Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh báo những âm thanh bất thường của trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua

Sức khỏe

22/05/2017 02:46

Khi trẻ sơ sinh chưa biết nói, các bé có khả năng phát ra những âm thanh để báo với bố mẹ rằng cơ thể mình không khỏe.

Phụ huynh nên lưu tâm đến âm thanh màtrẻ sơ sinhphát ra trong những trường hợp dưới đây, vì rất có thể đó là báo hiệu cho sự thay đổi về sức khỏe của các bé.

1. Bé phát ra tiếng “suỵt suỵt” khi ngủ say

Nhiều bà mẹ nhận thấy con mình khi đang ngủ say phát ra tiếng “suỵt suỵt”, “chít chít” nhỏ nhẹ, nghe như tiếng chim kêu, đưa con đi khám mới biết con bị bệnh thở khò khè bẩm sinh.

Căn bệnh này do sụn thanh quản của bé khi phát triển gặp phải 1 số vấn đề gây ra. Trẻ mắc phải căn bệnh này, khi hoạt động hô hấp diễn ra, sụn mềm ở yết hầu gây cản trở cho cơ quan phát âm thanh nên bé sẽ phát ra những tiếng kêu “chít chít” nhỏ nhẹ giống như 1 chú chim.

Nếu hiện tượng thở khò khè bẩm sinh ở trẻ không nghiêm trọng, thông thường đến tầm 2-3 tuổi sẽ tự biến mất. Hàng ngày, cha mẹ nên chú ý tránh để con bị lạnh hoặc bị giật mình để đường hô hấp không bị nhiễm khuẩn và thanh quản không bị co thắt mạnh gây nên tắc nghẽn. Trẻ nên được đặt nằm ở tư thế nghiêng khi ngủ.

Trẻ phát ra những âm thanh lạ khi ngủ, bố mẹ cần hết sức lưu ý (Ảnh minh họa).

2. Trẻ phát ra âm thanh như tiếng ngạt mũi

Trong trường hợp này, nhiều cha mẹ sẽ đơn giản cho rằng con bị ngạt mũi do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không có thêm dấu hiệu gì khác của bị cảm lạnh thì rất có thể bé bị viêm amidan bẩm sinh.

Khi amidan bị sưng to bất thường sẽ gây cản trở cho đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng ở trẻ như: ngạt mũi, thở bằng miệng, ngáy khi ngủ, các triệu chứng này sẽ càng rõ rệt hơn khi trẻ nằm ngửa. Amidan sưng khiến cho đường hô hấp của trẻ bị thu hẹp, không đủ độ bão hòa oxy trong máu, oxy lên não bị chậm và thiếu. Những trẻ mắc căn bệnh này ban ngày thường ngủ thiêm thiếp, không tỉnh táo, trí nhớ và độ tập trung kém.

Hiện tượng ngạt mũi, khó thở kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tim và phổi. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra các bệnh về tim phổi như tổn thương cơ tim, suy tâm thất phải.

Do hít thở gặp trở ngại nên trẻ phải thở bằng miệng, điều này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hàm – mặt của bé, khiến bé có khuôn mặt đặc trưng là hàm rộng, hàm trên nhô cao, 2 hàm răng không khít, môi dày và thiếu biểu cảm khuôn mặt. Ngoài ra, viêm amidan còn dẫn đến viêm tai giữa, khiến khả năng nghe của trẻ bị giảm sút.

3. Trẻkhóc đêm

Có rất nhiều bà mẹ phàn nàn về việc con đột nhiên khóc nhè giữa đêm mà không biết rốt cuộc tại sao. Trong trường hợp này, trẻ rất có thể đang gặp những vấn đề dưới đây:

- Thiếu canxi: Trẻ thiếu canxi thường xuyên có biểu hiện khóc đêm đi kèm với toát nhiều mồ hôi, rụng tóc vành khăn sau gáy, hộp sọ vuông, thóp liền muộn, xương sườn hõm hình chữ O. Nếu trẻ thật sự thiếu canxi, bố mẹ nên cho bé tắm nắng nhiều hơn, bổ sung thêm vitamin D và canxi theo đúng chỉ dẫn y khoa.

- Ốm: Trẻ bị ốm khiến cơ thể khó chịu nên khóc đêm. Một số căn bệnh phát triển chậm như thiếu máu hay lao phổi sẽ khiến trẻ khó ngủ và khóc đêm. Ngoài ra, 1 số nguyên nhân như ngạt mũi, giun kim cũng dẫn đến hiện tượng trẻ khóc đêm.

- Đói bụng: Trẻ đói bụng sẽ thường khóc vào 1 thời điểm cố định trong đêm. Với những đứa trẻ bú sữa mẹ, các mẹ không nên cứng nhắc tuân theo thời gian biểu cách mấy tiếng mới được cho bú mà nên cho trẻ bú lúc trẻ có dấu hiệu đói. Với những bé ăn sữa ngoài, cần tăng lượng sữa theo thời gian thích hợp.

- Nhiệt độ: Thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng lên sẽ khiến trẻ quấy khóc vì nóng. Ngoài ra, giường đệm không êm, phẳng, quần áo quá chật, cọ vào người cũng sẽ khiến trẻ khóc đêm.

Có rất nhiều bà mẹ phàn nàn về việc con đột nhiên khóc nhè giữa đêm mà không biết rốt cuộc tại sao (Ảnh minh họa).

4. Trẻ ngáy khò khò khi ngủ

Trẻ ngáy khi ngủ thường do vấn đề ở mũi họng hay amidan gây ra, có khi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cấu tạo dạng sọ của trẻ.

Ngáy làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ, có hại đến phát triển thể chất và đặc biệt là ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Trẻ ở độ tuổi phát triển, giấc ngủ ngon giúp não tiết ra nhiều hooc-mon có lợi, thúc đẩy nhiều hệ cơ quan trong cơ thể phát triển. Nếu trẻ không có giấc ngủ tốt, hooc-mon sẽ sản sinh ít khiến trẻ bị chứng thấp còi.

5. Trẻ nghiến răng khi lúc ngủ

Trẻ nghiến răng trong lúc ngủ có thể do những nguyên nhân sau:

- Ký sinh trùng đường ruột: giun đũa náo loạn trong bụng trẻ khiến đường ruột bị ảnh hưởng và gây ra phản xạ co của cơ nhai khiến trẻ có biểu hiện nghiến răng.

- Căng thẳng thần kinh: Ban ngày trẻ bị bố mẹ, thầy cô trách phạt hay quá phấn khích trước khi đi ngủ cũng khiến cơ nhai của trẻ chịu tác động, khi ngủ say trẻ sẽ không ngừng nghiến răng.

- Rối loạn chức năng tiêu hóa: Trước khi đi ngủ bé ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa phải tăng cường độ làm việc cũng gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ.

- Mất cân bằng dinh dưỡng: Trẻ em thường không thích ăn rau khiến cho lượng dinh dưỡng trong cơ thể bị mất cân bằng. Lâu dần sẽ gây ra sự thiết hụt trầm trọng vitamin và nguyên tố vi lượng, đến tối cơ nhai lại co rút dẫn đến hiện tượng nghiến răng.

- Cấu trúc răng: 2 hàm răng trên và dưới không khít, không đều cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng ở trẻ.

KHÁNH CHI (Trí thức trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement