23/10/2020 10:42
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể tác động đến thương vụ bạc tỷ của Nvidia - ARM
Huawei cùng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại mạnh mẽ với các cơ quan quản lý nước này về thương vụ Nvidia - ARM, đây là thương vụ trị giá 40 tỷ USD.
Theo Bloomberg, báo cáo còn cho biết thêm rằng các công ty đang vận động các cơ quan quản lý hủy bỏ thỏa thuận hoặc áp đặt các điều kiện để đảm bảo quyền tiếp cận công nghệ ARM cho các công ty Trung Quốc.
Các công ty Trung Quốc lo ngại việc thỏa thuận Nvidia có thể buộc ARM cắt đứt quan hệ với các khách hàng cũng như quyền tiếp cận các công nghệ mới đối với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc và công ty thiết kế chip Anh quốc khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng gia tăng.
ARM được coi là viên ngọc quý trên vương miện của ngành công nghiệp công nghệ Anh. Kiến trúc chip tiết kiệm năng lượng của hãng được sử dụng trong 95% điện thoại thông minh trên thế giới, ngoài ra còn có chip máy chủ, ứng dụng AI, và 95% chip được thiết kế ở Trung Quốc.
Kiến trúc và thiết kế bán dẫn của ARM là nền tảng cho một số sản phẩm, bao gồm bộ vi xử lý trên điện thoại thông minh, chip máy chủ, ứng dụng AI. Ảnh: Bloomberg |
Trung Quốc có thể sử dụng quyền lực của mình đối với thỏa thuận này vì đây là thị trường lớn nhất thế giới về chất bán dẫn, mỗi năm họ nhập khẩu chip trị giá khoảng 300 tỷ USD.
Sự phụ thuộc này có thể thuyết phục các cơ quan quản lý ở Trung Quốc cố gắng đạt được những nhượng bộ từ Nvidia để duy trì mối quan hệ với ARM - ví dụ như giữ cho công ty này độc lập và tách biệt so với công ty Mỹ.
Trung Quốc hoàn toàn có thể đe dọa thương vụ trị giá 40 tỉ USD của Nvidia - ARM. Nguyên nhân, ARM đã cùng Công ty CP tư nhân Trung Quốc Hopu Investments liên doanh trong công ty mang tên ARM Technology Trung Quốc. Công ty liên doanh này có trụ sở chính tại Thượng Hải, đồng nghĩa với việc các cơ quan quản lý của Trung Quốc sẽ có quyền xem xét thương vụ Nvidia mua ARM.
CEO Nvidia Corp Jensen Huang kỳ vọng việc công ty mua lại Arm sẽ dẫn đến những đổi mới mới trong ngành công nghiệp bán dẫn. Ảnh: AP |
Chính quyền Bắc Kinh đã từng khiến công ty Mỹ khác là Qualcomm từ bỏ việc mua lại nhà sản xuất chip Hà Lan NXP Semiconductors vào năm 2018 sau khi không nhận được sự chấp thuận từ Trung Quốc trong hơn 21 tháng.
Phân tích viên của Bloomberg Intelligence, Jennifer Rie và Aitor Ortiz nhận xét: "Việc xin giấy phép ở Trung Quốc chắc chắn là thử thách khó khăn và tốn thời gian nhất... Rất khó để dự đoán liệu thương vụ có thể hoàn tất hay không. Tuy nhiên, khả năng áp đặt các điều kiện có lợi cho các công ty Trung Quốc có thể được xem là con đường tốt hơn".
Nvidia hôm 13/9 thông báo đã mua lại công ty thiết kế chip ARM từ SoftBank (Nhật Bản) với giá 40 tỷ USD nhưng vẫn hoạt động như hiện tại thay vì sáp nhập. ARM là một công ty trung lập trong ngành công nghiệp điện toán và di động, cung cấp công nghệ của mình cho các khách hàng như Apple, Huawei, MediaTek, Qualcomm, Samsung.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc sắp về tay NNvidia - một công ty chuyên về sản xuất chip đồ họa (GPU) của Mỹ - khiến tính trung lập của ARM bị nghi ngờ.
Giao dịch được đề xuất sẽ cần sự chấp thuận theo quy định của Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc, tuyên bố chung cho biết. Nvidia có trụ sở tại Mỹ, trong khi Arm có trụ sở chính tại Anh, nhưng cả hai đều có văn phòng tại EU, Trung Quốc và các khu vực khác.
Trụ sở chính của nhà thiết kế bán dẫn người Anh Arm tại thành phố Cambridge, cách London khoảng 89 km về phía bắc. Ảnh: Wikipedia |
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Chất bán dẫn Bắc Kinh Zhu Jing, không thể tin tưởng vào một công ty Mỹ có quyền sở hữu ARM. "Hãy xem cách Mỹ đối xử với Huawei. Nếu ARM được mua lại bởi một công ty Mỹ, mọi người sẽ lo lắng", ông Jing nói
Trong khi đó, các quan chức và chuyên gia trong ngành công nghiệp chip Hàn Quốc cho rằng việc mua ARM sẽ tăng cường sự cạnh tranh của Nvidia với Samsung, Qualcomm cùng những đối thủ. Đồng thời, thương vụ có thể gây lo ngại về việc ARM có thể tăng phí cấp phép cho các đối thủ cạnh tranh của Nvidia.
Cơ quan giám sát Trung Quốc vẫn chưa xem đơn xin chính thức để phê duyệt thỏa thuận nhưng nó có khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của nước này. Mặc dù cả hai công ty - Nvidia và ARM đều nói rằng họ tự tin để thỏa thuận được thông qua, nhưng có thể dễ dàng thấy mất hơn một năm để có được các phê duyệt cần thiết.
Nvidia có lợi gì khi mua lại ARM? Đang dẫn đầu thị trường họa đồ GPU cho máy tính điện tử, không có Nvidia không thể có hình ảnh trên máy tính, điện thoại và cũng không thể có các trò chơi điện tử. Công ty Mỹ có trụ sở tại Santa Clara bang California này đang kiểm soát đến 80% thị phần trên thế giới nhờ là một trong những tên tuổi hiếm hoi có thể xử lý cùng lúc “hàng tỷ dữ liệu”. Nhưng Nvidia nhìn xa hơn nữa và trông thấy những lợi thế một khi làm chủ được ARM : thứ nhất, củng cố thêm thế thượng phong trong hai lĩnh vực khác đó là trí thông minh nhân tạo (AI) và các data center tức là những trung tâm lưu trữ và xử ký các dữ liệu cho khách hàng, thứ hai, hãng Anh sẽ là một loại “vũ khí” giúp Nvidia qua mặt luôn cả một số đối thủ Mỹ như Intel hay AMD. |
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp