Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh báo giá dầu có thể đạt 200 USD/thùng nếu Nga bị cấm vận năng lượng

Ông Scott Sheffield, Giám đốc điều hành công ty khai thác dầu đá phiến lớn nhất Mỹ Pioneer Natural Resources, đã cảnh báo kịch bản này nếu phương Tây cấm dầu và khí đốt của Nga.

Theo đài RT, ông Sheffield nhận định: “Nếu thế giới phương Tây thông báo rằng chúng ta sẽ cấm dầu và khí đốt của Nga, thì giá dầu sẽ tăng lên 200 USD/thùng, có thể như vậy, rất dễ tăng lên mức 150 USD đến 200 USD”.

Theo ông Sheffield, Mỹ sẽ không thể thay thế nguồn cung cấp dầu thô từ Nga trong năm 2022, đồng thời nhấn mạnh rằng sẽ mất nhiều tháng dầu đá phiến của Mỹ mới thúc đẩy sản lượng của nước này.

cdnmedia.baotintuc.vn-upload-essozh9ievhxwo8bh87q-files-2022-03-6-_giankhoan6322(1).jpg
Giàn khoan dầu tại Three Rivers, Texas, Mỹ, ngày 24/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ông giải thích: Các nhà sản xuất Mỹ gặp cản trở vì các hạn chế trong chuỗi cung ứng cũng như vì Phố Wall đòi hỏi các nhà khai thác sử dụng tiền thu được từ giá dầu tăng để trả cổ tức thay vì khoan thêm giếng dầu. Ông nói: “Chúng ta không thể thay đổi trong năm nay. Kế hoạch sẽ mất từ hai đến ba năm mới thực hiện được. Bởi vì với ngành đá phiến ở Mỹ, ngay cả khi có thêm giàn khoan… thì cũng phải mất 6 đến 8 tháng mới có được sản phẩm đầu tiên. Có tình trạng thiếu lao động, thiếu kỹ thuật, thiếu giàn khoan, thiếu cát”.

Ngày 4/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bác bỏ lời kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng ngay lập tức đối với Nga, cho rằng hành động như vậy sẽ gây hại cho người Mỹ nhiều hơn là Nga.

Dầu khí là nguồn cung cấp tiền khổng lồ cho Nga và lệnh cấm nhập khẩu sẽ tác động xấu đến nền kinh tế nước này vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Khoảng 3% các chuyến hàng dầu thô nhập khẩu vào Mỹ đến từ Nga trong năm ngoái. Nga chiếm khoảng 10% nguồn cung dầu toàn cầu và là nhà sản xuất lớn thứ ba sau Mỹ và Saudi Arabia. Một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Thượng viện đã công bố dự luật hôm 3/3 nhằm ngăn chặn việc Mỹ nhập khẩu dầu của Nga.

Chú thích ảnh
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Montpellier, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, giá dầu thế giới tăng mạnh trong các phiên giao dịch gần đây khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang và người mua trên thị trường không muốn mua dầu từ Nga.

Khép lại phiên 4/3, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 6,9% lên 118,11 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 7,4% và đóng phiên ở mức 115,68 USD/thùng. Các mức đóng phiên ngày 4/3 là mức đóng phiên cao nhất kể từ tháng 3/2013 đối với dầu Brent và kể từ tháng 9/2008 đối với dầu WTI. Trong tuần qua, giá dầu Brent đã có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 5/2012 và dầu WTI lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008.

Giá dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất kể từ giữa năm 2020, khi giá dầu Brent tăng 21% còn giá dầu WTI tăng 26%. Giá dầu tăng mạnh trong suốt cả tuần qua, khi Mỹ và các nước đồng minh ban hành các lệnh trừng phạt đối với Nga và chặn nhiều ngân hàng của nước này khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, có thể gây gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.

Tuần vừa qua, giá dầu chỉ giảm xuống trong một phiên duy nhất ngày 3/3, với mức giảm 2% giữa những kỳ vọng Mỹ và Iran sẽ sớm nhất trí về một thỏa thuận hạt nhân và gia tăng nguồn cung dầu cho thị trường toàn cầu.

Dù không nhằm trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu dầu khí của Nga, nhưng các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn tác động mạnh đến ngành dầu nói chung và làm trầm trọng hơn tình hình thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu trong vài tháng tới.

Chú thích ảnh
Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 2/3/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Nga xuất khẩu 4-5 triệu thùng dầu mỗi ngày, và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia. Các nhà giao dịch gần như không thể bán được dầu của Nga trong cả tuần qua. Ngày 4/3, Shell PLC là đơn vị đáng chu ý duy nhất mua dầu của Nga với mức giá thấp hơn dầu Brent vật lý đến 28 USD.

Tình hình bất ổn này có thể còn tiếp diễn. Dưới áp lực từ các nghị sỹ ở lưỡng đảng, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét các phương án cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Theo một khảo sát của hãng tin Reuters/Ipsos, phần lớn người dân Mỹ, 80% số người tham gia khảo sát, ủng hộ ý tưởng cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trong khi đó, Anh sẽ nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga ở các đợt trừng phạt tiếp theo trong tương lai, còn Canada trong tuần này đã cấm nhập khẩu dầu của Nga. Nhiều công ty lọc dầu đã ngừng mua dầu của Nga, còn công ty thương mại cũng không muốn giao dịch với những người bán ở Nga do lo ngại các lệnh trừng phạt.

Chú thích ảnh
Một giếng dầu ở Dyurtyuli, CH Bashkortostan, LB Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Nga đang đối mặt với nguy cơ gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa, từ dầu đến ngũ cốc, sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn với Nga và loại nhiều ngân hàng của nước này khỏi hệ thống SWIFT.

Chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank (Đức) Carsten Fritsch cho biết Nga có thể đáp trả các biện pháp này bằng cách giảm hay thậm chí là ngừng hoàn toàn hoạt động xuất khẩu năng lượng sang châu Âu.

Goldman Sachs dự đoán giá các loại hàng hóa mà Nga là nhà sản xuất lớn sẽ tăng mạnh từ giờ, trong đó ngân hàng này đã nâng mức giá dự đoán của dầu Brent từ 95 USD/thùng lên 115 USD/thùng.

Nhu cầu dầu thô trên toàn thế giới đã gần chạm các mức trước đại dịch, trong khi nguồn cung thiếu hụt, khiến nhiều nước lớn phải dùng đến kho dự trữ chiến lược để xoa dịu tình hình trước mắt. Nhưng việc các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhất trí giải phóng 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ chiến lược đã không thể trấn an thị trường, và giá dầu vẫn tiếp tục nới rộng đà tăng.

THÙY DƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement