17/04/2020 00:01
Cập nhật COVID 19 ngày 17/4: Hơn 900 ca nhiễm trên tàu sân bay Charles de Gaulle
Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID 19 ngày 17/4 tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi đẩy lùi virus corona.
Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19
1405
CA NHIỄM
35
CA TỬ VONG
1252
CA PHỤC HỒI
73.806.583
CA NHIỄM
1.641.635
CA TỬ VONG
51.816.716
CA PHỤC HỒI
Nơi khởi bệnh | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
Đà Nẵng | 412 | 31 | 365 |
Hà Nội | 174 | 0 | 167 |
Hồ Chí Minh | 144 | 0 | 123 |
Quảng Nam | 107 | 3 | 101 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 69 | 0 | 65 |
Khánh Hòa | 64 | 0 | 29 |
Bạc Liêu | 50 | 0 | 48 |
Thái Bình | 38 | 0 | 35 |
Hải Dương | 32 | 0 | 29 |
Ninh Bình | 32 | 0 | 28 |
Đồng Tháp | 24 | 0 | 21 |
Hưng Yên | 23 | 0 | 22 |
Thanh Hóa | 21 | 0 | 19 |
Quảng Ninh | 20 | 0 | 20 |
Bắc Giang | 20 | 0 | 20 |
Hoà Bình | 19 | 0 | 19 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 |
Nam Định | 15 | 0 | 15 |
Bình Dương | 12 | 0 | 12 |
Cần Thơ | 10 | 0 | 10 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 |
Bắc Ninh | 8 | 0 | 8 |
Đồng Nai | 7 | 0 | 4 |
Quảng Ngãi | 7 | 0 | 7 |
Hà Nam | 7 | 0 | 5 |
Quảng Trị | 7 | 1 | 6 |
Tây Ninh | 7 | 0 | 7 |
Trà Vinh | 5 | 0 | 5 |
Lạng Sơn | 4 | 0 | 4 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 |
Hải Phòng | 3 | 0 | 3 |
Ninh Thuận | 3 | 0 | 2 |
Thanh Hoá | 3 | 0 | 2 |
Phú Thọ | 3 | 0 | 3 |
Đắk Lắk | 3 | 0 | 3 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 |
Kiên Giang | 1 | 0 | 1 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 |
Quốc Gia | Nhiễm bệnh | Tử vong | Phục hồi |
United States | 17.143.779 | 311.068 | 10.007.853 |
India | 9.932.908 | 144.130 | 9.456.449 |
Brazil | 6.974.258 | 182.854 | 6.067.862 |
Russia | 2.707.945 | 47.968 | 2.149.610 |
France | 2.391.447 | 59.072 | 179.087 |
Turkey | 1.898.447 | 16.881 | 1.661.191 |
United Kingdom | 1.888.116 | 64.908 | 0 |
Italy | 1.870.576 | 65.857 | 1.137.416 |
Spain | 1.771.488 | 48.401 | 0 |
Argentina | 1.510.203 | 41.204 | 1.344.300 |
Colombia | 1.444.646 | 39.356 | 1.328.430 |
Germany | 1.378.518 | 23.692 | 1.003.300 |
Mexico | 1.267.202 | 115.099 | 938.089 |
Poland | 1.147.446 | 23.309 | 879.748 |
Iran | 1.123.474 | 52.670 | 833.276 |
Peru | 987.675 | 36.817 | 922.314 |
Ukraine | 909.082 | 15.480 | 522.868 |
South Africa | 873.679 | 23.661 | 764.977 |
Indonesia | 629.429 | 19.111 | 516.656 |
Netherlands | 628.577 | 10.168 | 0 |
Belgium | 611.422 | 18.178 | 41.973 |
Czech Republic | 586.251 | 9.743 | 511.798 |
Iraq | 577.363 | 12.614 | 511.639 |
Chile | 575.329 | 15.949 | 548.190 |
Romania | 565.758 | 13.698 | 465.050 |
Bangladesh | 494.209 | 7.129 | 426.729 |
Canada | 475.214 | 13.659 | 385.975 |
Philippines | 451.839 | 8.812 | 418.867 |
Pakistan | 443.246 | 8.905 | 386.333 |
Morocco | 403.619 | 6.711 | 362.911 |
Switzerland | 388.828 | 6.266 | 311.500 |
Israel | 360.630 | 3.014 | 338.784 |
Saudi Arabia | 360.155 | 6.069 | 350.993 |
Portugal | 353.576 | 5.733 | 280.038 |
Sweden | 341.029 | 7.667 | 0 |
Austria | 327.679 | 4.648 | 287.750 |
Hungary | 285.763 | 7.237 | 83.115 |
Serbia | 277.248 | 2.433 | 31.536 |
Jordan | 265.024 | 3.437 | 226.245 |
Nepal | 250.180 | 1.730 | 238.569 |
Ecuador | 202.356 | 13.896 | 177.951 |
Panama | 196.987 | 3.411 | 164.855 |
Georgia | 194.900 | 1.883 | 164.786 |
United Arab Emirates | 187.267 | 622 | 165.023 |
Bulgaria | 184.287 | 6.005 | 87.935 |
Azerbaijan | 183.259 | 2.007 | 119.005 |
Japan | 181.870 | 2.643 | 153.519 |
Croatia | 179.718 | 2.778 | 155.079 |
Belarus | 164.059 | 1.282 | 141.443 |
Dominican Republic | 155.797 | 2.367 | 121.323 |
Costa Rica | 154.096 | 1.956 | 121.031 |
Armenia | 149.120 | 2.529 | 127.452 |
Lebanon | 148.877 | 1.223 | 104.207 |
Bolivia | 147.716 | 9.026 | 126.720 |
Kuwait | 146.710 | 913 | 142.599 |
Kazakhstan | 143.735 | 2.147 | 128.218 |
Qatar | 141.272 | 241 | 138.919 |
Slovakia | 135.523 | 1.251 | 100.303 |
Guatemala | 130.082 | 4.476 | 118.793 |
Moldova | 128.656 | 2.625 | 111.314 |
Oman | 126.719 | 1.475 | 118.505 |
Greece | 126.372 | 3.785 | 9.989 |
Egypt | 122.609 | 6.966 | 105.450 |
Ethiopia | 117.542 | 1.813 | 96.307 |
Denmark | 116.087 | 961 | 82.099 |
Honduras | 114.943 | 3.001 | 52.392 |
Palestine | 113.409 | 1.023 | 88.967 |
Tunisia | 113.241 | 3.956 | 86.801 |
Myanmar | 110.667 | 2.319 | 89.418 |
Venezuela | 108.480 | 965 | 103.271 |
Bosnia Herzegovina | 102.330 | 3.457 | 67.649 |
Slovenia | 98.281 | 2.149 | 75.017 |
Lithuania | 96.452 | 863 | 41.665 |
Paraguay | 95.353 | 1.991 | 67.953 |
Algeria | 93.065 | 2.623 | 61.307 |
Kenya | 92.459 | 1.604 | 73.979 |
Libya | 92.017 | 1.319 | 62.144 |
Bahrain | 89.444 | 348 | 87.490 |
China | 86.770 | 4.634 | 81.821 |
Malaysia | 86.618 | 422 | 71.681 |
Kyrgyzstan | 77.910 | 1.316 | 70.867 |
Ireland | 76.776 | 2.134 | 23.364 |
Uzbekistan | 75.241 | 612 | 72.522 |
Macedonia | 74.732 | 2.169 | 50.852 |
Nigeria | 74.132 | 1.200 | 66.494 |
Singapore | 58.341 | 29 | 58.233 |
Ghana | 53.270 | 327 | 51.965 |
Albania | 50.000 | 1.028 | 25.876 |
Afghanistan | 49.703 | 2.001 | 38.500 |
South Korea | 45.442 | 612 | 32.947 |
Luxembourg | 42.250 | 418 | 33.486 |
Montenegro | 42.148 | 597 | 32.097 |
El Salvador | 42.132 | 1.212 | 38.260 |
Norway | 41.852 | 395 | 34.782 |
Sri Lanka | 34.121 | 154 | 24.867 |
Finland | 31.459 | 466 | 20.000 |
Uganda | 28.168 | 225 | 10.005 |
Australia | 28.056 | 908 | 25.690 |
Latvia | 26.472 | 357 | 17.477 |
Cameroon | 25.359 | 445 | 23.851 |
Sudan | 21.864 | 1.372 | 12.667 |
Ivory Coast | 21.775 | 133 | 21.335 |
Estonia | 18.682 | 157 | 11.669 |
Zambia | 18.428 | 368 | 17.487 |
Madagascar | 17.587 | 259 | 16.992 |
Senegal | 17.216 | 350 | 16.243 |
Mozambique | 17.042 | 144 | 15.117 |
Namibia | 16.913 | 164 | 14.981 |
Angola | 16.362 | 372 | 8.990 |
French Polynesia | 15.870 | 97 | 4.842 |
Cyprus | 15.789 | 84 | 2.057 |
Congo [DRC] | 14.597 | 358 | 12.773 |
Guinea | 13.457 | 80 | 12.713 |
Maldives | 13.392 | 48 | 12.760 |
Botswana | 12.873 | 38 | 10.456 |
Tajikistan | 12.777 | 88 | 12.212 |
French Guiana | 11.906 | 71 | 9.995 |
Jamaica | 11.875 | 276 | 8.212 |
Zimbabwe | 11.522 | 310 | 9.599 |
Mauritania | 11.431 | 236 | 8.248 |
Cape Verde | 11.395 | 110 | 11.055 |
Malta | 11.303 | 177 | 9.420 |
Uruguay | 10.418 | 98 | 6.895 |
Haiti | 9.597 | 234 | 8.280 |
Cuba | 9.588 | 137 | 8.592 |
Belize | 9.511 | 211 | 4.514 |
Syria | 9.452 | 543 | 4.494 |
Gabon | 9.351 | 63 | 9.204 |
Réunion | 8.534 | 42 | 8.037 |
Guadeloupe | 8.524 | 154 | 2.242 |
Hong Kong | 7.722 | 123 | 6.345 |
Bahamas | 7.698 | 164 | 6.081 |
Andorra | 7.382 | 79 | 6.706 |
Swaziland | 6.912 | 132 | 6.476 |
Trinidad and Tobago | 6.900 | 123 | 6.204 |
Rwanda | 6.832 | 57 | 6.036 |
Democratic Republic Congo Brazzaville | 6.200 | 100 | 4.988 |
Malawi | 6.080 | 187 | 5.659 |
Guyana | 5.973 | 156 | 5.144 |
Nicaragua | 5.887 | 162 | 4.225 |
Mali | 5.878 | 205 | 3.697 |
Djibouti | 5.749 | 61 | 5.628 |
Mayotte | 5.616 | 53 | 2.964 |
Martinique | 5.575 | 42 | 98 |
Iceland | 5.571 | 28 | 5.401 |
Suriname | 5.381 | 117 | 5.231 |
Equatorial Guinea | 5.195 | 85 | 5.061 |
Aruba | 5.079 | 46 | 4.911 |
Central African Republic | 4.936 | 63 | 1.924 |
Somalia | 4.579 | 121 | 3.529 |
Burkina Faso | 4.300 | 73 | 2.940 |
Thailand | 4.246 | 60 | 3.949 |
Gambia | 3.785 | 123 | 3.653 |
Curaçao | 3.699 | 11 | 1.889 |
Togo | 3.295 | 66 | 2.821 |
South Sudan | 3.222 | 62 | 3.043 |
Benin | 3.090 | 44 | 2.972 |
Sierra Leone | 2.451 | 75 | 1.853 |
Guinea-Bissau | 2.447 | 44 | 2.378 |
Niger | 2.361 | 82 | 1.329 |
Lesotho | 2.307 | 44 | 1.398 |
Channel Islands | 2.192 | 48 | 1.339 |
New Zealand | 2.100 | 25 | 2.032 |
Yemen | 2.085 | 606 | 1.384 |
San Marino | 1.982 | 52 | 1.685 |
Chad | 1.784 | 102 | 1.611 |
Liberia | 1.676 | 83 | 1.358 |
Liechtenstein | 1.579 | 21 | 1.366 |
Vietnam | 1.405 | 35 | 1.252 |
Sint Maarten | 1.269 | 26 | 1.111 |
Gibraltar | 1.104 | 6 | 1.040 |
Sao Tome and Principe | 1.010 | 17 | 952 |
Mongolia | 918 | 0 | 384 |
Saint Martin | 801 | 12 | 675 |
Turks and Caicos | 771 | 6 | 741 |
Taiwan | 742 | 7 | 611 |
Burundi | 735 | 1 | 640 |
Papua New Guinea | 729 | 8 | 601 |
Diamond Princess | 712 | 13 | 699 |
Eritrea | 711 | 0 | 564 |
Monaco | 678 | 3 | 609 |
Comoros | 633 | 7 | 606 |
Faeroe Islands | 530 | 0 | 506 |
Mauritius | 524 | 10 | 489 |
Tanzania | 509 | 21 | 183 |
Bermuda | 456 | 9 | 247 |
Bhutan | 439 | 0 | 408 |
Isle of Man | 373 | 25 | 344 |
Cambodia | 362 | 0 | 319 |
Cayman Islands | 302 | 2 | 277 |
Barbados | 297 | 7 | 273 |
Saint Lucia | 278 | 4 | 240 |
Seychelles | 202 | 0 | 184 |
Caribbean Netherlands | 177 | 3 | 166 |
St. Barth | 162 | 1 | 127 |
Brunei | 152 | 3 | 147 |
Antigua and Barbuda | 148 | 5 | 138 |
