Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' ở khu vực vừa xảy ra lũ lụt

Sức khỏe

18/11/2020 10:50

Gần 30 bệnh nhân mắc bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" được ghi nhận trong thời gian gần đây, trong đó một nửa bệnh nhân đến từ vùng lũ miền Trung.

"Vi khuẩn ăn thịt người" xuất hiện sau lũ

Bệnh viện Trung ương Huế cho biết thời gian gần đây số bệnh nhân mắc bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" tăng đột biến.

Theo thống kê, đã có 28 ca bệnh nhân nhập viện, trong đó có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...  Riêng tại Thừa Thiên - Huế, ghi nhận bệnh nhân đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy...

 Bệnh nhân Whitmore được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BVCC.
 Bệnh nhân Whitmore được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BVCC.

Bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh Melioidosis (tức bệnh "vi khuẩn ăn thịt người) do trực khuẩn Burkhoderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong đất, nước bẩn, trong các cánh đồng lúa gạo, và các vùng nước tù đọng trong khu vực mưa lũ... rồi lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.

Do đó, số bệnh nhân Whitmore tăng đột biến trong thời gian từ tháng 9, 10 và 11 tại Viêt Nam hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì yếu tố gây bệnh có liên quan chặt chẽ và tỷ lệ thuận với lượng mưa hàng năm; đặc biệt tăng cao sau lũ lụt do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh nên đến đi khám trễ khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... Các bác sĩ cho biết những ca này điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.

"Vi khuẩn ăn thịt người" từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể chủ yếu qua những vị trí da bị xây xước hoặc qua các vết thương do tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao...). Hoặc hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore. Tại chỗ xâm nhập chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp-xe lớn.

Ở người có sức đề kháng kém như người đang mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc người nghiện rượu, nghiện ma túy... khi vi khuẩn xâm nhập máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết nặng.

Vi khuẩn theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể nhất là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp-xe từ nhỏ đến lớn hoặc có thể liên kết với nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng có thể sốc nhiễm khuẩn gây suy nhiều cơ quan, nhiều tạng, bệnh có tiên lượng xấu, dễ tử vong.

Ở Việt Nam, bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người" lần đầu tiên ghi nhận là vào năm 1925.

Thời gian ủ bệnh từ 1-21 ngày, tỷ lệ tử vong trung bình là 40% - 60%. Khoảng 70% số lượng ca Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”

Dấu hiệu nhận biết bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore: Người mắc bệnh Whitmore thường có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, đau ngực, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật.

Bệnh Whitmore biểu hiện ở các vị trí khác nhau nên dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau như: 

Nhiễm trùng phổi: Tác động của nhiễm trùng phổi có thể từ viêm phế quản nhẹ đến viêm phổi nặng với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.

Nhiễm trùng cục bộ: Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai.

Nhiễm trùng trên da (viêm mô tế bào) với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.

Nhiễm trùng máu: Nếu vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào máu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với các triệu chứng gồm: sốt cao rét run, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ, vết loét có mủ trên da…

Nhiễm trùng lan tỏa: Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở các bộ phận khác nhau (ngực, dạ dày, cơ, khớp).

Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết "vi khuẩn ăn thịt người". 

Cách phòng ngừa bệnh Whitmore

Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh Whitmore nên những người sống ở khu vực có nhiều vi khuẩn gây bệnh hoặc công việc thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm, cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách: Mang giày, ủng và găng tay bảo hộ khi làm việc ở môi trường nước.

Tránh tiếp xúc với những nơi có nguồn nước, đất bị ô nhiễm nếu mắc bệnh tiểu đường, viêm thận mãn tính có vết xước, hay vết thương hở trên da.

Tránh ra đường trong mùa mưa bão, nước ngập vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thể sống rất lâu trong môi trường này; hoặc che chắn, băng bó vết thương cẩn thận nếu phải ra ngoài lúc trời mưa bão.

Nhân viên y tế nên đeo khẩu trang, găng tay và áo khoác diệt khuẩn khi làm việc. Luôn khử trùng thớt, dao và thường xuyên thay miếng rửa chén trong gia đình Uống nước đun sôi, nước đóng chai.

Nếu nghi ngờ mắc bệnh Whitmore, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement