Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh báo nguy cơ tai biến, đột quỵ vào mùa lạnh

Sức khỏe

10/12/2020 11:44

Mùa lạnh, nguy cơ tai biến, đột quỵ gia tăng, nhất là những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, mỡ máu, tăng cholesterol, người bị xơ vữa động mạch….

Những quan niệm sai lầm trong phòng ngừa đột quỵ

Theo PGS.TS Tạ Mạnh Cường, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, khi trời lạnh đột ngột, những người có nguy cơ bệnh đột quỵ, người có sức khỏe yếu hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải ra ngoài đường, tiếp xúc với trời lạnh, tốt nhất nên mặc đủ ấm.

Hơn nữa vào những ngày trời lạnh, hoặc dịp lễ tết, gặp nhau cuối năm, nhiều người thường rủ nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng” đây là việc làm vô cùng nguy hiểm vì đã có nhiều trường hợp tai biến, đột quỵ nặng xảy ra, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.

Vậy nên quan niệm uống rượu giúp làm nóng cơ thể trong thời tiết giá lạnh là không đúng, hoàn toàn sai lầm và phản khoa học. Khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao.

Mùa lạnh những người lớn tuổi có nguy có đột quỵ hạn chế ra ngoài. 
Mùa lạnh những người lớn tuổi có nguy có đột quỵ hạn chế ra ngoài. 

Chuyên gia còn cho biết thêm hiện nay nhiều người còn có quan niệm là uống  thuốc an cung để phòng đột quỵ, hoặc tích trữ an cung phòng khi nhà có người bị đột quỵ là sai lầm. Việc dùng và tích trữ thuốc này là do người dân truyền tai hoặc theo kinh nghiệm của người khác, còn trong phác đồ điều trị đột quỵ trên thế giới không có việc sử dụng thuốc an cung.

Được biết an cung là thuốc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp nhồi máu não, còn nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc sử dụng an cung có thể  gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Người dân khi chưa xác định được chính xác người bệnh bị đột quỵ dạng nào không nên tùy tiện dùng thuốc.

Vậy nên để phòng tránh tai biến, đột quỵ thì những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, không có cách nào khác là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến, đột quỵ não. Cụ thể, người tăng huyết áp cần phải theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết tránh các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, người bệnh có rối loạn mỡ máu cần được theo dõi và điều trị .

Về chế độ dinh dưỡng phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên ăn nhạt, tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ khuyến cáo với căn bệnh của mình, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, cần bổ sung thêm rau xanh, quả chín, uống đủ nước.

Đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Theo các chuyên gia tim mạch,  tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, bệnh liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch.

Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nhưng  hiện nay, xuất hiện những bệnh nhân đột quỵ còn rất trẻ, với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm. Nhiều bệnh viện, đơn vị thậm chí còn tiếp nhận những trường hợp bị đột quỵ khi mới 18, 20 tuổi. Thậm chí cả những người được cho là rất khỏe như các vận động viên thể thao. Ví dụ như tai nạn đau lòng là vận động viên marathon mới 24 tuổi đã tử vong khi đang chạy trong một cuộc thi tại TP.HCM. Hay một số vận động viên bóng rổ cũng bị đột quỵ và tử vong  khi đang thi đấu….

Theo nghiên cứu số người đột quỵ ngày càng trẻ hóa. 
Theo nghiên cứu số người đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Xu hướng trẻ hóa bệnh đột quỵ có thể là do stress, thói quen ăn uống nhiều muối, chất béo, hút thuốc lá, rượu bia… Bên cạnh đó, đột quỵ ở người trẻ có thể là do bệnh tim, dị dạng mạch máu não, một số trường hợp vì uống thuốc ngừa thai, thuốc kích thích gây viêm hoặc vỡ mạch máu. Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

Làm cách nào để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ?

Theo PGS Cường, ở người trẻ tuổi, khi có dấu hiệu đau đầu (uống thuốc không hết), mắt nhìn mờ...  nên đi kiểm tra để chữa trị, tránh nguy cơ tai biến mạch máu não. Hoặc khi có cảm giác luôn hồi hộp mà không giải thích được nguyên nhân thì người bệnh nên đi kiểm tra rối loạn nhịp tim, hoặc các bất thường tim mạch.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý… tùy thuộc vào số lượng tế bào não bị chết đi.

Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cũng như các biến chứng, bệnh nhân đột quỵ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong đó, “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3-5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như méo miệng, nói đớ, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội… Bên cạnh đó, phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe, nhận thức và khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khi gặp 4 dấu hiệu dưới đây (FAST) cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ não, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp sớm, tránh các di chứng

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ. 
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

 (Tổng hợp)

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement