 | 350.993 |
Portugal | 353.576 | 5.733 | 280.038 |
Sweden | 341.029 | 7.667 | 0 |
Austria | 330.343 | 4.764 | 291.042 |
Hungary | 288.567 | 7.381 | 83.940 |
Serbia | 277.248 | 2.433 | 31.536 |
Jordan | 265.024 | 3.437 | 226.245 |
Nepal | 250.916 | 1.743 | 238.569 |
Ecuador | 202.356 | 13.896 | 177.951 |
Georgia | 198.387 | 1.922 | 167.281 |
Panama | 196.987 | 3.411 | 164.855 |
United Arab Emirates | 188.545 | 626 | 165.749 |
Azerbaijan | 187.336 | 2.050 | 122.859 |
Bulgaria | 184.287 | 6.005 | 87.935 |
Croatia | 183.045 | 2.870 | 157.773 |
Japan | 181.870 | 2.643 | 153.519 |
Belarus | 164.059 | 1.282 | 141.443 |
Dominican Republic | 155.797 | 2.367 | 121.323 |
Costa Rica | 154.096 | 1.956 | 121.031 |
Armenia | 150.218 | 2.556 | 128.694 |
Lebanon | 148.877 | 1.223 | 104.207 |
Bolivia | 147.716 | 9.026 | 126.720 |
Kuwait | 146.710 | 913 | 142.599 |
Kazakhstan | 143.735 | 2.147 | 128.218 |
Qatar | 141.272 | 241 | 138.919 |
Slovakia | 139.088 | 1.309 | 101.584 |
Guatemala | 130.082 | 4.476 | 118.793 |
Moldova | 128.656 | 2.625 | 111.314 |
Oman | 126.835 | 1.480 | 118.736 |
Greece | 126.372 | 3.785 | 9.989 |
Egypt | 122.609 | 6.966 | 105.450 |
Ethiopia | 117.542 | 1.813 | 96.307 |
Denmark | 116.087 | 961 | 82.099 |
Honduras | 114.943 | 3.001 | 52.392 |
Palestine | 113.409 | 1.023 | 88.967 |
Tunisia | 113.241 | 3.956 | 86.801 |
Myanmar | 110.667 | 2.319 | 89.418 |
Venezuela | 108.480 | 965 | 103.271 |
Bosnia Herzegovina | 102.330 | 3.457 | 67.649 |
Slovenia | 100.389 | 2.190 | 77.453 |
Lithuania | 99.869 | 907 | 43.379 |
Paraguay | 95.353 | 1.991 | 67.953 |
Algeria | 93.065 | 2.623 | 61.307 |
Kenya | 92.459 | 1.604 | 73.979 |
Libya | 92.017 | 1.319 | 62.144 |
Bahrain | 89.444 | 349 | 87.490 |
Malaysia | 87.913 | 429 | 72.733 |
China | 86.770 | 4.634 | 81.821 |
Kyrgyzstan | 78.151 | 1.317 | 71.270 |
Ireland | 76.776 | 2.134 | 23.364 |
Uzbekistan | 75.396 | 612 | 72.661 |
Macedonia | 74.732 | 2.169 | 50.852 |
Nigeria | 74.132 | 1.200 | 66.494 |
Singapore | 58.353 | 29 | 58.233 |
Ghana | 53.386 | 327 | 52.048 |
Albania | 50.000 | 1.028 | 25.876 |
Afghanistan | 49.970 | 2.017 | 38.648 |
South Korea | 45.442 | 612 | 32.947 |
El Salvador | 42.397 | 1.219 | 38.481 |
Luxembourg | 42.250 | 418 | 33.486 |
Montenegro | 42.148 | 597 | 32.097 |
Norway | 41.852 | 395 | 34.782 |
Sri Lanka | 34.121 | 157 | 25.652 |
Finland | 31.870 | 466 | 20.000 |
Uganda | 28.168 | 225 | 10.005 |
Australia | 28.056 | 908 | 25.690 |
Latvia | 26.472 | 357 | 17.477 |
Cameroon | 25.359 | 445 | 23.851 |
Sudan | 21.864 | 1.372 | 12.667 |
Ivory Coast | 21.775 | 133 | 21.335 |
Estonia | 19.271 | 160 | 12.117 |
Zambia | 18.428 | 368 | 17.487 |
Madagascar | 17.587 | 259 | 16.992 |
Senegal | 17.336 | 352 | 16.349 |
Mozambique | 17.042 | 144 | 15.117 |
Namibia | 16.913 | 164 | 14.981 |
Angola | 16.362 | 372 | 8.990 |
French Polynesia | 15.870 | 97 | 4.842 |
Cyprus | 15.789 | 84 | 2.057 |
Congo [DRC] | 14.597 | 358 | 12.773 |
Guinea | 13.474 | 80 | 12.727 |
Maldives | 13.392 | 48 | 12.760 |
Botswana | 12.873 | 38 | 10.456 |
Tajikistan | 12.777 | 88 | 12.212 |
French Guiana | 11.906 | 71 | 9.995 |
Jamaica | 11.875 | 276 | 8.212 |
Zimbabwe | 11.522 | 310 | 9.599 |
Mauritania | 11.431 | 236 | 8.248 |
Cape Verde | 11.395 | 110 | 11.055 |
Malta | 11.303 | 177 | 9.420 |
Uruguay | 10.418 | 98 | 6.895 |
Haiti | 9.597 | 234 | 8.280 |
Cuba | 9.588 | 137 | 8.592 |
Belize | 9.511 | 211 | 4.514 |
Syria | 9.452 | 543 | 4.494 |
Gabon | 9.351 | 63 | 9.204 |
Réunion | 8.534 | 42 | 8.037 |
Guadeloupe | 8.524 | 154 | 2.242 |
Hong Kong | 7.804 | 123 | 6.439 |
Bahamas | 7.698 | 164 | 6.081 |
Andorra | 7.382 | 79 | 6.706 |
Swaziland | 6.912 | 132 | 6.476 |
Trinidad and Tobago | 6.900 | 123 | 6.204 |
Rwanda | 6.832 | 57 | 6.036 |
Democratic Republic Congo Brazzaville | 6.200 | 100 | 4.988 |
Malawi | 6.080 | 187 | 5.659 |
Guyana | 5.973 | 156 | 5.144 |
Nicaragua | 5.887 | 162 | 4.225 |
Mali | 5.878 | 205 | 3.697 |
Djibouti | 5.749 | 61 | 5.628 |
Mayotte | 5.616 | 53 | 2.964 |
Martinique | 5.575 | 42 | 98 |
Iceland | 5.571 | 28 | 5.401 |
Suriname | 5.381 | 117 | 5.231 |
Equatorial Guinea | 5.195 | 85 | 5.061 |
Aruba | 5.079 | 46 | 4.911 |
Central African Republic | 4.936 | 63 | 1.924 |
Somalia | 4.579 | 121 | 3.529 |
Burkina Faso | 4.300 | 73 | 2.940 |
Thailand | 4.261 | 60 | 3.977 |
Gambia | 3.785 | 123 | 3.653 |
Curaçao | 3.699 | 11 | 1.889 |
Togo | 3.295 | 66 | 2.821 |
South Sudan | 3.222 | 62 | 3.043 |
Benin | 3.090 | 44 | 2.972 |
Sierra Leone | 2.451 | 75 | 1.853 |
Guinea-Bissau | 2.447 | 44 | 2.378 |
Niger | 2.361 | 82 | 1.329 |
Lesotho | 2.307 | 44 | 1.398 |
Channel Islands | 2.192 | 48 | 1.339 |
New Zealand | 2.100 | 25 | 2.032 |
Yemen | 2.085 | 606 | 1.384 |
San Marino | 1.982 | 52 | 1.685 |
Chad | 1.784 | 102 | 1.611 |
Liberia | 1.676 | 83 | 1.358 |
Liechtenstein | 1.579 | 21 | 1.366 |
Vietnam | 1.405 | 35 | 1.252 |
Sint Maarten | 1.269 | 26 | 1.111 |
Gibraltar | 1.104 | 6 | 1.040 |
Sao Tome and Principe | 1.010 | 17 | 952 |
Mongolia | 918 | 0 | 384 |
Saint Martin | 801 | 12 | 675 |
Turks and Caicos | 771 | 6 | 741 |
Taiwan | 749 | 7 | 612 |
Burundi | 735 | 1 | 640 |
Papua New Guinea | 729 | 8 | 601 |
Diamond Princess | 712 | 13 | 699 |
Eritrea | 711 | 0 | 564 |
Monaco | 678 | 3 | 609 |
Comoros | 633 | 7 | 606 |
Faeroe Islands | 530 | 0 | 506 |
Mauritius | 524 | 10 | 489 |
Tanzania | 509 | 21 | 183 |
Bermuda | 456 | 9 | 247 |
Bhutan | 439 | 0 | 408 |
Isle of Man | 373 | 25 | 344 |
Cambodia | 362 | 0 | 319 |
Cayman Islands | 302 | 2 | 277 |
Barbados | 297 | 7 | 273 |
Saint Lucia | 278 | 4 | 240 |
Seychelles | 202 | 0 | 184 |
Caribbean Netherlands | 177 | 3 | 166 |
St. Barth | 162 | 1 | 127 |
Brunei | 152 | 3 | 148 |
Antigua and Barbuda | 148 | 5 | 138 |
Saint Vincent and the Grenadines | 98 | 0 | 81 |
Dominica | 88 | 0 | 83 |
Grenada | 85 | 0 | 41 |
British Virgin Islands | 76 | 1 | 72 |
Fiji | 46 | 2 | 38 |
Macau | 46 | 0 | 46 |
Laos | 41 | 0 | 34 |
New Caledonia | 37 | 0 | 35 |
Timor-Leste | 31 | 0 | 30 |
Saint Kitts and Nevis | 28 | 0 | 23 |
Vatican City | 27 | 0 | 15 |
Falkland Islands | 23 | 0 | 17 |
Greenland | 19 | 0 | 18 |
Solomon Islands | 17 | 0 | 5 |
Saint Pierre Miquelon | 14 | 0 | 14 |
Montserrat | 13 | 1 | 12 |
Western Sahara | 10 | 1 | 8 |
Anguilla | 10 | 0 | 4 |
MS Zaandam | 9 | 2 | 7 |
Marshall Islands | 4 | 0 | 4 |
Wallis and Futuna | 3 | 0 | 1 |
Samoa | 2 | 0 | 2 |
Vanuatu | 1 | 0 | 1 |
Malaysia bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế
Malaysia đã tái khởi động hầu hết các hoạt động kinh tế trong ngày 4/5, khi các trường hợp nhiễm COVID-19 ở nước này bắt đầu giảm.
Theo đó, Malaysia đã dỡ bỏ một số hạn chế đi lại để cho phép hầu hết các lĩnh vực mở cửa trở lại, với nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Trong một khu mua sắm lớn tại trung tâm thành phố Kuala Lumpur, một số cửa hàng đã mở cửa và nhân viên sẽ đo nhiệt độ của khách hàng trước khi cho phép họ vào.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn rất thận trọng. Có 6 bang không mở cửa lại nền kinh tế vào ngày 4/5, bao gồm Sarawak, Sabah, Penang, Pahang, Kelantan và Kedah.Thủ tướng Malaysia Muhyiddin cho biết, trong thời gian thực hiện Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO), mỗi ngày Malaysia tổn thất 2,4 tỷ ringgit và tính tới ngày 1/5, tổng thiệt hại lên tới 63 tỷ ringgit.
Nếu MCO kéo dài thêm một tháng, Malaysia sẽ tổn thất thêm 35 tỷ ringgit, đưa tổng tổn thất lên 98 tỷ ringgit (gần 22,8 tỷ USD).
Bên cạnh đó, theo dự đoán của Hiệp hội Chủ lao động Malaysia (MEF), dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp sau MCO sẽ đạt mức kỷ lục 13%, khiến 2 triệu người thất nghiệp, cao hơn cả thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
Hà Nội dự kiến gỡ lệnh phong tỏa thôn Hạ Lôi vào 0h ngày 6/5
Ngày 4/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Chủ tịch UBND huyện Mê Linh quyết định nếu hết ngày mai không có ca nhiễm COVID-19 mới sẽ nới lỏng cách ly xã hội như các quận, huyện của TP. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu huyện Mê Linh cần làm tốt công tác phòng chống COVID-19 chứ không được chủ quan.
Theo đó, cũng tại buổi họp, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng cho biết đến nay trên địa bàn huyện đã trải qua 19 ngày không nghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Trong 5 ngày qua, huyện phát hiện 6 ca nghi ngờ ở thôn Hạ Lôi; tất cả được lấy mẫu và cách ly tại bệnh viện Bắc Thăng Long; kết quả xét nghiệm đều âm tính.
Hiện toàn huyện còn 26 trường hợp còn phải cách ly: 3 trường hợp F1 ở xã Mê Linh cách ly tập trung ở cơ sở của thành phố; 23 trường hợp cách ly theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (13 ca dương tính và 13 trường hợp nghi ngờ). Huyện cũng tiếp tục theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày với 616 người đã hết thời gian cách ly tập trung nhưng vẫn tự nguyện tiếp tục cách ly ở nhà thêm 14 ngày.
Huyện cũng đã xây dựng xong kế hoạch với các nhiệm vụ cụ thể triển khai các biện pháp y tế và từng bước ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh) sau khi có lệnh hết cách ly. Dự kiến 0h ngày 6/5, huyện Mê Linh sẽ công bố quyết định kết thúc cách ly thôn Hạ Lôi nếu trong ngày 5/5, huyện không có ca mắc mới.
Trước đó, ổ dịch tại thôn Hạ Lôi bắt đầu từ việc ghi nhận bệnh nhân 243 vào ngày 6/4. Đến ngày 8/4, UBND huyện Mê Linh đã quyết định phong tỏa toàn bộ thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 2.973 hộ dân, tương đương với 10.872 nhân khẩu, do liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19 thứ 243.
Thôn Hạ Lôi có 9 xóm, trong đó có liên quan đến nơi ở, quá trình di chuyển, dự tiệc cưới, đám giỗ và tiếp xúc của bệnh nhân 243. Từ ngày công bố bệnh nhân 243 đến ngày 15/4, Hạ Lôi ghi nhận thêm 12 bệnh nhân mới. Từ ngày 15/4 đến nay, tại đây chưa phát sinh ca mới.
Indonesia thêm 395 ca nhiễm mới COVID-19, 19 người tử vong
Một nhân viên y tế tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters. |
Bộ Y tế Indonesia cho biết hôm nay (4/5) có thêm 395 ca nhiễm mới COVID-19, đưa tổng số tại quốc gia Đông Nam Á lên tới 11,587 ca. Vụ trưởng Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật thuộc Bộ Y tế Indonesia, Achmad Yurianto cho biết số người chết của Indonesia tới nay là 864 người, cũng đã có 1.954 người khỏi bệnh. Hơn 86.000 người đã được xét nghiệm COVID-19.
Đài Loan cho biết vẫn chưa nhận được lời mời dự cuộc họp của WHO
Cơ quan ngoại giao Đài Loan hôm nay (4/5) cho biết chính quyền vẫn nhận được lời mời tham gia cuộc họp quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), dự kiến diễn ra vào 18/5, Reuters đưa tin, dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Joanne Ou.
Tuy nhiên, người phát ngôn cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết chính quyền Đài Loan sẽ cố gắng "cho đến phút cuối cùng" để có thể tham gia với tư cách quan sát viên của WHO, theo hãng tin Reuters.
Đài Loan đã báo cáo chỉ có 436 trường hợp nhiễm COVID-19 và giành được sự khen ngợi trên toàn thế giới về chiến lược ngăn chặn virus hiệu quả.
Trước đây, Đài Loan từng là quan sát viên WHO từ năm 2009-2016 khi quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh ấm lên. Tuy nhiên, tư cách này của hòn đảo đã bị loại bỏ trước áp lực từ Trung Quốc sau khi bà Thái Anh Văn trở thành lãnh đạo Đài Loan.
Nhật Bản dự kiến kéo dài tình trạng khẩn cấp đến hết tháng 5
Tờ Japan Times đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong ngày 4/5 sẽ chính thức quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp trên cả nước thêm khoảng một tháng nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Ông Shinzo Abe hôm 3/5 đã gặp các quan chức bao gồm bộ trưởng y tế Katsunobu Kato để phân tích tình hình ở nước này và dự kiến gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 31/5 và sẽ công bố quyết định tại một cuộc họp báo tối nay (4/5), Japan Times cho biết.
Dữ liệu của Hopkins cho thấy Nhật Bản có hơn 14.800 trường hợp được xác nhận mắc COVID-19 và 487 người đã chết.
Nga lập kỷ lục hơn 10.000 ca nhiễm mới COVID-19 trong vòng 24 giờ
Theo CNN, Nga đã thông báo có 10.633 trường hợp nhiễm mới COVID-19 vào ngày 3/5, mức tăng kỷ lục từ trước đến nay, điều đang trở thành vấn đề lo ngại của Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng số ca nhiễm của toàn nước Nga đến hiện tại là 134.687, xếp thứ 7 thế giới. Trong số các ca nhiễm, có tổng số 1.280 ca tử vong, điều đáng lo ngại là khoảng 50% các ca nhiễm đều không có triệu chứng biểu hiệu rõ rệt.
Ảnh minh họa. Nguồn:CNN |
Moscow, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Nga, chiếm hơn một nửa tổng số người mắc.
Vào tuần trước, Nga đã thông báo kéo dài thời gian cách ly cho đến 11/5. "Số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng và chưa có tín hiệu giảm. Tình hình này đang trở nên rất nghiêm trọng. Chúng ta đang phải đối mặt với giai đoạn mới khó khăn hơn vì đại dịch. Mối đe dọa chết người của virus vẫn tiềm ẩn", Tổng thống Putin nói thêm.
Sự lo lắng gia tăng đối với các nhân viên y tế của Nga sau khi hai chục bệnh viện đóng cửa để thực hiện nhiệm vụ cách ly. Nhiều bác sĩ thậm chí phát bệnh.
Trong ngày 30/4, số ca nhiễm của Nga đã vượt quá 100.000, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã xuất hiện trên truyền thông nhà nước và thông báo ông đã dương tính với CCOVID-19 trong một họp báo video. Điều này bày tỏ nhiều nghi ngờ về thời điểm Nga có thể nới lỏng hạn chế do dịch bệnh COVID-19, trong đó sẽ phải cân nhắc lại việc mở cửa lại biên giới.
Israel nghiên cứu phương pháp dự báo dịch COVID-19 qua nước thải
Đại học Ben Gurion (BGU) ngày 3/5 cho hay các nhà khoa học Israel đã nghiên cứu phương pháp dự báo nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 thông qua xét nghiệm các hệ thống nước thải.
Công trình nghiên cứu do các nhà khoa học BGU phối hợp với Bộ Y tế Israel đã phát triển một công cụ có thể cảnh báo bùng phát dịch COVID-19, dựa trên cơ sở xét nghiệm phân tử đối với hệ thống nước thải của thành phố và khu vực lân cận. Các nhà khoa học cho rằng sự hiện diện của virus trong nước thải biểu thị tình trạng lây nhiễm tại khu vực. Số lượng virus trong nước thải càng lớn chứng tỏ số người mắc càng nhiều.
Các nhà khoa học BGU lưu ý virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong nước thải trước khi đối tượng lây nhiễm xuất hiện triệu chứng và điều này có thể trở thành một chỉ số cảnh báo tương đối hiệu quả.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: TTXVN. |
Nhóm nghiên cứu thuộc dự án đã phát hiện virus SARS-CoV-2 tại một số địa điểm ở Israel, trong đó có hệ thống nước thải của thành phố Bnei Brak, nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao. Ngoài ra, tình trạng lây nhiễm ở mức thấp hơn tại các thành phố lân cận cũng trùng với kết quả xét nghiệm mẫu nước thải thu được. Như vậy, việc phân tích số virus trong nước thải sẽ cho phép dự báo nguy cơ bùng phát và đưa ra cảnh báo sớm.
Đến nay, Israel đã ghi nhận 16.193 ca mắc COVID-19, trong đó có 231 ca tử vong. Ngoài ra, cũng đã có 9.634 người bình phục, vượt qua số bệnh nhân cần được điều trị hiện nay.
Brazil có xu hướng thành tâm dịch mới
Brazil là quốc gia xếp thứ 2 châu lục về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19, với 101.147 trường hợp nhiễm, trong đó có 7.052 người thiệt mạngvà là nước Mỹ Latin chịu tác động nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19, với hệ thống bệnh viện, nhà tang lễ và nghĩa trang gần như “sụp đổ” do quá tải, trong khi các ca mắc bệnh hàng ngày vẫn tăng lên theo cấp số nhân.
Thông cáo của cơ quan y tế Brazil nêu rõ, trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận thêm 4.588 ca nhiễm mới COVID-19 và 275 trường hợp tử vong.
Bên cạnh đó, số bệnh nhân mắc COVID-19 được chữa khỏi ở Brazil hiện là 42.991 người, chiếm 42,5% tổng số ca bệnh, trong khi 51.131 người khác (50,6%) đang được điều trị, và 1.364 trường hợp tử vong vẫn đang được điều tra để xác định nguyên nhân.
Bộ trưởng Y tế Nelson Teich hôm 1/5 dự báo, các ca tử vong do COVID-19 ở Brazil có thể lên tới con số hàng nghìn người mỗi ngày nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh. Quan chức y tế này cũng thừa nhận chưa thể bắt đầu nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội bởi đường cong trên biểu đồ dịch bệnh của Brazil vẫn đang tăng một cách rõ ràng.
Trong khi đó, các chuyên gia quốc tế cũng cảnh báo, với tỷ lệ mắc bệnh hiện nay, Brazil có khả năng sẽ trở thành tâm dịch COVID-19 tiếp theo của thế giới.
Cập nhật tình hình dịch bệnh sáng 4/5
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng ngày 4/5, (theo giờ Việt Nam) thế giới đã ghi nhận tổng cộng 3.562.691 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 248.105 ca tử vong. Dịch bệnh hiện đã lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Số bệnh nhân hồi phục hiện là 1.153.071 người.
Mỹ vẫn là tâm dịch của thế giới với 1.187.442 ca nhiễm và 68.572 ca tử vong. Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 247.122 ca nhiễm và 25.264 ca tử vong, Italy với 210.717 ca nhiễm và 28.884 ca tử vong, Anh với 186.559 ca nhiễm và 28.446 ca tử vong, Pháp với 168.693 ca nhiễm và 24.895 ca tử vong, và Đức với 165.664 ca nhiễm và 6.866 ca tử vong.
Nhân viên y tế bước ra từ một lều xét nghiệm nCoV ở thủ đô Moskva, Nga, ngày 2/5. Ảnh: Reuters. |
Tại châu Mỹ, Bộ Y tế Brazil thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 101.147 ca , trong đó có 7.052 ca tử vong. Hiện tâm dịch ở Brazil là bang Sao Paulo (Xao Pao-lô), với 31.772 ca dương tính với SARS-Cov-2 và 2.627 ca tử vong.
Brazil là quốc gia Mỹ Latinh chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với hệ thống bệnh viện, nhà tang lễ và nghĩa trang bị quá tải trong khi các ca mắc hằng ngày vẫn tăng theo cấp số nhân.
Tại châu Âu, các nước đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa từ ngày 4/5 và việc mang khẩu trang là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao thông công cộng. Phần lớn các nước cho phép mở cửa những dịch vụ kinh doanh nhỏ; các cơ sở văn hóa như bảo tàng, công viên, thư viện; nối lại hoạt động thể thao ngoài trời không tập trung đông người. Tuy nhiên, người dân vẫn duy trì các biện pháp giãn cách xã hội. Một số nước cho phép trường hợp mở cửa trở lại nhưng các lớp chỉ đón số lượng học sinh hạn chế.
Tại châu Phi, giới chức Algeria cho biết tính đến chiều 3/5 (theo giờ địa phương), quốc gia Bắc Phi này đã ghi nhận thêm 179 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 4.474 ca và 463 ca. Hiện Algeria xếp thứ tư ở châu Phi về tổng số ca mắc COVID-19, sau Nam Phi, Ai Cập và Maroc, nhưng lại là nước có số ca tử vong cao nhất châu lục, với tỷ lệ gần 10%. Algeria đang được đặt trong tình trạng báo động cao nhất để ngăn chặn dịch.
Trong khi đó, Tổng thống Senegal Macky Sall đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 2/6 và lệnh giới nghiêm vào ban đêm để đối phó với sự lây lan của COVID-19.
Nhiều nước châu Âu nới lỏng giãn cách xã hội từ 4/5
Sau nhiều tuần phải ở nhà, một phần của châu Âu bắt đầu thấy lại đôi chút cảm giác tự do khi các biện pháp nới lỏng phong tỏa đầu tiên bắt đầu có hiệu lực vào ngày 4/5 tại một số nước, với hầu hết các nước bắt buộc đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Tại Italy, người dân có thể đi thăm gia đình và gặp gỡ người thân với số lượng hạn chế. Các công viên sẽ mở cửa trở lại nhưng vẫn duy trì các biện pháp giãn cách xã hội. Lĩnh vực sản xuất, xây dựng và phân phối cho đại lý được phép hoạt động từ ngày 4/5. Các quán bar, nhà hàng chỉ được bán cho khách hàng mang về, việc mở lại hoàn toàn phải đợi tới 1/6.
Tương tự các cơ sở thẩm mỹ và hiệu cắt tóc. Vào ngày 18/5, tất cả các doanh nghiệp bán lẻ sẽ có thể mở cửa trở lại, cùng với đó là bảo tàng, địa điểm văn hóa và thư viện. Các trường học sẽ vẫn đóng cửa cho đến tháng Chín.
Du lịch là lĩnh vực tiếp tục bị giới hạn trong phạm vi thành phố cư trú và chỉ liên quan đến các yêu cầu về công việc và sức khỏe.
Tại Tây Ban Nha, lệnh phong tỏa cực kỳ nghiêm ngặt đã được nới lỏng vào ngày 26/4 với việc người dân được phép ra ngoài một giờ để đưa trẻ em đi dạo, còn từ 2/5 những người trên 14 tuổi được phép chơi các môn thể thao cá nhân hoặc đi bộ ngoài trời nhưng phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt.
Từ 4/5, một số cửa hiệu kinh doanh nhỏ như cửa hàng làm tóc có thể tiếp khách riêng lẻ theo lịch hẹn. Việc mang khẩu trang trở thành bắt buộc khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Tại một số vùng tương đối biệt lập, hầu hết các cửa hàng, bảo tàng, quán bar vườn và nhà hàng cũng như là các khách sạn được phép mở cửa trở lại ở mức hạn chế nếu đáp ứng các điều kiện an toàn. Phần còn lại của đất nước sẽ mở cửa vào ngày 11/5. Sau đó 2 tuần sẽ là các rạp chiếu phim và nhà hát. Cho đến khi kết thúc phong tỏa, người Tây Ban Nha sẽ không thể di chuyển ra khỏi tỉnh nơi họ cư trú.
Tại Bỉ, các doanh nghiệp đóng cửa thời gian qua chuẩn bị đón nhân viên trở lại làm việc từ thứ Hai. Khẩu trang trở thành bắt buộc trong giao thông công cộng đối với người trên 12 tuổi. Các hoạt động thể thao ở ngoài trời như tennis, golf hoặc chèo thuyền kayak được cho phép.
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ mở cửa trở lại từ ngày 11/5, với điều kiện đảm bảo giãn cách xã hội. Một số lớp học sẽ bắt đầu lại vào ngày 18/5, với tối đa 10 học sinh mỗi lớp. Các nhà hàng chỉ được mở cửa trở lại sớm nhất là từ 8/6.
Đức đã cho phép các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 mở cửa trở lại từ ngày 20/4. Ngày 4/5, các trường học tại nước này sẽ dần hoạt động trở lại. Các thợ làm tóc cũng được phép mở lại cửa hiệu của họ. Các bảo tàng, địa điểm tôn giáo, vườn thú, khu vui chơi cũng được đón khách trở lại.
Các địa điểm văn hóa, quán bar, nhà hàng, trừ việc bán mang về, khu vui chơi, sân thể thao, vẫn tiếp tục đóng cửa. Các cuộc tụ họp đông người tiếp tục bị cấm cho đến ít nhất là ngày 31/8. Việc mang khẩu trang là bắt buộc trong tham gia giao thông cũng như tại các cửa hàng.
Nước Áo đã cho phép mở lại một số doanh nghiệp không thiết yếu. Các cửa hàng thực phẩm lớn, cửa hàng làm tóc và các cơ sở thể thao ngoài trời (tennis, golf ...) đã mở cửa trở lại cuối tuần qua. Hạn chế đi lại được dỡ bỏ, các cuộc tụ họp được phép tối đa 10 người và phải đảm bảo giãn cách xã hội.
Ngày 4/5, học sinh năm cuối cấp phổ thông sẽ trở lại trường, tiếp đó những đối tượng khác cũng sẽ đi học lại. Các nhà hàng dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào giữa tháng Năm. Người tham gia giao thông và khách mua hàng bắt buộc phải mang khẩu trang.
Bồ Đào Nha quyết định cho các nhà sách và đại lý xe hơi mở cửa trở lại từ ngày 4/5. Các cửa hiệu mặt phố có diện tích tới 200 m2 có thể mở cửa trở lại. Các thẩm mỹ viện và cơ sở làm đẹp cũng có thể đón khách theo lịch hẹn. Một số dịch vụ công, chẳng hạn như trung tâm tư vấn thuế, sẽ mở lại theo lịch hẹn. Trong giao thông công cộng, khẩu trang là bắt buộc. Các môn thể thao cá nhân ngoài trời cũng được cho phép.
Các trường trung học, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà hàng và quán cà phê sẽ mở cửa trở lại vào ngày 18/5, nhà hát và rạp chiếu phim từ 1/6; tất cả đều phải tuân thủ giãn cách xã hội.
Slovenia cho phép mở cửa lại vào 4/5 đối với quán cà phê sân thượng và nhà hàng, hiệu làm tóc, bảo tàng, nhà sách. Hoạt động đào tạo thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục. Khẩu trang trở thành điều kiện bắt buộc ở những nơi công cộng khép kín, trên phương tiện công cộng và các cửa hàng.
Từ 4/5, Chính phủ Ba Lan đã công bố cho mở lại các khách sạn, trung tâm mua sắm, một phần các địa điểm văn hóa như thư viện và một số bảo tàng. Từ 6/5, các nhà trẻ có thể mở cửa trở lại, nhưng nhiều chính quyền địa phương đã tuyên bố hầu hết trong số đó sẽ vẫn đóng cửa.
Tại Croatia, một số cửa hàng, bảo tàng, thư viện, cũng như giao thông công cộng đã hoạt động trở lại vào tuần trước. Từ 4/5, các dịch vụ liên quan trực tiếp đến khách hàng như thợ làm tóc có thể làm việc trở lại. Các quán bar và nhà hàng được mở lại từ 11/5. Các cuộc tụ họp được cho phép tối đa 10 người, các trường mẫu giáo và trường học phổ thông sẽ mở cửa trở lại trên cơ sở tự nguyện.
Serbia cho phép các quán cà phê và nhà hàng mở lại vào ngày 4/5 với điều kiện tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Giao thông công cộng, tàu hỏa liên tỉnh và xe buýt đường dài cũng hoạt động trở lại với quy định đeo khẩu trang bắt buộc. Các trung tâm mua sắm sẽ mở cửa trở lại vào ngày 8/5, trường mẫu giáo vào ngày 11/5. Quy định về giờ giới nghiêm tiếp tục được duy trì.
Tại Hy Lạp, gần 10% doanh nghiệp đóng cửa sẽ có thể mở cửa trở lại vào 4/5: nhà sách, hiệu làm tóc và thẩm mỹ, cửa hàng điện tử và thể thao, cửa hiệu phục vụ làm vườn.
Vào ngày 11/5, tất cả các cửa hàng khác sẽ có thể mở cửa trở lại, trừ các trung tâm mua sắm phải đợi tới 1/6.
Tại Bắc Âu, Iceland cho phép các trường đại học, bảo tàng và hiệu làm tóc mở cửa trở lại vào 4/5.
Đan Mạch và Na Uy là những quốc gia châu Âu đầu tiên nới lỏng các hạn chế xã hội. Đan Mạch là nước đầu tiên cho học sinh trở lại trường vào ngày 15/4.
Thế giới hơn 3,5 triệu ca nhiễm
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6h sáng 4/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 3.561.887, trong đó có 248.084 người đã thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.152.993 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 50.041 người trong tình trạng nguy kịch và 2.160.810 đang phải điều trị tích cực.
Trong vòng 1 ngày qua, Mỹ và Anh là hai quốc gia ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì COVID-19 nhất thế giới. Với 275 người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2, quốc gia Nam Mỹ Brazil bất ngờ đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong trong 24 giờ qua.Mỹ và Nga là hai nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới trong ngày 3/5.
Số ca nhiễm tại Ấn Độ vượt 40.000
Tối 3/5, Bộ Y tế liên bang Ấn Độ thông báo thêm hơn 280 ca nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đưa tổng số ca tại quốc gia này vượt 40.000 ca. Cụ thể, số ca nhiễm mới tăng 283 ca tính từ sáng 3/5 trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 5 ca, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 40.263 và 1.306 ca.
Số liệu cập nhật sáng cùng ngày cho thấy Ấn Độ có 39.980 ca nhiễm và 1.301 ca tử vong. Theo các quan chức Bộ Y tế Ấn Độ, tới nay có 10.887 bệnh nhân COVID-19 đã được xuất viện sau khi hồi phục trong khi số ca đang được điều trị là 28.070 ca.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nhằm tăng cường năng lực xét nghiệm dịch bệnh, Ấn Độ đã đặt mua thêm gần 6,3 triệu bộ xét nghiệm RT-PCR từ nước ngoài. Theo Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR), quy trình tiêu chuẩn để phát hiện COVID-19 sử dụng kỹ thuật RT-PCR thông qua dịch nhầy ở mũi và họng, có thể giúp phát hiện virus ở giai đoạn đầu.
Hãng ANI ngày 3/5 dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ cho biết nước này đặt mục tiêu xét nghiệm cho 5,3 triệu người trong những tháng tới, do đó đã đặt mua với số lượng các bộ xét nghiệm nhiều hơn con số này để phòng trường hợp các bộ xét nghiệm bị trục trặc.
Giới chức y tế cho hay các bộ xét nghiệm sẽ được cung cấp theo từng giai đoạn và Ấn Độ sẽ nhận lô đầu tiên sau ngày 10/5. Các đơn hàng này sẽ do những công ty ở Hàn Quốc, Đức, Mỹ và Trung Quốc thực hiện.
Theo một quan chức Bộ Y tế, hiện Ấn Độ có sẵn hơn 1 triệu bộ xét nghiệm COVID-19 sử dụng các kỹ thuật khác nhau. Chính phủ trung ương có trách nhiệm hỗ trợ các bang đặt mua các bộ xét nghiệm. Tuy nhiên, các bang cũng có thể tự mua thiết bị này để đẩy nhanh và mở rộng việc xét nghiệm tại địa phương mình.
Ấn Độ cũng đã đặt mua thêm 200.000 bộ xét nghiệm từ các nhà sản xuất trong nước và đang chờ giao hàng. Tính đến nay, ICMR đã tiến hành hơn 1 triệu xét nghiệm COVID-19. Cùng ngày, các lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ đã triển khai chiến dịch tôn vinh "các chiến binh corona"- những nhân viên tuyến đầu đã hết mình phục vụ trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 tại quốc gia này. Chiến dịch được thực hiện theo tuyên bố của các tư lệnh 3 quân chủng Lực lượng vũ trang Ấn Độ và Tổng Tham mưu trưởng Bipin Rawat.
Chiến dịch trên bắt đầu bằng việc các chỉ huy của quân đội Ấn Độ vinh danh lực lượng cảnh sát tại Đài tưởng niệm cảnh sát quốc gia ở thủ đô New Delhi. Tiếp đó, Không quân Ấn Độ thực hiện các chuyến bay rải hoa qua các thủ phủ bang trong khi Lục quân cũng triển khai các hoạt động như biểu diễn quân nhạc bên ngoài bệnh viện.
Hải quân Ấn Độ đã thắp sáng những con tàu ở bến cảng của các thành phố lớn như Mumbai và Chennai để tri ân đội ngũ bác sỹ, y tá và những người ở tuyến đầu chống dịch.
Mỹ: Có bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 tới từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán
Theo AFP, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 3/5 tuyên bố, có "bằng chứng to lớn" cho thấy virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Phát biểu trong chương trình truyền hình This Week của đài ABC, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định: "Có bằng chứng to lớn rằng đó (Vũ Hán) là khởi điểm của virus". Mặc dù chỉ trích mạnh mẽ cách Trung Quốc xử lý vấn đề, ông Pompeo từ chối bình luận liệu virus SARS-CoV-2 có bị cố ý để thoát khỏi phòng thí nghiệm hay không.
Philippines vượt 9.000 ca nhiễm
Theo Reuters, Bộ Y tế Philippines ngày 3/5 ghi nhận thêm 295 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 9.223 người. Bộ Y tế cũng ghi nhận thêm 4 ca tử vong liên quan tới COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại Philippines lên thành 607 người. Ngoài ra, Philippines có thêm 90 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca hồi phục tại nước này lên 1.214 người.
Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất trong gần 2 tháng
Thái Lan ngày 3/5 ghi nhận thêm số ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở mức thấp nhất trong gần 2 tháng qua kể từ ngày 10/3, với 3 ca mới.
Đây là ngày thứ 7 liên tiếp Thái Lan ghi nhận các ca mới nhiễm SARS-CoV-2 theo ngày ở mức một con số, đồng thời là ngày thứ 3 liên tiếp không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì bệnh dịch này.
Như vậy, với 3 ca nhiễm mới xác nhận ngày 3/5, Thái Lan có tổng cộng 2.969 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong.
Đến nay, Thái Lan đã chữa khỏi cho 2.739 bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi còn 176 bệnh nhân đang được điều trị tại các cơ sở y tế.
Tỷ phú Warren Buffett nói rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ vượt qua COVID-19
Theo CNBC, trong buổi họp đại hội cổ đông thường niên, CEO Tập đoàn Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffett đã nói đến nước Mỹ trong đại dịch Covid-19 rằng: “Về cơ bản, chẳng có yếu tố gì có thể ngăn được nước Mỹ. Sự kỳ diệu Mỹ, khả năng của nước Mỹ luôn vượt trội và điều đó sẽ lại trở lại”.
Warren Buffett nói rằng ông cảm thấy nợ tư vấn y tế Nhà Trắng, ông Anthony Fauci rất nhiều lòng biết ơn bởi những thông tin rất cập nhật về dịch bệnh mà ông này cung cấp. Buổi họp đại hội cổ đông thường niên lần đầu tiên trong lịch sử được tổ chức trực tuyến nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Tỷ phú Warren Buffett. Ãnh: CNBC |
Mỹ ghi nhận số người tử vong vì COVID-19 kỷ lục trong 24 giờ
Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, Mỹ đã trải qua ngày chết chóc nhất trong dịch COVID-19, với 2.909 người chết trong 24 giờ, ngay vào lúc các bang nới lỏng các hạn chế lệnh cách ly.
Số liệu do WHO thu thập vào lúc 4 giờ sáng 1-5 (theo giờ miền Đông ET). Đây là số người chết vì Covid-19 theo ngày cao nhất tại Mỹ, dựa trên phân tích của kênh CNBC về báo cáo tình hình Covid-19 hàng ngày của WHO.
Trước đó, số người chết cao nhất trong một ngày ở Mỹ là 2.471, được báo cáo vào ngày 23-4, theo số liệu của WHO.
Số liệu của WHO có khác hơn so với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC). Trong ngày 1-5, CDC ghi nhận 2.349 ca tử vong mới. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo số liệu của họ có thể không đầy đủ.
Mỹ ghi nhận hơn 1,1 triệu ca mắc COVID-19
Khi hoạt động kinh doanh ở một số tiểu bang của Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại vào cuối tuần qua, số ca nhiễm được ghi nhận ở nước này tăng lên tới hơn 1,1 triệu người, bao gồm 65.645 trường hợp tử vong, theo Đại học Johns Hopkins.
Thêm 34.000 ca nhiễm mới được ghi nhận vào ngày 1/5, đây là mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ 24/4. Hơn 164.000 bệnh nhân đã hồi phục. Tới nay, Mỹ đã làm 6,5 triệu xét nghiệm COVID-19.
Thế giới gần 3,5 triệu ca mắc, Italy bước sang giai đoạn 2 của dịch COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h ngày 3/5, thế giới đã có 3.479.591 trường hợp, trong đó có 244.582 ca tử vong và 1.108. 023 người bình phục, Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ngày 2/5, Bộ Giáo dục Italy khẳng định trường học sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9 và bộ đang xem xét áp dụng phương pháp giảng dạy hỗn hợp.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Sky Tg24, Bộ trưởng Giáo dục Italy Lucia Azzolina khẳng định học sinh có quyền đi học lại và các trường học sẽ mở cửa trở lại vào tháng 9. Tuy nhiên, bà Lucia cho rằng, trong tình trạng khẩn cấp dịch bệnh, không thể duy trì lớp học với 28-30 học sinh.
Do đó, Bộ Giáo dục đang xem xét khả năng giảng dạy hỗn hợp, một nửa học tại lớp và một nửa học trực tuyến. Bộ trưởng Lucia nhấn mạnh, vào thời điểm mở cửa trở lại, cần phải tuân theo nguyên tắc phòng ngừa và đây là trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của các học sinh
Italy sẽ chính thức bước vào giai đoạn 2 của đợt dịch COVID-19 từ ngày 4/5, tuy nhiên, Ủy viên đặc biệt về tình trạng khẩn cấp của Italy, Domenico Arcuri nhấn mạnh bắt đầu giai đoạn 2 đồng nghĩa với việc bắt đầu một thách thức khó khăn hơn nữa.
Theo đó, ông Domenico khuyến cáo người dân duy trì giãn cách xã hội, giữ vệ sinh cá nhân tối đa và đeo khẩu trang. Ngoài ra, theo thỏa thuận với các nhà thuốc, hãng được phẩm, Tổng liên đoàn thương mại Italy (Confcommercio)…, kể từ ngày 4/5, người dân Italy có thể mua khẩu trang y tế với giá thống nhất 50 cent tại hệ thống 50 nghìn cửa hàng trên toàn quốc.
Tính đến ngày 2/5, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố nước này ghi nhận thêm 1.900 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 209.328 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong là 28.710 trường hợp (tăng 474 ca), và số ca hồi phục là 79.914 ca (tăng 1.620 ca).
Bộ trưởng Nội vụ Moldova dương tính với COVID-19
Theo THX, trên tài khoản mạng xã hội Facebook ngày 2/5, Bộ trưởng Moldova Pavel Voicu thông báo ông đã dương tính với COVID-19. Như vậy, ông Voicu đã trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Moldova mắc căn bệnh này.
Ông viết: "Tôi muốn xác nhận rằng sau khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ngày hôm qua, tôi đã chắc chắn mắc COVID-19 ở dạng nhẹ. Tôi không cần phải nhập viện và hiện đang tự cách ly tại nhà. Điều kiện sức khỏe của tôi ổn định".
Bộ trưởng Voicu cũng đảm bảo rằng việc ông tự cách ly sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của bộ trên. Moldova đã xác nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 hôm 7/3. Tính đến ngày 2/5, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 3.980 người, với 124 ca tử vong.
Hơn 28.000 người chết do COVID-19 ở Anh
Anh ghi nhận thêm hơn 620 người chết do COVID-19, nâng số ca tử vong toàn quốc lên hơn 28.000, tiếp tục là vùng dịch chết chóc thứ hai châu Âu.
"Thật đáng tiếc, trong những người được xét nghiệm dương tính với COVID-19, 28.131 người đã tử vong, tăng 621 trường hợp so với hôm qua", Bộ trưởng Cộng đồng Anh Robert Jenrick nói với các phóng viên tại cuộc họp ở số 10 phố Downing ngày 2/5.
Chính phủ Anh cũng cho biết đã ghi nhận thêm 4.806 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 182.260 người. Tuy nhiên, số người phải nhập viện do nCoV đã giảm.
Nhân viên y tế Anh bên ngoài bệnh viện Lewisham, London, hôm 20/4. Ảnh: Reuters. |
Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) hôm 29/4 bắt đầu thay đổi cách tính ca tử vong do nCoV, đưa cả số người chết trong viện dưỡng lão và những nơi khác vào thống kê thay vì chỉ tính những trường hợp trong bệnh viện như trước.
Anh đang là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, song là quốc gia ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao thứ ba toàn cầu, chỉ sau Mỹ và Italy.
Số ca tử vong toàn cầu vượt quá 240.000 người
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h30 chiều 2/5 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu đã vượt quá 240.000 người.
Cụ thể, đến nay trên toàn thế giới đã ghi nhận 3.422.480 ca mắc COVID-19, trong đó có 240.337 trường hợp tử vong, 1.093.158 bệnh nhân khỏi bệnh và 51.180 người đang trong tình trạng nguy kịch. Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 với 1.132.038 ca mắc, trong đó có 65.783 trường hợp tử vong và 16.481 người đang phải chăm sóc đặc biệt.
Số ca tử vong ở Tây Ban Nha vượt ngưỡng 25.000
Theo Reuters, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết, số ca tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đã lên tới 25.100 người sau khi ghi nhận thêm 276 ca tử vong đêm qua.
Hiện tổng số ca mắc COVID-19 ở Tây Ban Nha đã tăng lên đến 216.582 người, so với con số 215.216 ca hôm 1/5. Tây Ban Nha là một trong những nước bùng phát dịch bệnh COVID-19 mạnh nhất trên thế giới, song nước này đã qua đỉnh dịch và dần nới lỏng những hạn chế phong tỏa xã hội.
Nga ghi nhận tới 9.623 ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày
Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga đã báo cáo có thêm 9.623 trường hợp nhiễm mới trong ngày hôm nay, mức tăng hàng ngày lớn nhất từ trước tới nay.
Hiện Nga đã có 124.054 người nhiễm virus, bao gồm cả Thủ tướng Mishustin. Số ca tử vong cũng đã tăng lên 1.222 ca sau khi tăng thêm 57 ca trong 24 giờ.
Một cặp vợ chồng đeo khẩu trang nhìn vào điện thoại di động của họ ở Quảng trường Đỏ vắng vẻ trong đại dịch COVID-19. |
Số ca nhiễm COVID-19 tại Ukraine vượt ngưỡng 11.000
Trong cuộc họp báo sáng 2/5, Bộ trưởng Y tế Ukraine Maxim Stepanov cho biết số trường hợp nhiễm COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua đã tăng thêm 550 người, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 11.411 người.
Trong vòng 1 ngày qua, Ukraine có 7 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên thành 279 người, trong khi có 85 bệnh người đã hồi phục, đưa tổng số ca khỏi bệnh lên thành 1.498 người.
Ấn Độ gia hạn lệnh phong tỏa thêm 2 tuần
Tối 1/5, Bộ Nội vụ Ấn Độ (MHA) đã ban hành chỉ thị tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần sau ngày 4/5, trong bối cảnh số bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở quốc gia hơn 1,3 tỷ dân này đã tăng lên 35.365 ca với 1.152 trường hợp tử vong.
Tuyên bố cho biết sẽ có “ sự giãn cách đáng kể” ở các quận có nguy cơ thấp hơn. Nhưng một số hoạt động sẽ vẫn bị cấm trên toàn quốc, bao gồm du lịch bằng đường hàng không, đường sắt và tàu điện ngầm, theo báo cáo.
MHA cũng ban hành tài liệu hướng dẫn mới để điều tiết các hoạt động khác nhau trong giai đoạn này dựa trên cơ sở phân vùng nguy cơ dịch bệnh đối với các quận huyện trên cả nước theo các khu vực màu đỏ (điểm nóng - 130 khu vực), màu cam (284) và màu xanh (319). Bản hướng dẫn cho phép nới lỏng đáng kể các biện pháp hạn chế tại những vùng được đánh dấu màu cam và màu xanh.
Trước đó, ngày 30/4, Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ đã xác định tất cả các thành phố đô thị lớn của nước này là Delhi, Mumbai, Chennai, Kolkata, Hyderabad, Bengaluru và Ahmedabad à những khu vực màu đỏ sau khi lệnh phong tỏa giai đoạn 2 kết thúc vào ngày 3/5 tới, đồng thời đề nghị chính quyền các bang và địa phương phân định các vùng ngăn chặn và vùng đệm để theo dõi chặt chẽ hoạt động di chuyển bên trong.
Mỹ ghi nhận thêm gần 1.883 ca tử vong trong 24 giờ qua
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát, Mỹ đã ghi nhận hơn 1,1 triệu ca nhiễm, trong đó có 64.789 ca tử vong. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ (FDA) thông báo đã cấp phép để sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Theo thông báo, FDA sẽ trao quyền cho công ty dược phẩm Gilead Sciences để sử dụng khẩn cấp thuốc kháng virus Remdesivir, mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện của Mỹ trong thời gian tới. Ngoài ra, Chính phủ Mỹ hiện cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế vaccine với mục tiêu có 100 triệu liều vào cuối năm 2020.
Lọ thuốc điều trị COVID-19 được giới hạn tại một cơ sở khoa học của Gilead ở La Verne, California, Mỹ ngày 18/3/2020. Ảnh: Reuters. |
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6h ngày 2/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 3.394.965 ca trong đó có 239.302 người đã tử vong.
Dịch bệnh đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 1.079.298 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, trong khi còn 51.332 người trong tình trạng nguy kịch.
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với 1.128.555 ca mắc bệnh và 65.668 ca tử vong. Xếp sau Mỹ vẫn là các quốc gia châu Âu, gồm Tây Ban Nha với 242.988 ca mắc COVID-19 và 24.824 ca tử vong. Tiếp đó là Italy - với 207.428 ca mắc COVID-19 và 28.236 ca tử vong. Anh hiện có 177.454 ca mắc COVID-19, trong đó có 27.510 ca tử vong, tiếp đó là Pháp với 167.346 ca mắc và 24.594 ca tử vong, Đức là 164.077 ca mắc và 6.736 ca tử vong.
Số ca nhiễm tại Anh, Pháp, Italy tiếp tục tăng
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, tính đến tối 1/5, số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã lên tới 24.594 người (tăng 218 ca trong 24 giờ), bao gồm 15.369 ca ở bệnh viện (tăng 125 ca) và 9.225 ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 93 ca).
Hiện có 25.887 người đang nằm viện (giảm 396 trường hợp so với hôm trước), trong đó 3.878 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 141 trường hợp). Như vậy, số bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực đã giảm liên tiếp từ 23 ngày nay. Đến nay, 52.500 bệnh nhân đã được chữa khỏi và ra viện.
Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định rằng thời điểm bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa quốc gia, dự kiến vào 11/5, không có nghĩa là trở lại cuộc sống bình thường. Phát biểu tại Điện Elysée nhân Ngày Quốc tế Lao động, ông Macron nhấn mạnh rằng ngày 11/5 sẽ là "một mốc quan trọng" trong kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội và do đó sẽ cần đến các biện pháp hỗ trợ phát triển hiệu quả.
Số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã lên tới 24.594 người. |
Tổng thống Macron cho rằng hiện "vẫn còn quá sớm để nói rằng cuộc khủng hoảng đã qua". Pháp đang bước vào một giai đoạn mới và sẽ có nhiều mốc thời gian quan trọng khác.
Trong khi đó, theo số liệu ghi nhận tại các bệnh viện cũng như các cơ sở khác như viện dưỡng lão, số ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 tại Anh ngày 1/5 đã tăng thêm 739 người, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên thành 27.510 người. Với số liệu tính tới 16h giờ ngày 30/4 (giờ GMT, tức 23h giờ Hà Nội), Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ 2 tại châu Âu, sau Italy.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock tuyên bố, Anh đã đạt được mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm trong một ngày vào cuối tháng 4.
Còn theo phóng viên TTXVN tại Rome, số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho thấy trong ngày 1/5, nước này ghi nhận thêm 1.965 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này lên 207.428 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong do COVID-19 tại Italy đã tăng lên 28.236 trường hợp, tăng 269 ca trong vòng một ngày qua.
Có 2.349 ca hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 78.294 người. Số ca phải điều trị tích cực cũng tiếp tục giảm 116 ca xuống còn 1.578 ca.
Gần 65.000 người chết vì COVID-19 ở Mỹ
Tính đến 1h25 ngày 2/5, theo thống kê của worldometers, thế giới ghi nhận 3.364.978 ca nhiễm và 237.715 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, toàn thế giới ghi nhận thêm 61.057 ca nhiễm và 3.891 ca tử vong.
Mỹ vẫn là quốc gia ảnh hưởng nặng nhất với 1.112.268 ca nhiễm và 64.914 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này vẫn ghi nhận tình hình dịch bệnh lan rộng khi có 17.245 ca nhiễm và 1.058 ca tử vong.
Tây Ban Nha vẫn là quốc gia xếp thứ hai với 242.988 ca nhiễm và 24.824 ca tử vong. Thứ ba là Italy với hơn 207.000 ca nhiễm và hơn 280.200 ca tử vong. Thứ tư là Anh với hơn 177.400 ca nhiễm và hơn 27.500 ca tử vong.
Nga là quốc gia đang gia tăng đáng kể số ca nhiễm với 7,933 trường hợp trong 24 giờ qua. Hiện quốc gia này ghi nhận 114.431 ca nhiễm và 1.169 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh ngày 1/5
Theo trang thống kê toàn cầu worldometers.info, tính đến 21h ngày 1/5 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 3.330.803 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 234.769 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân phục hồi là 1.053.250 người. Mỹ tiếp tục là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, với 1.097.080 ca mắc bệnh và 63.913 ca tử vong.
Số liệu do Đại học Johns Hopkins cập nhật cho thấy, tính đến sáng 1/5, số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ trong 24 giờ qua là 2.053 người. Như vậy, sau hai ngày giảm liên tục, Mỹ lại trải qua 3 ngày liên tiếp có số ca tử vong tăng trở lại, đều ở ngưỡng trên 2.000 người/ngày.
Trước tình hình này, theo bước Jet Blue, ba hãng hàng không lớn của Mỹ gồm Delta Air Lines Inc, American Airlines Group Inc và Frontier Airlines thông báo áp dụng quy định yêu cầu các hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Về kinh tế, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa, làm hạn chế đầu tư và mua sắm, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2020 đã giảm mạnh ở mức 4,8%. Đây là mức giảm tính theo quý mạnh nhất kể từ quý IV/2008, chấm dứt hơn một thập niên tăng trưởng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 239.639 ca mắc COVID-19 và 24.543 ca tử vong. Ngày 1/5, Bộ trưởng Kinh tế Tây Ban Nha Nadia Calvino (Na-đi-a Can-vi-nô) cảnh báo GDP của nước này trong năm nay sẽ giảm 9,2%.
Chính phủ Tây Ban Nha cũng điều chỉnh tăng mức dự báo thâm hụt ngân sách trong năm nay lên 10,34% - mức thâm hụt mạnh nhất kể từ năm 2012 (10,7%). Tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay được dự báo tăng lên 19%, nhưng sau đó sẽ giảm xuống còn 17,2% trong năm 2021.
Hiện quốc gia thuộc bán đảo Iberia này vẫn là tâm dịch lớn nhất tại châu Âu, tiếp đó là Italy - với 205.463 ca mắc COVID-19 và 27.967 ca tử vong. Anh hiện có 171.253 ca mắc COVID-19, trong đó có 26.771 ca tử vong, tiếp đó là Pháp với 167.178 ca mắc và 24.376 ca tử vong, Đức là 163.162 ca mắc và 6.632 ca tử vong.
Tại Nga, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 cho biết tính đến trưa 1/5, nước này đã ghi nhận thêm 7.933 người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang trong vòng một ngày, mức cao nhất trong ngày từ trước tới nay, đẩy tổng số ca mắc COVID-19 lên 114.431 người.
Ở khu vực Mỹ Latinh, đại dịch COVID-19 cũng đang tiếp tục lây lan mạnh tại Brazil khi nước này xác nhận thêm 7.218 ca nhiễm ngày 30/4, con số kỷ lục trong 1 ngày. Số ca mắc bệnh ở nước này hiện là 87.187 người, trong khi số ca tử vong là 6.006. Chính quyền thành phố Rio de Janeiro (Ri-ô đề Gia-nây-rô) cảnh báo hệ thống bệnh viện tại đây có thể sẽ “sụp đổ” trong những ngày tới do số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng.
Trong khi đó, Mexico là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất tại châu Mỹ, tới 9,67%, trong bối cảnh 70% dân số nước này mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cơ quan chức năng kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5. Dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra vào tuần tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.
Tại Đông Nam Á, Bộ Y tế Singapore ngày 1/5 thông báo đã phát hiện thêm 932 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 17.101 ca, trong đó khoảng 90% số ca nhiễm là lao động nước ngoài. Số ca tử vong đang là 15 người. Giới chức Singapore đánh giá tình hình bùng phát dịch bệnh tại các khu nhà ở của lao động nước ngoài tiếp tục là một thách thức. Tới nay đã có 38/43 khu nhà ở tập thể của lao động nước ngoài bị coi là ổ dịch.
Trước tình hình này, Singapore đã quyết định kéo dài thời gian cách ly toàn diện đối với tất cả lao động nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại 43 khu nhà ở thêm 2 tuần, tới ngày 18/5. Trong khi đó, Lào và Malaysia bắt đầu nới lỏng một số hạn chế.
Chính phủ Lào đã công bố một số biện pháp nới lỏng các quy định hạn chế từ ngày 4/5 để đưa xã hội dần trở lại nhịp hoạt động bình thường trên tinh thần vẫn thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa như rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, đeo khẩu trang, giữ giãn cách tối thiểu 1m.
Còn tại Malaysia, nhiều doanh nghiệp được phép khôi phục hoạt động từ ngày 4/5. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ đặc thù tụ tập đông người và tiếp xúc gần như rạp chiếu phim và các chợ Ramadan, chưa được phép mở cửa trở lại.
Các trường học và đền thờ Hồi giáo cũng vẫn đóng cửa. Người dân cũng không được phép về quê trong kỳ nghỉ Eid cuối tháng 5, sau tháng lễ Ramadan. Số ca nhiễm mới ở Malaysia đã chậm lại đáng kể trong vài tuần trở lại đây. Hiện Malaysia ghi nhận khoảng 6.000 ca mắc và 100 ca tử vong vì dịch bệnh.
Thái Lan đã 5 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở mức 1 chữ số. Tính đến ngày 1/5, tại nước này có tổng cộng 2.960 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch. Bộ xét nghiệm này sử dụng nguyên lý sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể IgM và IgG mà hệ miễn dịch của người bị nhiễm COVID-19 sản sinh ra.
Cùng ngày, Nhật Bản thông báo sẽ cung cấp miễn phí thuốc kháng virus Avigan cho 43 nước để tiến hành nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh COVID-19. Thuốc Avigan dự kiến sẽ được gửi đến các nước trên sau khi đợt nghỉ Tuần lễ Vàng tại Nhật Bản kết thúc vào ngày 6/5. Khoảng 80 nước đã bày tỏ sự quan tâm tới thuốc Avigan. Mỗi quốc gia sẽ nhận lượng thuốc Avigan đủ để điều trị cho khoảng 20-100 người vì mục đích nghiên cứu.
Singapore có thêm 932 trường hợp nhiễm mới COVID-19
Bộ Y tế Singapore cho biết ngày 1/5 thông báo nước này có thêm 932 ca nhiễm mớiCOVID-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên hơn 17.000. Theo CNBC, đa số ca nhiễm mới là lao động nhập cư tại các khu vực ký túc xá công nhân.
Với số ca nhiễm mới cao kỷ lục trong những ngày gần đây, hiện Singapore đã trở thành nước ghi nhận số ca COVID-19 cao nhất trong khu vực Đông-Nam Á, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.
Công nhân nhập cư tại ký túc xá công nhân nước ngoài Kranji Lodge ở Singapore. Ảnh: EPA. |
Hơn 3,3 triệu ca nhiễm trên thế giới
Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 8h sáng 1/5 (giờ việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 3,3 triệu ca nhiễm COVID-19 và hơn 234.000 ca tử vong vì dịch bệnh. Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về số ca mắc và tử vong vì dịch bệnh. Hiện quốc gia này ghi nhận hơn 1,09 triệu ca mắc và khoảng 63.000 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm hơn 2.000 ca tử vong trong 24 giờ qua.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, chính quyền cũng như Quốc hội Mỹ đã tung ra 4 gói hỗ trợ cho các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp và người người lao động. Trong khi đó, đảng Dân chủ cũng vừa thông báo sẽ thúc đẩy một gói cứu trợ kinh tế mới nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, trong đó có khoản tiền trị giá 1.000 tỷ USD dành cho các tiểu bang cũng như chính quyền địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch.
Tại châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố nước quốc gia này hiện đã qua đỉnh dịch, đồng thời cam kết trong tuần tới sẽ đưa ra một lộ trình dỡ bỏ phong tỏa vốn được thực hiện trên toàn quốc từ tối 23/3 (giờ địa phương) để chống dịch.
Trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi xuất viện sau thời gian điều trị COVID-19, Thủ tướng Johnson cam kết trong tuần tới sẽ đưa ra “một loạt lựa chọn” về việc nới lỏng các lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, ông khẳng định bất cứ thay đổi nào cũng sẽ dựa trên dữ liệu và cố vấn khoa học. Ông kêu gọi người dân Anh tiếp tục tuân thủ các quy định hiện hành để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Một người đàn ông cầu nguyện cho tang lễ cho một sĩ quan Lực lượng Cảnh sát Dự trữ Trung tâm đã chết vì coronavirus tại một nghĩa địa ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: REUTERS |
Trong 24h qua, Anh ghi nhận thêm 674 ca tử vong vì COVID-19. Anh hiện có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Italy, với gần 27.000 người chết. Thủ đô Moskva của Nga cũng thông báo bước qua giai đoạn đỉnh dịch. Tuy nhiên, Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin cùng ngày khuyến cáo người dân không được chủ quan.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Moskva đã có hơn 53.700 người nhiễm virus SARS-CoV-2, chiếm hơn một nửa số ca mắc COVID-19 ở LB Nga. Trong số này, có 611 bệnh nhân tử vong, 5.135 người đã khỏi bệnh.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết ông đã dương tính với virus SARS-CoV-2 và Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận đề nghị của ông về việc chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga trong thời gian ông Mishustin chữa bệnh.
Thủ tướng Mishustin cho biết, bản thân sẽ phải tuân thủ chế độ cách ly và chỉ dẫn của bác sĩ, song vẫn sẽ giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại và video với nội các Nga, chính phủ sẽ tiếp tục làm việc như bình thường.
Hiện Nga ghi nhận hơn 106.000 ca mắc bệnh và 1.073 ca tử vong. Bỉ quyết định tuyển dụng 2.000 điều tra viên để tổ chức giám sát diễn biến của đại dịch COVID-19 qua điện thoại, thông qua ứng dụng truy dấu những người bị nhiễm virus để đảm bảo việc gỡ lệnh phong tỏa không làm tái bùng phát dịch bệnh. Nhiệm vụ của các điều tra viên sẽ là xác định những người có thể bị lây nhiễm bằng ứng dụng điện thoại.
Nghị sỹ liên bang Bỉ, Gille Vanden Burre cho biết đối với mỗi người mới bị nhiễm bệnh, điều tra viên sẽ liên hệ bằng điện thoại với bệnh nhân để tìm hiểu người này từng tiếp xúc với ai trong 14 ngày qua. Danh tính của bệnh nhân và những người liên quan sẽ được giữ kín. Bỉ là một trong những quốc gia châu Âu có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 rất cao.
Tại châu Á, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 1/5 thông báo 12 trường hợp mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 30/4, trong đó có 6 ca từ nước ngoài đến, và không ghi nhận thêm bất cứ trường hợp tử vong nào vì COVID-19.
Ngày 1/5, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới trở lại mức trên 10 sau một ngày ở mức không có ca nhiễm mới trong nước. Thời điểm Hàn Quốc ghi nhận có số ca nhiễm cao nhất là ngày 29/2 vừa qua với 909 ca.
Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới 10 giờ (giờ địa phương) ngày 1/5, với 9 ca mới được phát hiện (chủ yếu vẫn là từ nước ngoài), số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đã lên 10.774 người. Số ca tử vong là 248 (tăng thêm 1 ca).
Để đối phó với khả năng dịch COVID-19 kéo dài, Hàn Quốc đã chuẩn bị phương án giãn cách xã hội song song với duy trì nhịp sống bình thường và đang thu thập ý kiến người dân về dự thảo Hướng dẫn phòng dịch cá nhân và cộng đồng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 có xu hướng diễn biến chậm lại, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung ở Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 26/4 vừa qua sau khi KCDC nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội.
Nhật chưa quyết định gia hạn lệnh khẩn cấp
Theo đài truyền hình NHK, Nhật Bản sẽ chính thức quyết định về việc gia hạn hay không lệnh khẩn cấp liên quan đến dịch COVID-19 sớm nhất là vào ngày thứ Hai, 4/5.
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo hôm 30/4 cho biết sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trước khi quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với . Quyết định về việc này sẽ được công bố trước ngày 7/5.
Thủ tướng Nhật Abe đeo khẩu trang phòng chống COVID-19. Ảnh: Kyodo. |
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Abe khẳng định: “Chính phủ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi phân tích và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Tuy nhiên, tình hình hiện tại của dịch bệnh đang rất nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định trước ngày 7/5 để chính quyền các địa phương chuẩn bị cho các kế hoạch trong thời gian tới”.
Trong khi các nước đang dần dỡ bỏ các hạn chế ngăn chặn đại dịch Covid-19, số ca nhiễm ở Nhật Bản, đặc biệt tại Thủ đô Tokyo lại tăng vọt khiến Chính phủ phải cân nhắc đến việc gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, dự kiến kết thúc vào ngày 6/5 thêm 1 tháng.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp