18/04/2020 23:51
Cập nhật COVID 19 ngày 19/4: Anh ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong 2 tuần
Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID 19 ngày 19/4 tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi đẩy lùi virus corona.
Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19
1405
CA NHIỄM
35
CA TỬ VONG
1252
CA PHỤC HỒI
73.806.583
CA NHIỄM
1.641.635
CA TỬ VONG
51.816.716
CA PHỤC HỒI
Nơi khởi bệnh | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
Đà Nẵng | 412 | 31 | 365 |
Hà Nội | 174 | 0 | 167 |
Hồ Chí Minh | 144 | 0 | 123 |
Quảng Nam | 107 | 3 | 101 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 0 | 65 |
Khánh Hòa | 64 | 0 | 29 |
Bạc Liêu | 50 | 0 | 48 |
Thái Bình | 38 | 0 | 35 |
Hải Dương | 32 | 0 | 29 |
Ninh Bình | 32 | 0 | 28 |
Đồng Tháp | 24 | 0 | 21 |
Hưng Yên | 23 | 0 | 22 |
Thanh Hóa | 21 | 0 | 19 |
Quảng Ninh | 20 | 0 | 20 |
Bắc Giang | 20 | 0 | 20 |
Hoà Bình | 19 | 0 | 19 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 |
Nam Định | 15 | 0 | 15 |
Bình Dương | 12 | 0 | 12 |
Cần Thơ | 10 | 0 | 10 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 |
Bắc Ninh | 8 | 0 | 8 |
Đồng Nai | 7 | 0 | 4 |
Quảng Ngãi | 7 | 0 | 7 |
Hà Nam | 7 | 0 | 5 |
Quảng Trị | 7 | 1 | 6 |
Tây Ninh | 7 | 0 | 7 |
Trà Vinh | 5 | 0 | 5 |
Lạng Sơn | 4 | 0 | 4 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 |
Hải Phòng | 3 | 0 | 3 |
Ninh Thuận | 3 | 0 | 2 |
Thanh Hoá | 3 | 0 | 2 |
Phú Thọ | 3 | 0 | 3 |
Đắk Lắk | 3 | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 |
Kiên Giang | 1 | 0 | 1 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 |
Quốc Gia | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
United States | 17.143.779 | 311.068 | 10.007.853 |
India | 9.932.908 | 144.130 | 9.456.449 |
Brazil | 6.974.258 | 182.854 | 6.067.862 |
Russia | 2.707.945 | 47.968 | 2.149.610 |
France | 2.391.447 | 59.072 | 179.087 |
Turkey | 1.898.447 | 16.881 | 1.661.191 |
United Kingdom | 1.888.116 | 64.908 | 0 |
Italy | 1.870.576 | 65.857 | 1.137.416 |
Spain | 1.771.488 | 48.401 | 0 |
Argentina | 1.510.203 | 41.204 | 1.344.300 |
Colombia | 1.444.646 | 39.356 | 1.328.430 |
Germany | 1.378.518 | 23.692 | 1.003.300 |
Mexico | 1.267.202 | 115.099 | 938.089 |
Poland | 1.147.446 | 23.309 | 879.748 |
Iran | 1.123.474 | 52.670 | 833.276 |
Peru | 987.675 | 36.817 | 922.314 |
Ukraine | 909.082 | 15.480 | 522.868 |
South Africa | 873.679 | 23.661 | 764.977 |
Indonesia | 629.429 | 19.111 | 516.656 |
Netherlands | 628.577 | 10.168 | 0 |
Belgium | 611.422 | 18.178 | 41.973 |
Czech Republic | 586.251 | 9.743 | 511.798 |
Iraq | 577.363 | 12.614 | 511.639 |
Chile | 575.329 | 15.949 | 548.190 |
Romania | 565.758 | 13.698 | 465.050 |
Bangladesh | 494.209 | 7.129 | 426.729 |
Canada | 475.214 | 13.659 | 385.975 |
Philippines | 451.839 | 8.812 | 418.867 |
Pakistan | 443.246 | 8.905 | 386.333 |
Morocco | 403.619 | 6.711 | 362.911 |
Switzerland | 388.828 | 6.266 | 311.500 |
Israel | 360.630 | 3.014 | 338.784 |
Saudi Arabia | 360.155 | 6.069 | 350.993 |
Portugal | 353.576 | 5.733 | 280.038 |
Sweden | 341.029 | 7.667 | 0 |
Austria | 327.679 | 4.648 | 287.750 |
Hungary | 285.763 | 7.237 | 83.115 |
Serbia | 277.248 | 2.433 | 31.536 |
Jordan | 265.024 | 3.437 | 226.245 |
Nepal | 250.180 | 1.730 | 238.569 |
Ecuador | 202.356 | 13.896 | 177.951 |
Panama | 196.987 | 3.411 | 164.855 |
Georgia | 194.900 | 1.883 | 164.786 |
United Arab Emirates | 187.267 | 622 | 165.023 |
Bulgaria | 184.287 | 6.005 | 87.935 |
Azerbaijan | 183.259 | 2.007 | 119.005 |
Japan | 181.870 | 2.643 | 153.519 |
Croatia | 179.718 | 2.778 | 155.079 |
Belarus | 164.059 | 1.282 | 141.443 |
Dominican Republic | 155.797 | 2.367 | 121.323 |
Costa Rica | 154.096 | 1.956 | 121.031 |
Armenia | 149.120 | 2.529 | 127.452 |
Lebanon | 148.877 | 1.223 | 104.207 |
Bolivia | 147.716 | 9.026 | 126.720 |
Kuwait | 146.710 | 913 | 142.599 |
Kazakhstan | 143.735 | 2.147 | 128.218 |
Qatar | 141.272 | 241 | 138.919 |
Slovakia | 135.523 | 1.251 | 100.303 |
Guatemala | 130.082 | 4.476 | 118.793 |
Moldova | 128.656 | 2.625 | 111.314 |
Oman | 126.719 | 1.475 | 118.505 |
Greece | 126.372 | 3.785 | 9.989 |
Egypt | 122.609 | 6.966 | 105.450 |
Ethiopia | 117.542 | 1.813 | 96.307 |
Denmark | 116.087 | 961 | 82.099 |
Honduras | 114.943 | 3.001 | 52.392 |
Palestine | 113.409 | 1.023 | 88.967 |
Tunisia | 113.241 | 3.956 | 86.801 |
Myanmar | 110.667 | 2.319 | 89.418 |
Venezuela | 108.480 | 965 | 103.271 |
Bosnia Herzegovina | 102.330 | 3.457 | 67.649 |
Slovenia | 98.281 | 2.149 | 75.017 |
Lithuania | 96.452 | 863 | 41.665 |
Paraguay | 95.353 | 1.991 | 67.953 |
Algeria | 93.065 | 2.623 | 61.307 |
Kenya | 92.459 | 1.604 | 73.979 |
Libya | 92.017 | 1.319 | 62.144 |
Bahrain | 89.444 | 348 | 87.490 |
China | 86.770 | 4.634 | 81.821 |
Malaysia | 86.618 | 422 | 71.681 |
Kyrgyzstan | 77.910 | 1.316 | 70.867 |
Ireland | 76.776 | 2.134 | 23.364 |
Uzbekistan | 75.241 | 612 | 72.522 |
Macedonia | 74.732 | 2.169 | 50.852 |
Nigeria | 74.132 | 1.200 | 66.494 |
Singapore | 58.341 | 29 | 58.233 |
Ghana | 53.270 | 327 | 51.965 |
Albania | 50.000 | 1.028 | 25.876 |
Afghanistan | 49.703 | 2.001 | 38.500 |
South Korea | 45.442 | 612 | 32.947 |
Luxembourg | 42.250 | 418 | 33.486 |
Montenegro | 42.148 | 597 | 32.097 |
El Salvador | 42.132 | 1.212 | 38.260 |
Norway | 41.852 | 395 | 34.782 |
Sri Lanka | 34.121 | 154 | 24.867 |
Finland | 31.459 | 466 | 20.000 |
Uganda | 28.168 | 225 | 10.005 |
Australia | 28.056 | 908 | 25.690 |
Latvia | 26.472 | 357 | 17.477 |
Cameroon | 25.359 | 445 | 23.851 |
Sudan | 21.864 | 1.372 | 12.667 |
Ivory Coast | 21.775 | 133 | 21.335 |
Estonia | 18.682 | 157 | 11.669 |
Zambia | 18.428 | 368 | 17.487 |
Madagascar | 17.587 | 259 | 16.992 |
Senegal | 17.216 | 350 | 16.243 |
Mozambique | 17.042 | 144 | 15.117 |
Namibia | 16.913 | 164 | 14.981 |
Angola | 16.362 | 372 | 8.990 |
French Polynesia | 15.870 | 97 | 4.842 |
Cyprus | 15.789 | 84 | 2.057 |
Congo [DRC] | 14.597 | 358 | 12.773 |
Guinea | 13.457 | 80 | 12.713 |
Maldives | 13.392 | 48 | 12.760 |
Botswana | 12.873 | 38 | 10.456 |
Tajikistan | 12.777 | 88 | 12.212 |
French Guiana | 11.906 | 71 | 9.995 |
Jamaica | 11.875 | 276 | 8.212 |
Zimbabwe | 11.522 | 310 | 9.599 |
Mauritania | 11.431 | 236 | 8.248 |
Cape Verde | 11.395 | 110 | 11.055 |
Malta | 11.303 | 177 | 9.420 |
Uruguay | 10.418 | 98 | 6.895 |
Haiti | 9.597 | 234 | 8.280 |
Cuba | 9.588 | 137 | 8.592 |
Belize | 9.511 | 211 | 4.514 |
Syria | 9.452 | 543 | 4.494 |
Gabon | 9.351 | 63 | 9.204 |
Réunion | 8.534 | 42 | 8.037 |
Guadeloupe | 8.524 | 154 | 2.242 |
Hong Kong | 7.722 | 123 | 6.345 |
Bahamas | 7.698 | 164 | 6.081 |
Andorra | 7.382 | 79 | 6.706 |
Swaziland | 6.912 | 132 | 6.476 |
Trinidad and Tobago | 6.900 | 123 | 6.204 |
Rwanda | 6.832 | 57 | 6.036 |
Democratic Republic Congo Brazzaville | 6.200 | 100 | 4.988 |
Malawi | 6.080 | 187 | 5.659 |
Guyana | 5.973 | 156 | 5.144 |
Nicaragua | 5.887 | 162 | 4.225 |
Mali | 5.878 | 205 | 3.697 |
Djibouti | 5.749 | 61 | 5.628 |
Mayotte | 5.616 | 53 | 2.964 |
Martinique | 5.575 | 42 | 98 |
Iceland | 5.571 | 28 | 5.401 |
Suriname | 5.381 | 117 | 5.231 |
Equatorial Guinea | 5.195 | 85 | 5.061 |
Aruba | 5.079 | 46 | 4.911 |
Central African Republic | 4.936 | 63 | 1.924 |
Somalia | 4.579 | 121 | 3.529 |
Burkina Faso | 4.300 | 73 | 2.940 |
Thailand | 4.246 | 60 | 3.949 |
Gambia | 3.785 | 123 | 3.653 |
Curaçao | 3.699 | 11 | 1.889 |
Togo | 3.295 | 66 | 2.821 |
South Sudan | 3.222 | 62 | 3.043 |
Benin | 3.090 | 44 | 2.972 |
Sierra Leone | 2.451 | 75 | 1.853 |
Guinea-Bissau | 2.447 | 44 | 2.378 |
Niger | 2.361 | 82 | 1.329 |
Lesotho | 2.307 | 44 | 1.398 |
Channel Islands | 2.192 | 48 | 1.339 |
New Zealand | 2.100 | 25 | 2.032 |
Yemen | 2.085 | 606 | 1.384 |
San Marino | 1.982 | 52 | 1.685 |
Chad | 1.784 | 102 | 1.611 |
Liberia | 1.676 | 83 | 1.358 |
Liechtenstein | 1.579 | 21 | 1.366 |
Vietnam | 1.405 | 35 | 1.252 |
Sint Maarten | 1.269 | 26 | 1.111 |
Gibraltar | 1.104 | 6 | 1.040 |
Sao Tome and Principe | 1.010 | 17 | 952 |
Mongolia | 918 | 0 | 384 |
Saint Martin | 801 | 12 | 675 |
Turks and Caicos | 771 | 6 | 741 |
Taiwan | 742 | 7 | 611 |
Burundi | 735 | 1 | 640 |
Papua New Guinea | 729 | 8 | 601 |
Diamond Princess | 712 | 13 | 699 |
Eritrea | 711 | 0 | 564 |
Monaco | 678 | 3 | 609 |
Comoros | 633 | 7 | 606 |
Faeroe Islands | 530 | 0 | 506 |
Mauritius | 524 | 10 | 489 |
Tanzania | 509 | 21 | 183 |
Bermuda | 456 | 9 | 247 |
Bhutan | 439 | 0 | 408 |
Isle of Man | 373 | 25 | 344 |
Cambodia | 362 | 0 | 319 |
Cayman Islands | 302 | 2 | 277 |
Barbados | 297 | 7 | 273 |
Saint Lucia | 278 | 4 | 240 |
Seychelles | 202 | 0 | 184 |
Caribbean Netherlands | 177 | 3 | 166 |
St. Barth | 162 | 1 | 127 |
Brunei | 152 | 3 | 147 |
Antigua and Barbuda | 148 | 5 | 138 |
Saint Vincent and the Grenadines | 98 | 0 | 81 |
Dominica | 88 | 0 | 83 |
British Virgin Islands | 76 | 1 | 72 |
Grenada | 69 | 0 | 41 |
Fiji | 46 | 2 | 38 |
Macau | 46 | 0 | 46 |
Laos | 41 | 0 | 34 |
New Caledonia | 36 | 0 | 35 |
Timor-Leste | 31 | 0 | 30 |
Saint Kitts and Nevis | 28 | 0 | 23 |
Vatican City | 27 | 0 | 15 |
Falkland Islands | 23 | 0 | 17 |
Greenland | 19 | 0 | 18 |
Solomon Islands | 17 | 0 | 5 |
Saint Pierre Miquelon | 14 | 0 | 14 |
Montserrat | 13 | 1 | 12 |
Western Sahara | 10 | 1 | 8 |
Anguilla | 10 | 0 | 4 |
MS Zaandam | 9 | 2 | 7 |
Marshall Islands | 4 | 0 | 4 |
Wallis and Futuna | 3 | 0 | 1 |
Samoa | 2 | 0 | 2 |
Vanuatu | 1 | 0 | 1 |
Anh ghi nhận số ca tử vong thấp nhất trong gần 2 tuần
Bộ Y tế Anh thông báo, tính đến hết ngày 18/4 (theo giờ địa phương), nước này ghi nhận thêm 596 ca tử vong, mức gia tăng thấp nhất trong gần 2 tuần qua và nâng tổng số bệnh nhân tử vong do COVID-19 lên 16.060 người. Anh đã ghi nhận tổng cộng 120.067 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 5.850 ca trong vòng 24 giờ qua.
Theo kế hoạch, hiện Anh đang tiến hành xét nghiệm diện rộng. Tính đến sáng 19/4, nước này đã tiến hành xét nghiệm 482.000 người, trong đó ngày 18/4 đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho 21.626 người.
Trong khi đó, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove, cho biết hiện nước này chưa xem xét việc nới lỏng lệnh phong tỏa được áp đặt trong gần 4 tuần qua. Theo quan chức, Anh đang hoặc gần chạm "đỉnh dịch" và thông tin cho rằng chính phủ đang cân nhắc việc nới lỏng lệnh phong tỏa theo từng giai đoạn trong những tháng tới là "không chính xác".
London chưa đưa ra quyết định về kế hoạch này khi các số liệu và thống kê chưa rõ ràng vào thời điểm hiện tại.
3,5 ngày trôi qua Việt Nam không có ca nhiễm mới, chỉ còn 65 ca đang điều trị
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 chiều 19/4 cho biết, không có thêm ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3,5 ngày trôi qua, số ca mắc vẫn là 268. Trong ngày đã có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.
1. Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
3. Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
Hàn Quốc nới lỏng quy định về giãn cách xã hội
Chính phủ Hàn Quốc ngày 19/4 thông báo sẽ tiếp tục kéo dài biện pháp giãn cách xã hội để đấu tranh với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho đến đầu tháng 5, song sẽ nới các quy định đối với một số tổ chức và trường hợp như lễ nghi tôn giáo hoặc thi tuyển.
Phát biểu tại một cuộc họp của Chính phủ Hàn Quốc về công tác chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chung Sye-kyun nhấn mạnh, quy định duy trì khoảng cách với người khác ở nơi công cộng, khử trùng hàng ngày và đeo khẩu trang sẽ được giữ nguyên cho đến ngày 5/5.
Tuy nhiên, các mệnh lệnh hành chính đối với nhà thờ, quán bar, phòng tập thể dục và trường học, vốn được khuyến cáo đóng cửa tạm thời, sẽ được dỡ bỏ với điều kiện những cơ sở này tuân thủ các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt. Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ bắt đầu cho phép tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn hay thi tuyển.
Thủ tướng nói Hàn Quốc nói: "Về mặt kiểm dịch, an toàn nhất là tiếp tục giãn cách xã hội với mức độ cao, song thực tế không dễ dàng. Chúng ta cần tìm kiếm một mức độ vừa phải". Cũng theo ông Chung Sye-kyun, các cơ sở công cộng ngoài trời, như công viên, có thể được phép mở cửa trở lại và các hoạt động thể thao ngoài trời có thể được nối lại một cách có hạn chế, miễn là những cơ sở này tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt.
Quyết định trên phần nào đã cân nhắc đến kỳ nghỉ dài sắp tới, bắt đầu từ ngày lễ Phật đản (30/4), sau đó là ngày Quốc tế Lao động (1/5) và ngày Thiếu nhi Hàn Quốc (5/5). Về mặt nguyên tắc, Thủ tướng Chung Sye-kyun vẫn thận trọng trong việc nới lỏng giãn cách xã hội, thông qua dẫn chứng về một số quốc gia xuất hiện tình trạng tái nhiễm hàng loạt sau khi nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19.
Về việc mở lại các trường học, ông Chung Sye-kyun cho biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ xem xét cho phép các cơ sở này mở cửa trở lại theo từng bước, tùy thuộc vào tình hình chung, đồng thời kêu gọi Bộ Giáo dục nước này tính toán cẩn trọng. Các trường ở Hàn Quốc đã bắt đầu tổ chức giảng dạy trực tuyến, song học sinh và giáo viên đã gặp phải sự bất tiện do trục trặc kỹ thuật.
Theo Thủ tướng Chung Sye-kyun, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ Hàn Quốc sẽ điều chỉnh chính sách để tiếp tục nới lỏng quy định giãn cách xã hội sau ngày 5/5.
Tổng thống Trump cảnh báo Trung Quốc có thể gánh hậu quả vì để COVID-19 bùng phát
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Nhà Trắng hôm 18/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Trung Quốc đáng lẽ đã có thể ngăn dịch bệnh này khởi phát, vì thế mà toàn thế giới đang phải gánh chịu. Nếu đó là sai sót thì sai sót vẫn là sai sót. Nhưng nếu họ cố ý, theo tôi, họ phải gánh chịu các hậu quả", ông Trump tuyên bố, theo Reuters.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ không nói rõ về các biện pháp cụ thể quốc gia này có thể thực hiện đối với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra tỷ lệ tử vong của Trung Quốc từ đại dịch COVID-19 trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP. |
Ông Trump và các trợ lý cao cấp đã cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch sau khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 vào cuối năm ngoái tại thành phố Vũ Hán. Tuần này, ông đã đình chỉ viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới, cáo buộc WHO thiên vị cho Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã nhiều lần công khai chỉ trích lẫn nhau về dịch COVID-19, mặc dù trước đó ông Trump đã ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát.
Tuy nhiên, ông Trump cùng các quan chức Mỹ khác đã quay sang chỉ trích Trung Quốc những ngày gần đây có những chỉ trích Trung Quốc liên quan đến COVID-19. Và Washington cũng kịch liệt bác bỏ các cáo buộc từ phía quan chức Trung Quốc rằng quân đội Mỹ phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Tổng thống Putin tuyên bố Nga hoàn toàn kiểm soát được COVID-19
Ngày 19/4, Tổng thống Vladimir Putin tuyến bố, Nga hoàn toàn kiểm soát được đại dịch COVID-19 dù nước này đã ghi nhận hơn 36.000 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong diễn văn chúc mừng Lễ Phục sinh của Nhà thờ chính thống Nga, Tổng thống Putin khẳng định: “Toàn bộ chính quyền các cấp đều làm việc nhịp nhàng, có tổ chức, có trách nhiệm. Tình hình hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát”.
Ông Putin cũng cho rằng, tất cả các hạn chế được chính quyền áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là cần thiết. Thông qua phân tích kinh nghiệm của các quốc gia khác, chính quyền Nga đang đi trước trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Cũng theo Tổng thống Putin, Nga hiện nắm trong tay mọi thứ cần thiết để chống lại đại dịch. Ông nhấn mạnh: “Để làm được như vậy, như tôi đã nói hơn một lần, chúng ta có mọi thứ: một nền kinh tế mạnh mẽ, tiềm năng khoa học, vật liệu cần thiết và cơ sở chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực y tế”.
12 ngày TP.HCM không ghi nhận ca nhiễm mới
12 ngày qua TP HCM không ghi nhận thêm ca dương tính COVID-19, 5 bệnh nhân đang điều trị tại hai bệnh viện. Tính đến sáng 19/4, tổng ca nhiễm tại thành phố là 54, đã điều trị khỏi 49 người.
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, cho biết 4 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, tình trạng ổn định. Một ca rất nặng là "bệnh nhân 91", tiếp tục hồi sức tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ không còn bệnh nhân nào, người cuối cùng tại đây xuất viện ngày 18/4.
"Dù 12 ngày qua không có bệnh nhân mới, các bệnh viện được phân công tiếp nhận và điều trị vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng", bác sĩ Dũng chia sẻ trên VnExpress. Các kíp trực luôn được duy trì, việc vệ sinh kiểm soát nhiễm khuẩn các phòng cách ly vẫn tiến hành đúng quy định.
Hơn 2,3 triệu người nhiễm trên thế giới
Theo thống kê của trang worldometers, tính đến 12h30 ngày 19/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 2.332.450 ca nhiễm, 160.783 ca tử vong và gần 600.000 ca bình phục.
Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới với gần 740.000 ca nhiễm, hơn 39.000 ca tử vong. Thứ 2 là Tây Ban Nha với gần 195.000 ca nhiễm, gần 21.000 ca tử vong. Thứ 3 là Italy với gần 176.000 ca nhiễm, hơn 23.000 ca tử vong. Xếp tiếp theo là Pháp, Đức, Anh.
Trung Quốc hiện xếp thứ 7 với 82.735 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong. Số ca nhiễm tăng thêm trong ngày 18/4 tại Trung Quốc ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua với chỉ 16 ca. Trong khi số người tử vong tăng lên khá nhiều do Vũ Hán mới cập nhật lại số liệu tại địa phương này.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành vùng dịch lớn nhất Trung Đông
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên vượt qua nước láng giềng Iran thành vùng dịch COVID-19 lớn nhất Trung Đông sau khi bộ trưởng bộ Y tế Fahrettin Koca xác nhận số ca nhiễm COVID-19 ở nước này đã tăng lên 82.329 người.
Có thêm 3.783 ca nhiễm mới tại Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ qua và có thêm 121 người tử vong, nâng tổng số tử vong lên 1.890 ca tại quốc gia vùng dịch COVID-19 lớn thứ tám thế giới (thấp hơn Trung Quốc đại lục 400 ca nhiễm).
Mỹ ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong trong 24 giờ qua
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ khi trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.891 ca tử vong mới, nâng số trường hợp không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên 38.644 ca tính tới ngày 18/4.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát, Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 732.197 ca nhiễm. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.
Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế đầu tàu thế giới. Làn sóng những người biểu tình yêu cầu mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ đang lan rộng trên nhiều bang, trong khi các quan chức liên bang và địa phương vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo thận trọng nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng trở lại của dịch COVID-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ theo 3 giai đoạn, với điều kiện tiên quyết là các bang cho thấy sự suy giảm dịch bệnh COVID-19. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, các địa điểm như nhà hàng và rạp chiếu phim có thể hoạt động trở lại cùng với quy định giãn cách xã hội chặt chẽ.
Trong giai đoạn 2, việc hạn chế đi lại không thiết yếu có thể được dỡ bỏ và các trường học có thể mở cửa trở lại. Trong giai đoạn 3, những người dễ bị tổn hại sức khỏe có thể tái tương tác cộng đồng.
Cũng trong ngày 18/4, số ca tử vong tại châu Âu đã vượt quá 100.000 ca, chiếm gần 2/3 trong tổng số 157.539 trường hợp không qua khỏi do dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong liên tiếp 3 ngày
Tính đến 6 giờ sáng 19/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhân ca mắc mới COVID-19 và tổng số ca mắc vẫn giữ nguyên 268 trường hợp.
Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam vẫn giữ nguyên 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
Xét nghiệm sàng lọc người mắc COVID-19. Ảnh: TTXVN. |
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho 201 bệnh nhân COVID-19. Trong số 67 ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 14 người và số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính là 6 người.
Thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo ngày 18/4 cho biết, 540 người đã tử vong tại bang này trong 24h qua do nhiễm COVID-19, đánh dấu ngày có số ca tử vong thấp nhất trong hơn 2 tuần qua tại bang bờ Đông nước Mỹ này.
Phát biểu họp báo thường nhật, ông Cuomo cũng cho hay, số ca mắc COVID-19 nhập viện vẫn vào khoảng 2.000 người, mà ông cho là “vẫn quá tải”.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của trang Worldometers, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 với 738.697 ca, trong đó có 39.011 ca tử vong, 68.269 ca đã hồi phục.
Campuchia tiếp tục đóng cửa các trường học
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Giáo dục-Thanh Niên và Thể thao Campuchia ngày 18/4 đã thông báo việc mở cửa trở lại các trường học tại nước này đã bị hoãn lại cho tới khi có thông báo mới vì cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.
Theo quyết định đề ngày 17/4 của Bộ Giáo dục-Thanh Niên và Thể thao Campuchia, việc gia hạn đóng cửa này có hiệu lực với toàn bộ các cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp, cả trường công và trường tư thục tại Campuchia. Cơ quan quản lý giáo dục Campuchia khuyến khích tất cả các cơ sở giáo dục đẩy mạnh hoạt động giáo dục trực tuyến cho các học sinh, sinh viên.
Trước đó, lệnh đóng cửa các trường học tại Campuchia đã được ban bố từ ngày 16/3 để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Cho đến ngày 18/4, Campuchia tiếp tục không phát hiện ca lây nhiễm COVID-19 mới. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Campuchia vẫn dừng ở con số 122 trường hợp trong ngày thứ 6 liên tiếp.
Hôm 17/4, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã sẵn sàng cách ly hơn 15.000 công nhân dệt may đang chuẩn bị từ các tỉnh quay lại thủ đô làm việc sau Tết cổ truyền của người Khmer.
Thông báo ngày 17/4 của Hội đồng thủ đô Phnom Penh cho biết các cơ quan chức năng đã chuẩn bị xong 37 trường học với 699 phòng để cách ly các công nhân. Thông báo cho biết 15.726 công nhân của 672 nhà máy sẽ bị cách ly bắt buộc 14 ngày theo một chỉ đạo của Bộ Y tế Campuchia.
Hôm 16/4, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã công bố quyết định dỡ bỏ lệnh hạn chế đi lại, có hiệu lực từ 6 giờ sáng 16/4. Trước đó, Chính phủ Campuchia ban bố lệnh hạn chế đi lại từ thủ đô Phnom Penh tới toàn bộ các tỉnh trong cả nước để đề phòng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trên diện rộng.
Canada-Mỹ kéo dài hạn chế đi lại qua biên giới đến 20/5
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 18/4, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nước này và Mỹ sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế đi lại giữa biên giới hai nước tới ngày 20/5. Ông nhấn mạnh quyết định quan trọng này nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân hai nước trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19.
Biên giới giữa Mỹ và Canada đã được đóng đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu từ đêm 20/3 (theo giờ địa phương) và theo kế hoạch ban đầu sẽ có hiệu lực đến ngày 20/4. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men và các dịch vụ khác giữa hai nước không bị gián đoạn.
Các chuyến bay giữa hai nước vẫn tiếp tục, mặc dù có hạn chế. Lệnh đóng cửa biên giới được áp dụng đối với người di cư qua các cửa khẩu không chính thức trên bộ, nhưng không áp dụng đối với những lao động tạm thời người nước ngoài, trong bối cảnh ngành nông nghiệp và các nhà sản xuất thực phẩm Canada đang rất cần lực lượng lao động này.
Canada và Mỹ chia sẻ đường biên giới dài nhất thế giới (8.900 km). Trước khi có đại dịch COVID-19, bình quân mỗi ngày có một lượng hàng hóa trị giá khoảng 2,7 tỷ CAD (trên 1,8 tỷ USD) đi qua biên giới 2 nước.
Trên trang web của chính phủ Canada cập nhật lúc 11h00 ngày 18/4 (giờ miền Đông ở Bắc Mỹ), nước này đã ghi nhận tổng cộng 32.412 ca dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), trong đó có 1.346 người tử vong.
Mỹ ghi nhận gần 38.000 ca tử vong
Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với số ca mắc bệnh và tử vong vì dịch bệnh lần lượt là hơn 715.100 và gần 38.000 ca. Dù dịch bệnh chưa thực sự được chế ngự một cách vững chắc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố các chuyên gia tin rằng những bang hiện có đủ xét nghiệm virus sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn mở cửa lại nền kinh tế trong giai đoạn 1 và có thể triển khai giai giai đoạn này nếu như họ muốn.
Truyền thông Mỹ cùng ngày đưa tin làn sóng những người biểu tình yêu cầu mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ đang lan rộng trên nhiều bang, trong khi các quan chức liên bang và địa phương vẫn tiếp tục đưa ra cảnh báo thận trọng nhằm ngăn chặn xu hướng gia tăng trở lại của dịch COVID-19.
Tại châu Âu, diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại Anh khi quốc gia này ghi nhận thêm 5.525 ca mắc mới và 888 ca tử vong vì dịch bệnh. Vì dịch bệnh diễn biến phức tạp Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã chính thức đề nghị hủy các sự kiện đặc biệt tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 94 của bà, dự kiến vào ngày 21/4 tới, cũng như sẽ không có bắn đại bác chào mừng.
Thông thường, bắn đại bác chào mừng tại nhiều địa điểm ở thủ đô London là điều không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của Hoàng gia Anh và đây có lẽ là lần đầu tiên trong 68 năm trị vì Nữ hoàng đưa ra yêu cầu này.
Theo sau Anh là Nga cũng ghi nhận thêm 4.785 ca mắc mới nhưng số ca tử vong vẫn đang được kiểm soát tốt hơn các quốc gia châu Âu khác với số ca tử vong mới là 40 ca. Thủ đô Moskva, nơi chịu tác động mạnh của dịch bệnh, tuyên bố đã sử dụng camera giao thông để giám sát thực thi chế độ cách ly.
Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin cho biết các hạn chế tạm thời mà thành phố áp dụng do đại dịch COVID-19 sẽ được kéo dài đến ngày 1/5, thành phố sẽ mở rộng chương trình cấp thuốc miễn phí cho người dân có biểu hiện nhiễm virus gây bệnh. Các quốc gia châu Âu khác như Bỉ và Hà Lan vẫn ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới trong ngày.
Trong khi đó, dịch bệnh có dấu hiệu diễn biến tích cực tại Hàn Quốc, Iran, Thái Lan và Malaysia. Iran, điểm nóng dịch bệnh tại Trung Đông, ngày 18/4 cho biết trong 24 giờ qua, nước này chỉ ghi nhận thêm 73 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân qua đời lên 5.031 người.
Đáng lưu ý, đây là con số tử vong trong ngày thấp nhất trong nhiều ngày qua tại Iran, một trong những nước có số bệnh nhân tử vong cao nhất thế giới. Tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại nước này hiện là 80.868 người. Trong ngày này, Hàn Quốc thông báo thêm 18 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, số ca nhiễm mới hàng ngày thấp nhất trong hai tháng qua.
Theo Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tới nay quốc gia này ghi nhận tổng cộng 10.653 ca mắc bệnh. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 20/2 Hàn Quốc ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày dưới con số 20.
Trong 5 ngày qua, Hàn Quốc liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới mỗi ngày duy trì dưới mức 30. Thái Lan đã xác nhận thêm 33 ca mắc bệnh, nâng tổng số các ca mắc ở quốc gia Đông Nam Á này lên 2.733 bệnh nhân. Bộ Y tế Thái Lan cho biết tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này là 1,7%, thấp hơn 4 lần so với tỷ lệ trung bình toàn cầu, trong khi khi tỷ lệ bình phục là 62,5%.
Theo đánh giá, tình hình COVID-19 ở Thái Lan đang được cải thiện vì số lượng các ca nhiễm mới đang trong xu hướng giảm và không có các ca nhiễm bệnh từ nước ngoài tới nhờ các biện pháp hạn chế chuyến bay tới nước này được áp dụng từ đầu tháng Tư.
Malaysia cũng công bố thêm 54 ca nhiễm mới trong ngày 18/4 - mức tăng thấp nhất trong ngày ở nước này kể từ khi chính phủ áp đặt các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội ngày 18/3 vừa qua. Số bệnh nhân COVID-19 tại Malaysia hiện là 5.305 người và 88 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cùng ngày, Bộ Y tế Singapore đã xác nhận thêm 942 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức tăng hằng ngày cao kỷ lục ở quốc gia Đông Nam Á, qua đó nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 5.992 người.
Chính phủ Afghanistan thông báo ít nhất 20 nhân viên Phủ Tổng thống Ashraf Ghani đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, khiến nhà lãnh đạo 70 tuổi này phải hạn chế hầu hết các cuộc tiếp xúc với nhân viên và chuyển sang hình thức liên lạc kỹ thuật số.
Tính đến ngày 18/4, Afghanistan ghi nhận 933 mắc COVID-19 và 30 ca tử vong vì dịch bệnh. Giới chức y tế cảnh báo nếu không nâng cao các biện pháp phòng dịch, quốc gia này có thể sẽ phải đối mặt với một thảm kịch và hàng triệu người dân nước này có thể sẽ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh.
Dù đã gỡ bỏ lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán (Wuhan), nơi khởi phát dịch bệnh, Trung Quốc vẫn áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát. Tổ phụ trách cơ chế phòng chống dịch liên ngành của Quốc Vụ viện Trung Quốc đã ra thông báo về công tác quản lý sức khỏe và kiểm tra virus SARS-CoV-2 với những người rời khỏi thành phố này.
Theo đó, thông báo đưa ra nguyên tắc kiểm tra toàn diện đối với những đối tượng cơ bản và sẵn sàng kiểm tra nếu có yêu cầu đối với những nhóm đối tượng khác trước khi rời Vũ Hán, và phân loại rõ những người đã qua và chưa qua kiểm tra trước khi rời thành phố.
Trong ngày 17/4, nước này ghi nhận thêm 27 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 17 ca từ nước ngoài, và không có ca tử vong nào trên cả nước được ghi nhận thêm. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019 đến nay, tổng ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Trung Quốc đại lục là 82.719 ca.
Hiện còn 1.058 bệnh nhân vẫn đang được điều trị, 77.029 người khỏi bệnh xuất viện và 4.632 người tử vong trong đại dịch này.
Tag:
# cập nhật covid 19 cập nhật covid 19 Ngày 19.4 Covid 19 hôm nay Việt Nam Covid 19 hôm nay Mỹ Covid 19 hôm nay thế giới Covid 19 sáng 19.4 Covid 19 trưa 19.4 Covid 19 tối 19.4 tình hình dịch bệnh tình hình dịch bệnh ngày 19.4 Covid 19 mới nhất cập nhật dịch covid 19 mới nhất Tình hình dịch covid 19 mới nhấtAdvertisement
Advertisement
Đọc tiếp