Saint Vincent and the Grenadines | 98 | 0 | 81 |
Dominica | 88 | 0 | 83 |
British Virgin Islands | 76 | 1 | 72 |
Grenada | 69 | 0 | 41 |
Fiji | 46 | 2 | 38 |
Macau | 46 | 0 | 46 |
Laos | 41 | 0 | 34 |
New Caledonia | 36 | 0 | 35 |
Timor-Leste | 31 | 0 | 30 |
Saint Kitts and Nevis | 28 | 0 | 23 |
Vatican City | 27 | 0 | 15 |
Falkland Islands | 23 | 0 | 17 |
Greenland | 19 | 0 | 18 |
Solomon Islands | 17 | 0 | 5 |
Saint Pierre Miquelon | 14 | 0 | 14 |
Montserrat | 13 | 1 | 12 |
Western Sahara | 10 | 1 | 8 |
Anguilla | 10 | 0 | 4 |
MS Zaandam | 9 | 2 | 7 |
Marshall Islands | 4 | 0 | 4 |
Wallis and Futuna | 3 | 0 | 1 |
Samoa | 2 | 0 | 2 |
Vanuatu | 1 | 0 | 1 |
Hơn 900 ca nhiễm trên tàu sân bay Charles de Gaulle
Ngày 17/4, giới chức y tế Hà Lan xác nhận, trong 24 giờ qua, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này đã tăng 1.235 người lên thành 30.449 người. Trong báo cáo cập nhật hằng ngày, Viện Y tế quốc gia Hà Lan (RIVM) cũng cho biết số ca tử vong do COVID-19 tăng 144 người lên con số 3.459 người.
Cùng ngày, cơ quan y tế Thụy Sĩ thông báo số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 27.000 người, cụ thể đang là 27.078 người. Trong 24 giờ qua, số ca mắc COVID-19 đã tăng thêm 1.059 người, so với mức tăng 1.017 ca ghi nhận trước đó. Chính phủ Thụy Sĩ có kế hoạch nới lỏng dần các biện pháp phòng dịch bắt đầu từ ngày 27/4 tới, theo đó trước tiên cho phép các tiệm làm móng và làm tóc mở cửa trở lại.
Tại Anh, Bộ Y tế nước này cho biết, trong 24 giờ qua, số ca tử vong ở bệnh viện do mắc COVID-19 đã tăng 847 người lên thành 14.576 người. Ngoài ra, nước này ghi nhận 108.692 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tổng số 341.551 người được xét nghiệm.
Trước đó, ngày 9/4 vừa qua, Anh xác nhận số ca tử vong cao nhất trong ngày, ở mức 980 người. Trong khi đó, Thượng viện Pháp cùng ngày dẫn nguồn tin của quân y nước này thông báo hơn 940 thủy thủ trên tàu sân bay Charles De Gaulle đã có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp kín với đại diện lực lượng quân y, Thượng viện Pháp cũng cho biết 500 thủy thủ trên tàu sân bay Charles De Gaulle đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh COVID-19.
Trước đó, tàu sân bay Charles de Gaulle với 2.300 thành viên thủy thủ đoàn đã phải tạm ngừng sứ mệnh ở Biển Bắc để trở về nước sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trên tàu.
Theo trang thông kê worldometers.info, Pháp có 165.027 trường hợp mắc COVID-19 và 17.920 trường hợp tử vong.
Hà Nội xét nghiệm nhanh COVID-19 tại các chợ đầu mối
Từ ngày 18/4, tiểu thương và người dân thường đến mua bán ở các chợ đầu mối sẽ được xét nghiệm nhanh COVID-19.
Theo đó, các quận, huyện của TP Hà Nội trong ngày 18/4 và 19/4 sẽ triển khai nhiệm vụ này tại một số chợ, gồm: Chợ Ngã Tư Sở (Thanh Xuân), chợ Long Biên (Ba Đình), chợ đầu mối hoa quả Hoàng Mai, chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín) và một số chợ hải sản.
Việt Nam không có ca nhiễm trong vòng 36 giờ
Ngày 17/4, không ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19, đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong vòng 36 giờ.
Chiều nay 17/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 không công bố thêm ca nhiễm mới trong ngày.
Như vậy, Việt Nam vẫn giữ nguyên số ca nhiễm COVID-19 là 268 ca. Trong đó, 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%).
Hàng trăm nghìn người Hà Lan có thể đã nhiễm COVID-19
Nghiên cứu mới ở Hà Lan cho thấy khoảng 3% người hiến máu có kháng thể chống COVID-19, đồng nghĩa hàng trăm nghìn người có thể đã nhiễm bệnh.
Kết quả nghiên cứu trên được Jaap van Dissel, lãnh đạo Viện Y tế Quốc gia (RIVM) Hà Lan, tiết lộ trong một cuộc tranh luận tại quốc hội hôm 16/4. Kháng thể chống COVID-19 chỉ xuất hiện trong máu của những người đã bị nhiễm loại virus này.
"Nghiên cứu cho thấy khoảng 3% người dân Hà Lan đã có kháng thể chống lại COVID-19", ông Dissel nói. "Từ tỷ lệ này, các ngài có thể tính được rằng khoảng vài trăm nghìn người trong tổng số dân 17 triệu của Hà Lan đã nhiễm virus".
Hà Lan hiện ghi nhận 28.158 ca nhiễm COVID-19, trong đó hơn 3.000 ca tử vong, nhưng nước này chỉ tiến hành xét nghiệm đối với những ca nặng và nhân viên y tế. Cơ quan hiến máu Sanquin cho hay họ tiến hành xét nghiệm khoảng 10.000 mẫu máu/tuần từ 19/3, tuy nhiên, cơ quan này chỉ báo cáo kết quả trực tiếp cho RIVM.
Nhân viên y tế Hà Lan lấy mẫu tại một trạm xét nghiệm ở Goirle ngày 1/4. Ảnh: AFP. |
Hà Lan hồi giữa tháng ba theo đuổi chính sách "thả dịch lên đỉnh" để đạt được "miễn dịch cộng đồng". Tuy nhiên, đến cuối tháng, nước này từ bỏ chiến lược cũ và áp đặt các hạn chế giống những nước châu Âu khác để làm chậm tốc độ nCoV lây lan. Chính phủ cho đóng cửa trường học, yêu cầu quán bar, nhà hàng đóng cửa đến 28/4.
Hộp đêm cũng bị đóng cửa, tuy nhiên, các quán cafe bán cần sa vẫn được tiếp tục hoạt động để kiềm chế buôn bán cần sa bất hợp pháp. Chính phủ cấm tụ tập đông người cho đến ngày 1/6 và khuyến cáo người dân làm việc tại nhà. (theo VnExpress)
Nhật Bản tìm ra hướng chữa trị các triệu chứng viêm phổi nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 gây ra
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy các triệu chứng viêm phổi nặng do virus SARS-CoV-2 gây ra có thể chữa trị bằng cách kiềm chế hoạt động của các protein có liên quan tới hệ miễn dịch.
Nghiên cứu trên do ông Hirano Toshio, Chủ tịch Các viện Khoa học và Công nghệ Lượng tử và X quang Quốc gia, và Giáo sư Murakami Masaaki của Đại học Hokkaido đồng chủ trì. Các nhà nghiên cứu cho biết các tế bào của người nhiễm virus SARS-CoV-2 kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra một số lượng lớn các chất sát khuẩn trong bạch cầu interleukin-6 và các protein khác.
Điều này dẫn tới các triệu chứng hô hấp cấp tính. Khoảng 20% trong số những người nhiễm SARS-CoV-2 đã phải chịu đựng các triệu chứng nặng, trong đó có một số trường hợp tử vong do ngừng hô hấp.
Nhóm nghiên cứu cho biết các triệu chứng nghiêm trọng như vậy có thể chữa trị được bằng cách kiềm chế cơ chế miễn dịch có liên quan tới interleukin-6. Một loại thuốc giúp ngăn chặn cơ chế miễn dịch này đã được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp dạng thấp và một số bệnh khác.
Hiện nay, các công ty dược phẩm đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng để xem liệu loại thuốc này có thể chữa trị các triệu chứng do SARS-CoV-2 gây ra hay không. Ông Hirano cho biết ông đặt hy vọng vào các thử nghiệm lâm sàng này.
Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc chấm dứt hoạt động
Theo TTXVN, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 916/QĐ-UBND về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở cách ly tập trung dành cho dịch bệnh COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc.
Ủy ban nhân dân yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị khác có liên quan đến Bệnh viện dã chiến cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận, bảo quản theo quy định hiện hành.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ quản lý, theo dõi cách ly y tế đối với những cán bộ thuộc đơn vị đã tham gia làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly tập trung của Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc
Đầu tháng 2/2020, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho các ngành chức năng của tỉnh nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra thực tế và ngay sau đó đã quyết định lập Bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Bệnh viện được thiết lập tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc (cũ), nằm ở đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên.
Bệnh viện có nhiều phòng và khuôn viên rộng cùng đầy đủ cơ sở vận chất, cơ bản đáp ứng yêu cầu của một bệnh viện dã chiến với quy mô lớn, phục vụ yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Sở Y tế tỉnh đã bố trí nhân lực cho bệnh viện dã chiến dựa trên các tổ phản ứng nhanh, trong đó nòng cốt và chịu trách nhiệm vận hành là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã dùng một số cơ sở để thực hiện cách ly và điều trị như Phòng Khám Đa khoa khu vực Quang Hà, Trường Quân sự tỉnh, Trung đoàn 834 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc... do các cơ sở này xa khu dân cư, thông thoáng, an toàn. Riêng Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc chưa phải sử dụng đến.
New York kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 15/5
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo ngày 16/4 đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa tại bang New York đến ngày 15/5, mặc dù số ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua đang ở mức thấp nhất trong 10 ngày liên tục.
Thống đốc Cuomo cho biết, số ca tử vong tại bang New York trong ngày 16/4 là 606 trường hợp, ít hơn 146 so với một ngày trước đó.
Ông Cuomo cho rằng số ca mắc bệnh phải giảm nhiều hơn nữa thì mới có thể nới lỏng lệnh phong tỏa.
Như vậy, đã có 7 bang ở khu vực Đông Bắc nước Mỹ tuyên bố kéo dài lệnh phong tỏa.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ đã vượt mốc 34.000 người. Hiện nước này vẫn dẫn đầu thế giới cả về số ca mắc bệnh lẫn số người tử vong.
New York bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường. Ảnh: TTXVN. |
Thế giới có 2.178.149 ca mắc, 145.329 ca tử vong
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 17/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 2.178.149 trường hợp, trong đó có 145.329 người tử vong.
Đến nay, đại dịch COVID-19 đã tấn công 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 546.296 bệnh nhân COVID được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 57.060 người đang trong tình trạng nguy kịch và 1.481.923 đang được điều trị tích cực.
Mỹ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới về tất cả các chỉ số ca nhiễm mới, ca tử vong mới trong ngày, cũng như về tổng số ca mắc bệnh và tổng số ca tử vong tính tới ngày 17/4. Đây là ngày thứ 8 liên tiếp Mỹ ghi nhận số người thiệt mạng vì COVID-19 ở mức trên 1.000 người. Trong khi đó, châu Âu tiếp tục xu thế “hạ nhiệt” căng thẳng dịch bệnh, dù vậy số người tử vong trong vòng 24h qua cũng ở mức trên 3.000 người.
Công nhân chuyển hàng hóa trên đường phố tại New York, Mỹ ngày 13/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: TTXVN. |
Theo thống kê trên trang worldometers.info, đến 23h ngày 16/4 (theo giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có tổng cộng 2.115.624 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 141.195 ca tử vong, trong khi 527.471 ca đã hồi phục. Số trường hợp bệnh nặng và nguy kịch vẫn còn 51.116 người.
Với 650.833 ca nhiễm và 32.707 ca tử vong, Mỹ tiếp tục bỏ xa các nước khác trên thế giới trong cả hai phương diện này. Cho dù số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ vẫn rất cao, nhưng Tổng thống Donald Trump cho rằng Mỹ đã vượt qua đỉnh dịch và dự kiến vào lúc 17h ngày 16/4 theo giờ Mỹ (tức 4h sáng 17/4 - theo giờ Việt Nam), ông sẽ công bố các kế hoạch đầu tiên về việc dỡ bỏ phong tỏa.
Ông Trump rõ ràng đang đứng trước sức ép rất lớn phải ghi điểm đẹp về kinh tế khi cuộc bầu cử tổng thống đang đến gần và nước Mỹ lại ghi nhận thêm 5,2 triệu người lao động rơi vào cảnh mất việc làm và xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước.
Số liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 16/4 cho thấy nền kinh tế số 1 thế giới đã mất tổng cộng 22 triệu việc làm kể từ giữa tháng 3 vừa qua, do các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19 khiến các công ty, cửa hiệu, nhà hàng phải đóng cửa. Con số mới này đã nâng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ lên 8,2%.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump dự kiến sẽ công bố các kế hoạch đầu tiên về việc dỡ bỏ phong tỏa vào lúc 17h ngày 16/4 theo giờ Mỹ (tức 4h sáng 17/4 - theo giờ Việt Nam). Ảnh: REUTERS |
Liên quan đến sự lây lan của COVID-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, theo báo Wall Street Journal ngày 15/4, giới chức Mỹ cho rằng các hoạt động ra vào của các máy bay trên tàu này là nguyên nhân khiến các thủy thủ trên tàu sân bay nhiễm bệnh, chứ không liên quan tới chuyến thăm Đà Nẵng (Việt Nam) từ ngày 4 - 9/3 vừa qua.
Cho đến nay, đã có hơn 600 ca dương tính với COVID-19 trên tàu USS Theodore Roosevelt, trong đó 1 thành viên đã tử vong, 5 người phải nhập viện và 1 người đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Hải quân trên đảo Guam.
Tây Ban Nha đang là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới, Bộ Y tế Tây nước này ngày 16/4 thông báo số ca tử vong do bệnh COVID-19 đã tăng lên thành 19.130 người. Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha có thêm 551 bệnh nhân tử vong vì COVID-19, tăng so với mức 523 một ngày trước đó. Tây Ban Nha cũng ghi nhận thêm 5.183 ca mắc bệnh, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 182.816 ca.
Trong khi đó, tại nước láng giềng Italy, sau hơn 5 tuần lệnh phong tỏa được thực thi trên toàn quốc, đã có những dấu hiệu dịch bệnh đã qua điểm đỉnh và sắp kiểm soát được dịch bệnh. Số bệnh nhân trong các bệnh viện đã giảm dần và tỷ lệ nhiễm mới cũng giảm bớt.
Từ ngày 14/4, Italy đã thận trọng nới lỏng phong tỏa đối với một số lĩnh vực kinh tế, trong khi tái tổ chức các khu vực công cộng để bảo vệ tốt hơn, như tiếp tục yêu cầu giãn cách xã hội và đeo khẩu trang và găng tay ở nơi công cộng. Chính phủ dự kiến sẽ dỡ bỏ phong tỏa vào ngày 3/5 tới.
Tính đến thời điểm này, Italy có 165.155 ca mắc COVID-19, trong đó có 21.645 ca tử vong, đứng trên Pháp - quốc gia có lần lượt số ca nhiễm và ca tử vong là 147.863 và 17.187; Đức lần lượt là 135.549 và 3.850; Anh là 103.093 và 13.729.
Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết dù một số quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 đã ghi nhận những dấu hiệu lạc quan, nhưng số ca nhiễm mới vẫn đang tăng lên và sắp chạm mốc 1 triệu người chỉ riêng ở khu vực này.
Ông Kluge nhấn mạnh châu Âu vẫn đang là "tâm bão" của dịch bệnh khi số ca nhiễm trên toàn châu lục tiếp tục tăng. Trong vòng 10 ngày qua, số ca nhiễm ở châu Âu đã tăng gần gấp đôi, sắp chạm ngưỡng 1 triệu người. Điều này có nghĩa rằng châu Âu đang gánh 50% gánh nặng toàn cầu về dịch COVID-19 khi hơn 84.000 người ở châu lục này đã tử vong vì COVID-19.
Theo ông Kluge, dù một số nước đã bước vào giai đoạn có thể dần nới lỏng hạn chế nhưng chưa thể nhanh chóng quay trở lại trạng thái bình thường như trước. Ông hối thúc các quốc gia vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trước khi nới lỏng lệnh phong tỏa.
Trong khi đó, Trung Quốc đại lục đang đứng thứ 7 trong danh sách các ổ dịch của thế giới. Giới chức y tế Trung Quốc cho biết Trung Quốc đại lục đã ghi nhận thêm 46 ca nhiễm mới trong ngày 15/4, trong đó có 34 ca là từ nước ngoài trở về.
Trong thông báo cập nhật sáng 16/4, Ủy ban Y tế quốc gia (NHS) của Trung Quốc nêu rõ trong tổng số các ca mắc mới, có 12 ca lây nhiễm trong cộng đồng, gồm 5 ca ở tỉnh Quảng Đông (Guangdong), 4 ca ở tỉnh Hắc Long Giang (Heilongjiang) và 3 ca ở thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca tử vong do COVID-19 nào, nên tổng số ca tử vong hiện vẫn là 3.342 người. Ngoài ra, có thêm 76 bệnh nhân đã hồi phục trong ngày 15/4.
Tính đến ngày 15/4, tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục là 82.341 ca, trong đó có 1.107 ca vẫn đang được điều trị và 77.892 người đã được xuất viện. Ước tính 8.484 người có tiếp xúc gần với các bệnh nhân hiện đang được theo dõi y tế.
Trong khi đó, tại các khu vực khác thuộc Trung Quốc, tính đến ngày 15/4, khu hành chính đặc biệt Hong Kong đã ghi nhận tổng cộng 1.016 ca nhiễm và 4 ca tử vong, khu hành chính đặc biệt Macau có 45 ca nhiễm và vùng lãnh thổ Đài Loan có 395 ca nhiễm và 6 ca tử vong.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á vẫn rất phức tạp. Đã có 3 nước ở khu vực này có số người mắc bệnh COVID-19 vượt mốc 5.000 trường hợp. Tại Malaysia, Bộ Y tế ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 tại nước này lên thành 84 người. Bộ này cũng xác nhận thêm 110 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại Malaysia lên thành 5.182 ca.
Nhân viên y tế chuẩn bị chuyển xác của một người đã chết tại Trung tâm Y tế Do Thái Kingsbrook trong đợt bùng phát virus coronavirus ở Brooklyn, New York, ngày 8/4. Ảnh: REUTERS |
Philippines cũng thông báo thêm 207 ca mắc và 13 ca tử vong do dịch bệnh. Theo đó, nước này ghi nhận tổng cộng 5.660 ca mắc, trong đó có 362 ca tử vong. Hiện Philippines ghi nhận số ca mắc nhiều nhất tại Đông Nam Á. Quốc gia này mới ghi nhận thêm 82 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, nâng tổng số ca hồi phục lên thành 435 người. Tính đến ngày 16/4, Indonesia cũng đã ghi nhận tổng cộng 5.516 ca mắc COVID-19, trong đó có 496 ca tử vong và 549 người được chữa khỏi.
Trước tình dịch đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng một loại vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 an toàn và hiệu quả có thể là công cụ duy nhất đưa thế giới trở lại bình thường, cứu sống hàng triệu người và hàng nghìn tỷ USD thiệt hại kinh tế.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các đại diện của 50 quốc gia châu Phi là thành viên LHQ, ông Guterres kêu gọi thế giới nhanh chóng phát triển một loại vaccine phòng COVID-19 mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận, cũng như đem lại “lợi ích chung toàn cầu” và giúp thế giới kiểm soát đại dịch.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận hài hòa và phối hợp hiệu quả để đẩy nhanh tối đa tốc độ cũng như quy mô cần thiết cho việc triển khai một vaccine phòng COVID-19 vào cuối năm 2020. Cuộc chạy đua trên toàn cầu nhằm tìm ra một loại vaccine hiệu quả để chống lại COVID-19 lại được tiếp sức thêm khi Quỹ từ thiện của vợ chồng tỷ phú Bill Gates vừa công bố một loạt biện pháp mới, trong đó có khoản tài trợ bổ sung trị giá 150 triệu USD cho nỗ lực quốc tế ứng phó dịch COVID-19.
Trong thông báo đưa ra ngày 15/4, Quỹ Bill&Melinda Gates cho biết số tiền 150 triệu USD này sẽ tài trợ việc phát triển các phương thức chẩn đoán, liệu pháp điều trị và bào chế vaccine ngừa COVID-19, cũng như góp phần hỗ trợ các đối tác ở châu Phi và Nam Á trong nỗ lực phát hiện, cách ly và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Quỹ trên cũng kêu gọi lãnh đạo các nước trên thế giới đoàn kết trong việc đưa ra những biện pháp ứng phó dịch COVID-19 mang tính toàn cầu nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng với việc chẩn đoán, điều trị và phân bối vaccine ngừa bệnh trong tương lai.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp